I/ Mục đích yêu cầu:
1) Nắm được 1 kiểu so sánh: So sánh sự vật với con người .
2) Ôn tập về từ chỉ hoạt động, trạng thái: Tìm đựơc các từ chỉ hoạt động, trạng thái trong bài tập đọc, bài tập làm văn.
II/ Đồ dùng dạy học:
- 4 băng giấy, mỗi băng giấy viết 1 câu thơ, khổ thơ ở BT1
- Giấy A4, băng dính, bút dạ.
III/ Các hoạt động dạy học:
14 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 852 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án khối 4 - Tuần 4 - Môn Luyện từ và câu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ều đó.
Luyện đọc:
GV đọc mẫu
HD HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ
Đọc từng câu
Đọc từng đoạn trước lớp
( Chia bài thành 2 đoạn )
Giải nghĩa từ: kiệt sức, kiệt lực
Đọc từng đoạn trong nhóm
GV cho 2 nhóm tiếp nối nhau đọc 2 đoạn
GV cho HS thi đọc.
HD tìm hiểu bài:
Cho HS đọc thầm, TLCH
Lừa khẩn khoản xin ngựa điều gì?
Vì sao Ngựa không giúp Lừa?
Câu chuyện kết thúc như thế nào?
Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
+ GV chốt lại: Bạn bè phải thương yêu, giúp đỡ nhau lúc khó khăn, hoạn nạn. Giúp bạn nhiều khi chính là giúp mình, bỏ mặc bạn chính là làm hại mình.
+ GV hỏi: Các em có khi nào từ chối giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn không?
Luyện đọc:
GV đọc mẫu 1 đoạn trong bài
HD HS đọc đúng lời ngựa và lừa
( Lời Lừa: Chị Ngựa ơi! Chúng ta là bạn đường. Chị mang đỡ tôi với, dù chỉ chút ít thôi cũng được. Tôi kiệt sức rồi)
(Lời Ngựa: + Thôi, việc ai người ấy lo. Tôi không giúp được chị đâu.
+ Ôi, tôi mới dại dột làm sao! Tôi đã không muón giúp Lừa dù chỉ chút ít, nên bây giờ phải mang nặng gấp đôi).
- GV nhận xét, bình chọn cá nhân và tốp đọc hay nhất.
Củng cố- Dặn dò:
GV nhắc HS ghi nhớ điều câu chuyện muốn nói với các em
Chuẩn bị bài sau: Bận
2 HS lên kể
HS theo dõi.
- HS tiếp nối nhau đọc thành câu.
HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn.
- 1 HS đọc phần chú giải
HS đọc nhóm đôi
2 nhóm tiếp nối nhau đọc 2 đoạn
2 HS thi đọc cả bài.
- HS đọc thầm đoạn 1 trả lời
( Lừa xin ngựa mang đỡ dù chỉ chút ít đồ).
( Ngựa lười không muốn chở nặng thêm. Ngựa ích kỉ,chỉ nghĩ đến mình).
HS đọc thầm đoạn 2 trả lời
( Lừa kiệt lực, ngã và chết. Người chủ chất tất cả đồ đạc từ lưng Lừa sang lưng Ngựa. Ngựa phải chở đồ rất nặng, ân hận vì đã không chịu giúp lừa).
1 HS giỏi đọc lời than của Ngựa. Cả lớp suy nghĩ, trả lời.
Phải thương bạn, giúp bạn lúc bạn gặp khó khăn.
Giúp bạn chính là giúp mình.
HS phát biểu.
HS đọc
- Giọng khẩn khoản
- Giọng ngại ngùng
- Giọng ân hận
- Một vài tốp HS ( mỗi tốp 3 em) phân vai ( người dẫn chuyện, lừa, ngựa) thi đọc toàn truyện.
