Giáo án khối 4 - Tuần 3 - Môn Lịch sử, địa lý

I/ Mục tiêu : Học xong bài này HS biết

 - Nước Âu lạc là sự nối tiếp cảu nước Văn Lang

 - Thời gian tồn tại của Nước Âu Lạc, tên nước, nơi đóng .

 - Sự phát triển về quân sự của nước Âu Lạc.

 - Nguyên nhân thắng lợi và nguyên nhân thất bại của nước Âu Lạc trước sự xâm lược của Triệu Đà.

 - Giáo dục các em ham học hỏi tìm hiểu về lịch sử truyền thống dựng nước của ông cha ta.

II/ Đồ dùng dạy - học :

 - Lược đồ Bắc Bộ Và Bắc Trung Bộ.

 - Hình ảnh sinh hoạt của một số dân tộc.

 - Phiếu học tập của HS

III/ Các hoạt động dạy – học:

 

doc7 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 912 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án khối 4 - Tuần 3 - Môn Lịch sử, địa lý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 Lịch sử ( Tiết 3) NƯỚC ÂU LẠC ( TR 15) I/ Mục tiêu : Học xong bài này HS biết - Nước Âu lạc là sự nối tiếp cảu nước Văn Lang - Thời gian tồn tại của Nước Âu Lạc, tên nước, nơi đóng . - Sự phát triển về quân sự của nước Âu Lạc. - Nguyên nhân thắng lợi và nguyên nhân thất bại của nước Âu Lạc trước sự xâm lược của Triệu Đà. - Giáo dục các em ham học hỏi tìm hiểu về lịch sử truyền thống dựng nước của ông cha ta. II/ Đồ dùng dạy - học : - Lược đồ Bắc Bộ Và Bắc Trung Bộ. - Hình ảnh sinh hoạt của một số dân tộc. - Phiếu học tập của HS III/ Các hoạt động dạy – học: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh A. Bài cũ - Gọi 3 HS lần lượt lên bảng trả lời. câu hỏi 1,2,3 (SGK) B. Dạy bài mới : * Hoạt động 1 : Làm việc cá nhân + Mục tiêu : các em động não tự mình tìm hiểu được sự giống nhau về cuộc sống của người Lạc Việt và Âu Việt. Bước 1 : GV giao việc cho từng học sinh Bước 2 : GV treo bảng phụ bài tập Bước 3 : Yêu cầu 1 HS đọc sách giáo khoa Bước 4 : Hướng dẫn HS làm bài tập. nhiên và kết hợp giảng . Bước 5 : GV kết luận đúng. + Sống trên cùng một địa bàn x + Đều biết chế tạo đồ đồng x + Đều biết rén sắt x + Đều trồng lúa và chăn nuôi x + Tục lệ có nhiều điểm giống nhau x => Kết luận : Cuộc sống của người Âu Việt và người Lạc Việt có nhiều điểm tương đồng và họ sống hoà hợp với nhau. *Hoạt động 2 Làm việc cả lớp + Mục tiêu : các em xác định nới đóng đô của nước Âu Lạc trên lược đồ. - Yêu cầu HS xác định được nơi đóng đô của nước Âu Lạc trên lược đồ. - GV treo lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. - GV kết luận - Hỏi : So sánh sự khác nhau vè nơi đóng đô của nước Văn lang và nước Âu Lạc GV kết luận - Nêu tác dụng của nỏ thần và thành Cổ Loa * Hoạt động 3: Làm việc cả lớp + Mục tiêu : các em nắm được vì sao xâm lược của quân Triệu Đà lại thất bại. - GV yêu cầu 1 HS đọc SGK :” từ năm 207 TCN ..Phương Bắc “ - GV đặt câu hỏi. - Vì sao cuộc xâm