Giáo án khối 4 - Tuần 4 - Môn Tự nhiên xã hội

I. Mục tiêu:

Sau bài học, học sinh có khả năng:

 - Phân tích được các hoạt động phản xạ

 - Nêu được một số ví dụ về những phản xạ tự nhiên thường gặp trong đời sống.

 - Thực hành một số phản xạ

II. Đồ dùng dạy học:

 - Các hình trong SGK trang 28 - 29

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc6 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 943 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án khối 4 - Tuần 4 - Môn Tự nhiên xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TNXH: HOẠT ĐỘNG THẦN KINH I. Mục tiêu: Sau bài học, học sinh có khả năng: - Phân tích được các hoạt động phản xạ - Nêu được một số ví dụ về những phản xạ tự nhiên thường gặp trong đời sống. - Thực hành một số phản xạ II. Đồ dùng dạy học: - Các hình trong SGK trang 28 - 29 III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Bài cũ: Cơ quan thần kinh 1. Cơ quan thần kinh gồm có những bộ phận nào ? 2. Não và tuỷ sống có vai trò gì ? * Giáo viên nhận xét - tuyên dương B. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài: Trong cuộc sống hằng ngày, mỗi khi gặp một kích thích bất ngờ từ bên ngoài, cơ thể phản ứng lại một cách rất nhanh. Ví dụ: Khi có một hạt bụi bay vào mắt, tự nhiên mắt nhắm lại. Vì sao vậy? bài hôm nay sẽ giúp các em hiểu điều đó. 2. Hướng dẫn học sinh quan sát Hoạt động 1: Làm việc với SGK a. Mục tiêu: - Phân tích được hoạt động phản xạ - Nêu được một vài ví dụ về những phản xạ thường gặp trong đời sống. b. Cách tiến hành Bước 1: Nhóm đôi - Yêu cầu học sinh quan sát hình 1a, 1b và đọc mục bạn cần biết để trả lời câu hỏi. Hỏi: Điều gì xảy ra khi tay chạm phải vật nóng ? - Bộ phận nào của cơ quan thần kinh đã điều khiển tay ra rụt lại khi chạm vào vật nóng ? - Hiện tượng tay chạm vào vật nóng đã rụt ngay lại được gọi là gì ? - Phản xạ là gì ? Nêu vài ví dụ về phản xạ trong cuộc sống ta thường gặp ? Bước 2: Cả lớp làm việc * Giáo viên chốt ý: Trong cuộc sống khi gặp một kích thích từ ngoài vào, cơ thể tự động phản ứng rất nhanh. Phản ứng đó ta gọi là phản xạ. - Tuỷ sống là trung ương thần kinh điều khiển hoạt động phản xạ. * Hoạt động 2: " Trò chơi" Thử phản xạ đầu gối và ai phản ứng nhanh. a. Mục tiêu: Có khả năng thực hành một số phản xạ. b. Cách tiến hành: - Trò chơi 1: Thử phản xạ đầu gối Bước 1: Giáo viên hướng dẫn - Giáo viên dùng cạnh bàn tay đánh nhẹ vào đầu gối phía dưới xương bánh chè. Bước 2: Học sinh thử phản xạ theo nhóm tổ. * Bác sĩ thường sử dụng phản xạ đầu gối để kiểm tra chức năng hoạt động của tuỷ sống những người bị liệt thường mất khả năng phản xạ đầu gối. * Trò chơi 2: "Ai phản ứng nhanh" Bước 1: Hướng dẫn cách chơi - Người chơi đứng thành vòng tròn dang 2 tay, bàn tay trái ngửa, ngón trỏ của bàn tay phải để lên lòng bàn tay trái của người bên cạnh. - Trò hô: "Chanh" cả lớp hô " Chua" tay vẫn nguyên vị trí hướng dẫn nếu ai rụt tay lại là thua. - Trò hô: "Cua" cả lớp hô "Cắp" đồng thời tay trái nắm lại để " Cắp" và tay phải sẽ rụt thật nhanh ra để không bị người khác "Cắp". Ai để bị "Cắp" là thua Bước 2: Giáo viên cho HS chơi Bước 3: Kết thúc trò chơi 5. Củng cố - dặn dò: - Ai nhắc lại nội dung bài học hôm nay cho cô ? Dặn dò: Về nhà học bài Bài sau: Hoạt động thần kinh (tt) - Gồm có bộ não nằm trong hộp sọ, tuỷ sống nằm trong cột sống và các dây thần kinh. - Não và thuỳ não là cơ quan trung ương thần kinh điều khiển mọi hoạt động của cơ thể. - HS quan sát và phân tích - Các nhóm đôi cùng nhau quan sát hình 1a, 1b. - Đọc mục bạn cần biết trang 28 - Khi vật nóng chạm phải vào tay lập tức tay ta rụt lại ngay. - Tuỷ sống đã điều khiển tay ta rụt lại khi chạm vào vật nóng. - Hiện tượng tay ta vừa chạm vào vật nóng rụt lại ngay gọi là phản xạ. - Trong cuộc sống khi gặp một kích thích bất ngờ từ bên ngoài, cơ thể tự động phản ứng rất nhanh. Phản ứng đó ta gọi là phản xạ. Ví dụ: Khi vá quần áo vô tình bị kim đâm vào tay ta rụt lại ngay. Đang đi một quả bóng bay vào mặt, ta vội tránh ngay. - Đại diện số học sinh trình bày - Lớp bổ sung. - 1 học sinh lên bảng, yêu cầu em ngồi trên ghế cao trước lớp chân buông thẳng ( hình SGK) - Cẳng chân em đó bật ra phía trước. - Các nhóm thực hành thử phản ứng. Bạn này ngồi buông thẳng chân, bạn kia đánh vào gối ngược lại. - Học sinh theo dõi cách chơi - Lớp thử làm một lần - Lớp thử làm một lần - Học sinh chơi thử sau chơi thật vài lần - Học sinh thua cuộc bị phạt hát, múa một bài rồi có quyền chuyển cho bạn khác. - Vài em nhắc: Phân tích được hoạt động phản xạ. - Nêu được ví dụ những phản xạ tự nhiên thường gặp trong cuộc sống. TNXH: HOẠT ĐỘNG THẦN KINH (TT) I. Mục tiêu: Sau bài học, học sinh biết: - Vai trò của não trong việc điều khiển mọi hoạt động có suy nghĩ của con người. - Nêu một số ví dụ cho thấy não điều khiển, phối hợp mọi hoạt động của cơ thể. II. Đồ dùng dạy học - Các hình trong SGk trang 30 - 31 III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: (5') - Thế nào gọi là phản xạ ? Cho ví dụ . - Điều khiển mọi hoạt động phản xạ của cơ thể là do não hay tuỷ sống điều khiển? Cho ví dụ ? * Giáo viên nhận xét đánh giá - tuyên dương. B. Dạy học bài mới: 1. Giới thiệu bài: Các em đã học và biết tuỷ sống là cơ quan trung ương điều khiển mọi hoạt động của cơ thể. Còn điều khiển mọi hoạt động có suy nghĩ của con người do cơ quan điều khiển. Bài học hôm nay giúp chúng ta hiểu điều đó. * Giáo viên nhận xét ghi đề 2. Hướng dẫn học sinh quan sát SGK Hoạt động 1: Làm việc với SGK a. Mục tiêu: Phân tích được vai trò của não trong việc điều khiển mọi hoạt động suy nghĩ của con người. Bước 1: Hoạt động nhóm - Giáo viên chia lớp 8 nhóm giao phiếu học tập, giao nhiệm vụ. * Nhóm 1 +2: Quan sát hình a, b trang 30 - Khi giẫm phải đinh Nam có phản ứng gì - Phản ứng co chân của Nam do tuỷ sống hay não điều khiển ? * Nhóm 3 + 4: Quan sát hình b,c trang 30 - Sau khi giẫm đinh Nam