Lớp nhận xét
Thứ hai, ngày 10 tháng10 năm 2005
Tuần 7:
Tập đọc - kể chuyện
Trận bóng dưới lòng đường
( 2 tiết )
I/ Mục đích yêu cầu:
Tập đọc:
Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
Đọc đúng: ngần ngừ, sững lại, khuỵu xuống, xuýt xoa
Biết đọc lời dẫn chuyện với lời các nhân vật, bước đầu biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp với nội dung từng đoạn.
Rèn kĩ năng đọc hiểu:
Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài: cánh phải, cầu thủ, khung thành, đối phương.
Nắm được cốt truyện và điều câu chuyện muốn nói: không được chơi bóng dưới lòng đường vì dễ gây tai nạn. Phải tôn trọng luật giao thông, tôn trọng luật lệ, quy tắc chung của cộng đồng.
Kể chuyện:
Rèn kĩ năng nói: HS biết nhập vai một nhân vật, kể lại 1 đoạn của câu chuyện.
Rèn kĩ năng nghe
II/ Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Tập đọc
A/ Kiểm tra bài cũ: gọi 3 HS đọc thuộc lòng 1 đoạn của bài “Nhớ lại buổi đầu đi học”
Điều gì gợi tác giả nhớ những kỉ niệm của buổi tựu trường?
Tìm những hình ảnh nói lên sự bỡ ngỡ, rụt rè của đám học trò mới tựu trường?
B/ Dạy bài mới:
Giới thiệu chủ điểm và bài đọc:
Cộng đồng. Mở đầu chủ điểm là truyện đọc “Trận bóng dưới lòng đường”. Trận đấu diễn ra như thế nào và điều đã xảy ra với các bạn nhỏ? Các em hãy cùng theo dõi.
Luyện đọc:
GV đọc toàn bài.
GV hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu đoạn 1.
Cho HS đọc từng câu
- HD HS đọc từ khó: ngần ngừ, sững lại
Đọc cả đoạn trước lớp
GV gọi 2 HS đọc cả đoạn
- HD HS tìm hiểu những từ ngữ khó: cánh phải, khung thành, đối phương, húi cua
Đọc trong nhóm.
- HD HS trả lời câu hỏi:
+ Các bạn nhỏ chơi đá bóng ở đâu?
+ Vì sao trận bóng phải tạm dừng lần đầu?
Gọi 2 HS đọc lại đoạn văn
GV kết hợp nhắc nhở HS nghỉ hơi đúng
c.HS luyện đọc và tìm hiểu đoạn 2
Cho HS tiếp nối nhau đọc từng câu, HD đọc từ khó: khuỵu xuống.
Cho đọc cả đoạn trước lớp
Cho đọc trong nhóm
- HD HS trả lời câu hỏi:
+ Chuyện gì khiến trận bóng phải tạm dừng hẳn?
+ Phản ứng của các bạn nhỏ như thế nào khi tai nạn xảy ra?
Gọi 2 HS đọc lại đoạn văn
GV nhắc các em đọc đúng các kiểu câu kể, câu hỏi.
HS luyện đọc và tìm hiểu đoạn 3
GV gọi HS đọc từng câu
HD HS đọc từ khó: xuýt xoa
GV gọi HS đọc đoạn văn trước lớp
Cho HS đọc trong nhóm
- HD HS trả lời câu hỏi:
+ Tìm những chi tiết cho thấy Quang rất ân hận trước tai nạn do mình gây ra.
+ Câu chuyện muốn khuyên các em điều gì?
GV chốt lại: Câu chuyện muốn khuyên các em: không được chơi bóng dưới lòng đường vì sẽ gây tai nạn cho chính mình, cho người qua đường. Mọi người đều phải tôn trọng luật giao thông, tôn trọng các luật lệ, quy tắc của cộng đồng.
GV kết hợp nhắc nhở các em đọc đúng câu cảm, câu gọi.
Luyện đọc lại: Đọc phân vai
GV nhận xét.
Kể chuyện
GV nêu nhiệm vụ: Mỗi em sẽ nhập vai 1 nhân vật trong câu chuyện, kể lại 1 đoạn của câu chuyện.