lược của Triệu Đà lại thất bại ? - Vì sao năm 179 TCN nước Âu Lạc lại rơi vào ách đô hộ của phong kiến Phương Bắc ? C. Củng cố. dặn dò - Yêu cầu HS trả lời +Nước Âu Lạc ra đời trong hoàn cảnh nào ? + Em hãy nêu tác dụng của thành Cổ Loa - Yêu cầu HS đọc bài học ghi nhớ. - Nhận xét giờ học * Bài sau : Nước ta dưới ách đô hộ của các Triều đại phong kiến Phương Bắc - 3 HS lần lượt lên bảng trả lời - HS theo dõi. - HS tự làm bài tập điền dấu x vào ¨ để chỉ những điểm giống nhau trong cuộc sống của người Âu Việt và Lạc Việt - HS nêu kết quả làm bài tập các bạn nhận xét kết luận. - HS nhắc lại nhiều em. - HS lên bảng xác định nơi đóng đô của nước Âu Lạc. - Nhiều em. Lớp nhận xét, đánh giá. - HS trả lời, nhiều em. - HS trả lời, lớp nhận xét. - 1 HS đọc bài. Lớp đọc thầm. - Người Âu Lạc đoàn kết một lòng chống giặc, lại có tướng chỉ huy giỏi, vũ khí tốt, thành luỹ kiên cố. - triệu Đà đã dùng kế hoãn binh cho con trai là Trọng Thuỷ sang làm con rể An Dương Vương để điều tra cách bố trí lực lượng và chia rẽ nội bộ những người đứng đầu nhà nước Âu Lạc và năm 179 TCN triệu Đà lại đem quân sang đánh Âu lạc nên An Dương Vương thua trận nhảy xuống biển tự vẫn. Từ đó nước Âu Lạc rơi vào ách đô hộ của các Triều đại phong kiến Phương Bắc. - HS trả lời 2 em - HS trả lời 2 em - 2 em đọc thành tiếng . Lớp đọc thầm Địa lý ( Tiết 3) DÃY NÚI HOÀNG LIÊN SƠN (Tr 70) I/ Mục tiêu : Học xong bài này HS biết - Chỉ vị trí của dãy núi Hoàng Liên Sơn trên lược đồ và bản đồ địa lý tựu nhiên Việt nam. -Trình bày một số đặc điểm của dãy núi Hoàng Liên Sơn ( vị trí, địa hình, khí hậu ) - Mô tả đỉnh núi Phan- Xi- Păng. - Dựa vào lược đồ ( bản đồ), tranh ảnh, bảng đồ số liệu để tìm ra kiên thức. - Giáo dục các em lòng tự hào về cảnh đẹp thiên nhiên của đất nước Việt Nam. II/ Đồ dùng dạy - học : - Bản đồ Địa lý tự nhiên Việt Nam - Tranh ảnh về dãy núi Hoàng Liên Sơn và đỉnh núi Phan- Xi- Păng. III/ Các hoạt động dạy – học: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh A. Bài cũ - Gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi 1. Nêu các bước sử dụng bản đồ ? 2. Em ở thành phố nào ? Và cho biết thành phố em ở tiếp giáp với tỉnh, thành phố nào ? 3. Đọc bài học ghi nhớ. B. Dạy bài mới : 1/ Giới thiệu bài: Các em đã học về cách sử dụng bản đồ. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về đặc điểm và khí hậu của dãy núi Hoàng Liên Sơn nước ta. 2./ Các hoạt động dạy và học Hoàng Liên Sơn – dãy núi cao và đồ sộ nhất Việt Nam *Hoạt động 1 : Làm việc theo từng cặp *Bước 1 : - Giáo viên treo các loại bản đồ lên bảng. - GV chỉ vị trí của dãy núi Hoàng Liên Sơn. - Yêu cầu HS tìm vị trí của dãy núi Hoàng Liên Sơn ở hình 1 SGK. - Yêu cầu HS trả lời lần lượt các câu hỏi. + Kể