I/ Mục đích, yêu cầu :
1. Nắm được tác dụng của việc dùng lời nói và ý nghĩa của nhân vật để khắc hoạ tính cách các nhân vật, nói lên ý nghĩa câu chuyện
2. Bước đầu biết kể lại lời nói, ý nghĩa của nhân vật trong bài văn kể chuyện theo hai cách : trực tiêp và gián tiếp.
3. Giáo dục các em tư duy lô gích về suy nghĩ của nhân vật để kể chuyện tốt.
II Tài liệu và phương tiện :
- Bảng phụ viết nội dung các bài tập 1,2,3 ( phần nhận xét )
- Bảng phụ viết nội dung các bài tập ở phần luyện tập và phiếu học tập ghi nội dung bài tập 1, 2 và BT3
III/ Các hoạt động dạy – học:
7 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1120 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án khối 4 - Tuần 3 - Môn Tập làm văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3
Tập làm văn ( Tiết 5) KỂ LẠI LỜI NÓI, Ý NGHĨA NHÂN VẬT (32)
I/ Mục đích, yêu cầu :
1. Nắm được tác dụng của việc dùng lời nói và ý nghĩa của nhân vật để khắc hoạ tính cách các nhân vật, nói lên ý nghĩa câu chuyện
2. Bước đầu biết kể lại lời nói, ý nghĩa của nhân vật trong bài văn kể chuyện theo hai cách : trực tiêp và gián tiếp.
3. Giáo dục các em tư duy lô gích về suy nghĩ của nhân vật để kể chuyện tốt.
II Tài liệu và phương tiện :
- Bảng phụ viết nội dung các bài tập 1,2,3 ( phần nhận xét )
- Bảng phụ viết nội dung các bài tập ở phần luyện tập và phiếu học tập ghi nội dung bài tập 1, 2 và BT3
III/ Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
A. Kiểm tra bài cũ :
- GV gọi 1 HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ về tả ngoại hình của nhân vật trong bài văn kể chuyện.
- GV gọi HS trả lời câu hỏi khi tả ngoại hình nhân vật, cần chú ý tả những gì ? Lấy ví dụ về cảnh tả ngoại hình nhân vật trong truyện “ Người ăn xin “ để minh hoạ ?
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài : Trong bài văn kể chuyện chúng ta cần phải kể lại lời nói và ý nghĩa của nhân vật . Lời nói và ý nghĩa của nhân vật đóng vai trò quan trọng như thế nào. Tiết học hôm nay giúp các em hiểu rõ điều đó.
2. Phần nhận xét
Bài tập 1 , 2
- GV gọi 1 em đọc yêu cầu bài tập 1, 2
- GV cho cả lớp đọc bài người ăn xin và ghi lại lời nói, ý nghĩa của cậu bé
Hỏi : Lời nói và ý nghĩa của cậu bé nói lên điều gì, về cậu ?
- GV mời HS trả lời : GV chốt ý nghĩa của cậu bé : Chao ôi, ! Cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí biết nhường nào. Cả tôi nữa, tôi cúngvừa nhận được chút gì của ông lão : Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả.
- Lời nói và ý nghĩa của cậu bé nói lên cậu bé là một người nhân hậu giàu lòng trắc ẩn, thương người.
- Bài tập 3 : GV treo bảng phụ đã ghi sẵn hai cách kể lại lời nói ý nghĩa của ông lão bằng 2 loại phấn màu khác nhau.
- GV mời 2 em đọc nội dung BT 2
- GV mời từng cặp HS đọc thầm các câu văn, suy nghĩ, trao đổi, trả lời câu hỏi : lời nói, ý nghĩ của ông lão ăn xin trong cách kể đã cho có gì khác nhau.
- GV chốt ý của các em làm đúng nhất, dán phiếu lên bảng lớp.
Cách 1 : Tác giả dẫn trực tiếp nguyên văn lời của ông lão. Do đó các từ, xưng hô là từ, xưng hô của chính ông lão với cậu bé
Cách 2 : Tác giả thuật lại gián tiếp lời của ông lão. Người kể xưng tôi gọi người ăn xin là ông lão
3. Ghi nhớ :
- GV mời 2-3 em đọc ghi nhớ SGK.
- GV khắc sâu thêm ví dụ : một hiện tượng ngay trong lớp. Nam trách Hà lời nó gián tiếp của Nam. An vội nói : “Mình xin lỗi. Mình không cố ý. Lời nói trực tiếp của Nam.
4. Luyện tập
- Bài tập 1 : GV nhắc lời dẫn trực tiếp thường đặt trong dấu ngoặc kép.