Giúp HS hiểu yêu cầu của BT, GV hỏi:
Câu chuyện vốn được kể theo lời ai?
Có thể kể lại từng đoạn của câu chuyện theo lời của những nhân vật nào?
GV nhắc HS thực hiện đúng yêu cầu của kiểu bài tập “nhập vai” 1 nhân vật để kể chuyện.
-GV nhận xét lời kể mẫu, nhắc lại: Kể theo lời nhân vật là cách kể sáng tạo vì câu chuyện được kể dưới cách nhìn sự việc của nhân vật, không còn giống hệt trình tự chuyện, câu chữ cũng thay đổi.
GV cho từng cặp HS tập kể.
GV nhận xét.
* Củng cố dặn dò:
GV nêu: Em nhận xét gì về nhân vật Quang?
GV nhắc HS nhớ lời khuyên của câu chuyện: Về nhà kể lại chuyện cho bạn bè và người thân.
Chuẩn bị bài sau: Lừa và Ngựa
3 HS đọc bài, trả lời câu hỏi
- Lá ngoài đường rụng nhiều vào cuối thu
Bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám đi từng bước nhẹ.
HS theo dõi
HS tiếp nối nhau đọc 11 câu trong đoạn.
HS đọc cá nhân, cả lớp đọc thầm.
- 2 HS đọc cả đoạn trước lớp
1 HS đọc phần chú giải
- Từng cặp HS luyện đọc đoạn văn
Cả lớp đọc ĐT đoạn 1.
HS đọc thầm đoạn văn, TLCH
( Chơi đá bóng dưới lòng đường)
( Vì Long mãi đá bóng suýt tông phải xe máy, may mà bác đi xe dừng kịp. Bác nổi nóng khiến cả bọn chạy tán loạn)
2 HS đọc lại đoạn văn.
HS tiếp nối nhau đọc từng câu
HD đọc cá nhân, cả lớp đọc ĐT
2 HS đọc lại đoạn văn trước lớp
Từng cặp HS luyện đọc đoạn văn
Cả lớp đọc ĐT
HS đọc thầm đoạn văn, trả lời:
( Quang sút bóng chệch lên vỉa hè, đập vào đầu 1 cụ già qua đường, làm cụ lảo đảo ôm đầu, khuỵu xuống)
( cả bọn hoảng sợ bỏ chạy)
2 HS đọc lại đoạn văn.
HS tiếp nối nhau đọc từng câu
HS đọc cá nhân, cả lớp đọc ĐT
2 HS đọc đoạn văn trước lớp
Từng cặp HS luyện đọc trong nhóm
Cả lớp đọc ĐT
HS đọc thầm đoạn văn
HS phát biểu.
- 2 HS thi đọc lại đoạn 3
Một vài tốp HS ( mỗi tốp 4 em) phân vai thi đọc toàn truyện theo vai.
Cả lớp nhận xét bình chọn.
( Người dẫn chuyện )
( đ1: Theo lời Quang, Vũ, Long, bác đi xe máy.
đ2: Theo lời Quang, ông cụ, bác đứng tuổi, bác xích lô ).
-1 HS kể mẫu 1 đoạn theo lời 1 nhân vật ( kể đoạn 1 theo lời bác đi xe máy: Sáng sớm, tôi đi làm. Vừa rẽ vào đoạn đường gần xí nghiệp, tôi ngạc nhiên thấy mấy cậu nhỏ đem bóng ra giữa lòng đường đá. Tôi chưa kịp giảm tốc độ, đã thấy 1 cậu lao đầu vào bánh trước xe tôi. May mà tôi phanh kịp. Cậu bé suýt tông phải xe, mặt tái mét, bỏ chạy. Lũ bạn cũng tớn tác chạy theo. Tôi bực mình, quát ầm lên ).
- Từng cặp HS tập kể:
3 hoặc 4 HS thi kể
Cả lớp nhận xét bình chọn người kể hay nhất.