đã làm gì ? - Nam lấy đinh ra và vứt cây đinh vào đâu ? Việc làm đó có tác dụng gì ? * Nhóm 5 + 6: Theo em não hay tuỷ sống đã điều khiển hoạt động suy nghĩ và điều khiển Nam vứt đinh vào sọt rác ? * Nhóm 7 + 8: Bổ sung ý kiến còn thiếu sót của các nhóm Bước 2: Làm việc cả lớp * Giáo viên chốt ý: a. Giẫm đinh Nam co chân lên là phản ứng đó gọi là phản xạ. b. Hoạt động co chân lên của Nam là do tủy sống điều khiển. c. Nam suy nghĩ nếu vứt đinh ra đường sẽ có người giẫm đinh như Nam. Nên Nam vứt đinh vào sọt rác. Hoạt động đó của Nam do não bộ điều khiển. Hoạt động 2: Thảo luận a. Mục tiêu: Nêu được ví dụ cho thấy não điều khiển phối hợp các cơ quan khác nhau cùng hoạt động trong một lúc. b. Cách tiến hành Bước 1: Làm việc cá nhân - Giáo viên yêu cầu * Trò chơi: " Thử trí nhớ" - Giáo viên yêu cầu - Giáo viên để một khay đồ dùng học tập: Bút chì, thước kẻ, cam pa, tẩy, phấn, giẻ lau......... 3. Củng cố - dặn dò: - Bài học hôm nay nói lên điều gì ? Bài sau: Vệ sinh thần kinh - Trong cuộc sống khi gặp một kích thích bất ngờ từ bên ngoài, cơ thể tự động phản ứng lại rất nhanh. Những phản ứng như thế gọi là phản xạ. Ví dụ: Khi chạm vào vật nóng ta rụt tay lại ngay. - Điều khiển mọi hoạt động phản xạ của cơ thể là do tuỷ sống là cơ quan trung ương điều khiển. Ví dụ: Con ruồi bay qua mắt, ta nhắm mắt lại. - Học sinh đọc lại đề bài - Trưởng nhóm nhận phiếu chuẩn bị thảo luận theo yêu cầu trong phiếu. - Nam lập tức co chân lên - Khi bất ngờ giẫm phải đinh Nam lập tức co chân lên. Hoạt động này do tuỷ sống trực tiếp điều khiển. - Nam co chân lên và rút đinh ra khỏi chân. - Rút đinh ra khỏi dép Nam vứt cây đinh vào sọt rác. Việc làm đó của Nam giúp cho người khác không giẫm đinh như Nam nữa. - Theo em não là cơ quan điều khiển hoạt động suy nghĩ của Nam khiến bạn phải vứt đinh vào sọt rác để người khác không giẫm đinh như Nam. - Bổ sung các nhóm bạn - Đại diện các nhóm trình bày trước lớp - Nhóm 7 + 8 bổ sung - Học sinh mở SGk xem hình 2/31 - Một em đọc ví dụ khi viết chính tả lớp đọc thầm. * Một em hỏi; Khi viết chính tả những bộ phận nào của cơ thể làm việc / - Một em trả lời: Khi viết chính tả tai nghe, mắt phải nhìn, tay viết, đầu suy nghĩ. Một em hỏi: Bộ phận nào của cơ quan thần kinh điều khiển tai, mắt, tay......phối hợp làm việc cùng một lúc. * Một em trả lời: Não không chỉ điều khiển phối hợp mọi hoạt động của cơ thể giúp ta học và ghi nhớ. - Một em xung phong trình bày trước lớp. Ví dụ: Tập thể dục buổi sáng hoặc đứng lên khi cô giáo hỏi bài là hoạt độngchứng tỏ vai trò của não trong việc điều khiển phối hợp mọi hoạt động của cơ thể. - Một tổ cử 3 em lên bảng - Học sinh quan sát trong 1 phút nhớ viết ra giấy hoặc nói trực tiếp đúng nhiều từ tổ đó sẽ thắng. - Vai trò của não trong việc điều khiển mọi hoạt động suy nghĩ của con người và nêu lên được ví dụ cho thấy não điều khiển phối hợp mọi hoạt động của cơ thể.

File đính kèm:

  • docTNXH. KHANH.doc