- Nếu lời dẫn trực tiếp là đoạn hay câu thì nó được đặt sau dấu 2chấm phối hợp với dấu gạch ngang đầu dòng hoặc phối hợp với dấu ngoặc kép.
- Lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép hoặc dấu gạch ngang đầu dòng mà có thể thêm từ, bằng dấu hai chấm.
- GV cho HS đọc thầm đoạn văn trao đổi tìmlời dẫn trực tiếp và gián tiểptong đoạn văn.
- Lớp và GV chốt ý
+ Lời dẫn gián tiếp ( câu thứ nhất định nói dối là) bị chó sói đuổi.
+ Lời dẫn trực tiếp là : Còn tớ, tớ sẽ nói là đang đi thì gặp ông ngoại
+ Theo tớ tốt nhất là chúng mình nhận lỗi với bố mẹ.
- Bài tập 2 :
- GV mời 1 em đọc yêu cầu của bài tập 2. Lớp đọc thầm
- GV gợi ý : Muốn chuyển lời dẫn thành trực tiếp thì phải nắm vững đó là lời nói của ai.
+ Khi chuyển phải thay đổi từ xung hô
+ Đặt lời nói trực tiếp sau dấu : xuống dòng
- GV mời 1 HS giỏi làm mẫu với câu 1
- GV cho cả lớp làm vào vở BT2
- GV chốt lại lời giải
* Lời dẫn trực tiếp
Vua nhìn thấy những miếng trầu tên rất khéo léo bên hỏi bà hàng nước xem trầu đó ai têm.
Bà lão bảo chính tay bà têm
- Vua gặng hỏi mãi, bà lão đành nói thật là con gái bà têm
* Lời dẫn trực tiếp
Vua nhìn thấy
- Bài tập 3
- GV gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài
- GV gợi ý : BT này yêu cầu các em làm ngược lại với bài tập trên: Chuyển lời trực tiếp thành lời gián tiếpếau đó tiến hành
+ Thay đổi từ xưng hô
+ Bỏ các dấu “ ”, hoặc gạch ngang đầu dòng, gộp lại lời kể chuyện với lời nói của nhân vật thực hiện tương tự bài tập 2.
- GV gọi 1 HS giỏi làm mẫu 1 lời dẫn trực tiếp thành gián tiếp.
- GV cho HS làm bài vào vở
- GV và HS chốt lại lời giải đúng.
Lời dẫn trực tiếp
Bác thợ hỏi Hoè
- Cháu có thích làm thợ xây không ?
Hoè đáp :
- Cháu thích lắm
5. Củng cố- Dặn dò
- GV nhận xét tiết học
- Về nhà học thuộc nội dung cần ghi nhớ.
- Tìm 1 lời dẫn trực tiếp, 1 lời dẫn gián tiếp bất kỳ.
* Bài sau : Viết thư
- HS trả lời
- HS trả lời : Ông lão trong truyện Người ăn xin : hình dáng lọm khọm, áo quần tả tơi thảm hại, đôi mắt đỏ đọc và giàn giụa nước mắt, đôi môi tái nhợt, bàn tay sưng húp bẩn thỉu.
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập 1,2
- Cả lớp đọc bài : Người ăn xin và ghi lại lời nói và ý nghĩa của cậu bé
- HS làm vào phiếu học tập
- HS trả lời nhiều em
- HS nhắc lại nhiều em cùng ý đúng.
- 2 HS đọc nội dung bài tập 2
- HS trả lời
- HS trả lời nhiều em. Cả lớp nhận xét
2-3 em đọc ghi nhớ SGK
HS đọc thầm đoạn văn và tìm lời dẫn trực tiếp và gián tiếp trong đoạn văn ghi vào phiếu.
- HS trình bày . Lớp nhận xét và chốt ý.
- HS nhắc lại nhiều em
- 1 em đọc yêu cầu bài lớp đọc thầm
- 1 em HS làm mẫu câu 1. Lớp nhận xét nhiều em.
- Lớp làm vào vở BT 2
- HS trình bày kết quả nhiều em
* Lời dẫn trực tiếp
=> Vua nhìn thấy những miếng trầu têm rất khéo bèn hỏi bà hàng nước :
- Xin cụ cho biết ai đã têm trầu này.
-> Bà lão bảo :
+ Tâu bệ hạ trầu do chính già têm đấy ạ
+ Nhà vua không tin, gặng hỏi mãi, bà lão đành nói thật.