- HS phát biểu
Thứ năm, ngày 13, tháng 10 năm 2005
Tuần 7: Tập đọc
Bận
I/ Mục đích yêu cầu:
Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
Chú ý các từ ngữ: Bận, chảy, vẫy gió, cấy lúa
Biết đọc bài thơ với giọng vui, khẩn trương, thể hiện sự bận rộn của mọi vật, mọi người.
Rèn kĩ năng đọc hiểu:
Hiểu nghĩa các từ: sông Hồng, vào mùa, đánh thù
Hiểu nội dung bài: mọi người, mọi vật và cả em bé đều bận rộn làm những công việc có ích, đem niềm vui nhỏ góp vào cuộc đời.
Học thuộc lòng bài thơ
II/ Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ bài đọc
III/ Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A/ Kiểm tra bài cũ:
GV gọi HS lên bảng đọc lại truyện: Lừa và Ngựa, TLCH: Truyện khuyên ta điều gì?
GV nhận xét.
B/ Bài mới:
1.Giới thiệu bài: Hôm nay các em sẽ được học một bài thơ ,trong đó, em sẽ thấy ai nấy đều tất bật với công việc. Nhưng bận mà không bực, bận mà vẫn vui. Vì sao vậy?
2.Luyện đọc:
GV đọc mẫu bài thơ
GV HD HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
Gọi HS đọc từng dòng thơ
Gọi HS đọc từng khổ thơ trước lớp.
+ GV kết hợp nhắc các em nghỉ hơi đúng giữa các dòng thơ, khổ thơ.
+ Tìm hiểu nghĩa các từ ngữ: Sông Hồng, vào mùa, đánh thù.
- Đọc từng khổ thơ trong nhóm.
3.HD HS tìm hiểu bài: GV cho HS đọc thầm, trả lời các câu hỏi.
Mọi người, mọi vật xung quanh bé bận những việc gì?
Bé bận những việc gì?
Vì sao mọi người, mọi vật bận mà vui?
GV chốt lại: Mọi người, mọi vật trong cộng đồng xung quanh ta đều hoạt động, đều làm việc. Sự bận rộn của mỗi người, mỗi vật làm cho cuộc đời thêm vui.
4.Học thuộc lòng bài thơ
GV đọc diễn cảm bài thơ
GV HD HS đọc thuộc lòng tại lớp từng khổ thơ, cả bài thơ.
5.Củng cố - dặn dò:
- GV hỏi: Em có bận rộn không? Em thường bận rộn với những công việc gì? Em có bận mà vui không?
Liên hệ giáo dục
Yêu cầu HS về nhà tiếp tục HTL bài thơ
Chuẩn bị bài sau: Các em nhỏ và cụ già
2 HS đọc bài, nói điều câu chuyện muốn khuyên các em
( Bạn bè phải thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau lúc khó khăn )
HS theo dõi
Các em tiếp nối nhau đọc 2 dòng thơ.
HS tiếp nối nhau đọc 3 khổ thơ.
1 HS đọc phần chú giải
- 3 nhóm tiếp nối nhau đọc ĐT 3 khổ thơ.
Cả lớp đọc ĐT cả bài thơ
- HS đọc thầm khổ thơ 1 và 2 TLCH
( Trời thu - bận xanh, sông Hồng - bận chảy, mẹ - bận hát ru, bà - bận thổi nấu )
( Bé bận bú, bận ngủ, bận chơi, tập khóc, cười, nhìn ánh sáng ).
HS phát biểu
+ Vì những công việc có ích luôn mang lại niềm vui.
+ Vì bận rộn luôn chân luôn tay con người sẽ khoẻ mạnh hơn.
+ Vì làm được việc tốt, người ta sẽ thấy hài lòng về mình.
+ Vì nhờ lao động, con người thấy mình có ích, được mọi người yêu mến.
- 1 HS đọc lại
HS đọc i từng khổ, cả bài
HS thi đọc thuộc lòng từng khổ, cả bài thơ.
- HS phát biểu
File đính kèm:
- giao an mon Tieng Viet.doc