- Thưa đó là trầu do con gái già têm
- 1 em đọc . Cả lớp đọc thầm
- 1 em làm mẫu
- Lớp nhận xét nhiều em
- 2 em lên bảng làm
Lời dẫn gián tiếp
-> Bác thợ hỏi Hoè là cậu có thích làm thợ xây không
-> Hoè đáp rằng Hoè thích lắm
Tập làm văn ( Tiết 6) VIẾT THƯ
I/ Mục đích, yêu cầu :
1. HS nắm chắc hơn mục đích của việc viết thư, nội dung cơ bản và kết cấu thông thường của một bức thư.
2.Biết vận dụng kiến thức để viết những bức thư thăm hỏi, trao đổi thông tin.
3. Giáo dục các em biết mở rộng vốn sống thực tế trong giao tiếp.
II Tài liệu và phương tiện :
- Bảng phụ
III/ Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
A. Kiểm tra bài cũ
- GV gọi 1 em đọc ghi nhớ kể lại lời nói, ý nghĩa của nhân vật ?
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài : Ở lớp 3 các em đã được học cách ghi trên phong bì. Bài học hôm nay các em nắm được cách viết một bức thư như thế nào.
2. Phần nhận xét
- GV gọi 1 em đọc lại bài thư thăm bạn.
- GV hỏi : Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để làm gì ?
+ Người viết thư để làm gì ?
+ Để thực hiện mục đích trên, một bức
Thư có nội dung gì ?
=> Qua các nội dung đó có thể viết tách thành từng ý riêng hoặc viết xen kẻ các nội dung đó trong lá thư.
- Qua bức thư đã đọc, em thấy một bức thư thường mở đầu và kết thúc như thế nào ?
- GV gọi HS nhắc lại
3. Phần ghi nhớ
- GV gọi 2-3 em đọc ghi nhớ SGK . Lớp đọc thầm
4. Phần luyện tập
a) Tìm hiểu bài
- GV gọi 1 HS đọc đề bài lớp đọc thầm
- GV gạch chân dưới những từ ngữ quan trọng trong đề bài và
Hỏi :
+ Đề bài yêu cầu em viết thư cho ai ( có thể tưởng tượng ra 1 người bạn như thế để viết thư )
+ Đề bài xác định mục đích viết thư để làm gì ?
+ Thư viết cho bạn cùng tuổi cần dùng từ xưng hô như thế nào ?
+ Cần thăm hỏi bạn những gì ?
+ Cần kể cho bạn những gì về tình hình ở lớp, ở trường hiện nay ?
+ Nên chúc bạn điều gì ?
4. Học sinh thực hành viết thư :
- GV yêu cầu HS viết ra vở nháp những ý cần viết trong lá thư.
- GV cho HS trình bày miệng lá thư.
- GV nhận xét từng em.
- GV yêu cầu HS viết thư vào vở.
- GV gọi vài em đọc lá thư.
- GV chấm chữa 5 bài
5/ Củng cố- dặn dò :
- GV nhận xét tiết học.
- Biểu dường những em viết thư hay
- Về nhà hoàn thành lại lá thư.
* Bài sau : Cốt truyện
- 2 em trả lời.
- 1 em đọc. Lớp đọc thầm “ Thư thăm bạn “ và trả lời câu hỏi SGK.
- Để chia buồn cùng Hồng và gia đình Hồng vừa bị trận lụt, gây đau thương, mất mát lớn.
- Để thăm hỏi, thông báo tin tức cho nhau, trao đổi ý kiến, chia vui, chia buồn, bày tỏ tình cảm với nhau.
- Chào hỏi
- Nêu lý do và mục đích viết thư
- Thăm hỏi tình hình của người nhận thư.
- Thông báo tình hình của người viết thư.
- Nêu ý kiến cần trao đổi hoặc bày tỏ tình cảm với người nhận thư.
- Đầu thư : ghi/ địa điểm, thời gian viết thư. / Lời thưa gửi.
- Cuối thư : Ghi lời chúc, lời cảm ơn, hứa hẹn của người viết thư/ chữ kí và họp tên của người viết thư.
- HS nhắc lại nhiều em
- HS đọc ghi nhớ. Lớp đọc thầm
- Cả lớp đọc thầm lại, tự xác định yêu cầu của đề.
- Một bạn ở trường khác.
- Thăm hỏi và kể cho bạn nghe tình hình ở lớp , ở trường em hiện nay.
- Xưng hô gần gũi, thân mật bạn, cậu, mình, tí.
- Sức khoẻ, việc học ở trường mới : tình hình gia đình, sở thích của bạn : đá bóng, chơi cầu.
- Chúc bạn khoẻ, học giỏi, hẹn gặp lại
- HS viết vào vở nháp.
- HS trình bày miệng lá thư nhiều em.
Lớp nhận xét nhiều em.
- HS viết vào vở.
- 5 em đọc lại lá thư.
File đính kèm:
- Tap lam van.doc