tên các dãy núi chín ở phái Bắc nước ta trong nhũng dãy núi đó, dãy núi nào dài nhất ? + Dãy Hoàng Liên Sơn nằm ở phía nào của Sông Hồng và Sông Đà ? + Dãy núi Hoàng Liên Sơn dài bao nhiêu km ? rộng bao nhiêu km ? + Đỉnh núi, sườn, và thung lũng ở dãy núi Hoàng Liên Sơn như thế nào ? + Bước 2 : - Yêu cầu : HS trình bày trước lớp - Yêu cầu HS chỉ vị trí dãy núi Hoàng Liên Sơn và mô tả chiều dài, chiều rộng và thung lũng trên bản đồ. - GV giúp HS hoàn chỉnh * Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm. + Mục tiêu : Nắm được vị trí độ cao và đặc điểm của đỉnh núi Phan- xi-Păng. Tiến hành Bước 1 : yêu cầu HS làm việc theo nhóm, theo yêu cầu . - Yêu cầu HS chỉ đỉnh núi Phan-Xi- Păng trên hình 1 và cho biết độ cao của nó. * Hỏi : tại sao đỉnh núi Phan-Xi- Păng được gọi là “ nóc nhà” của Tổ quốc ? - Yêu cầu HS quan sát hình 2 và mô tả đỉnh núi Phan-Xi- Păng Bước 2 : - Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp. - GV giúp HS hoàn thiện phần trình bày. 2. Khí hậu lạnh quanh năm * Hoạt động 3 : Làm việc cả lớp. + Mục tiêu : Các em nắm được khí hậu ở những nơi cao của Hoàng Liên Sơn. Bước 1 : - GV yêu cầu đọc thầm SGK ở mục 2 và cho biết khí hậu ở những nơi cao của Hoàng Liên Sơn như thế nào ? - GV yêu cầu HS trả lời trước lớp - GV nhận xét và hoàn thiện phần trả lời của HS . Bước 2 : - Yêu cầu HS chỉ vị trí của SaPa trên bản đồ tự nhiên Việt nam. - Yêu cầu HS quan sát bảng số liệu về nhiệt độ trung bình ở SaPa. + Hỏi : Em hãy nhận xét về nhiệt độ của Sa Pa vào tháng 1 và tháng 7 => GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện câu trả lời : Sa Pa có khí hậu mát ẻ, phong cảnh đẹp nên đã trở thành nơi du lịch nghỉ mát, lý tưởng của vùng núi phái Bắc. C. Tổng Kết bài học : - yêu cầu HS trình bày lại những đặc điểm tiêu biểu về vị trí, đại hình và khí hậu của dãy núi Hoàng Liên Sơn ? - Gv cho HS xem một số tranh ảnh về dãy núi cao nhất Việt Nam và Đông dương. - Yêu cầu 2 em đọc bài học ghi nhớ. * Bài sau : Một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn bản đồ. - HS lên bảng trả lời. - HS quan sát - HS tìm dãy Hoàng Liên Sơn ở H1 SGK . - HS thảo luận nhóm đôi. - Dãy Hoàng Liên Sơn, dãy Sông Gâm, dãy Ngàn Sơm, dãy Bắc Sơn, dãy Đông Triều. Dãy Hoàng Liên Sơn dài nhất - Nằm giưã sông Hồng và sông Đà -Dài khoảng 180 km, rộng gần 30 km - Có nhiều đỉnh nhọn, sườn núi rất dốc, thung lũng thường hẹp và sâu. - Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận nhóm. - HS nhắc lại, nhiều em - HS chỉ vị trí và mô tả nhiều em - HS hoạt động nhóm. - HS tìm vị trí đỉnh núi Phan- Xi- Păng cao 3143 m. - Độ cao quá cao so với các dãy núi khác, sườn dốc. - Đỉnh nhọn và xung quanh có núi che phủ. - Đại diện các nhóm trình bày trước lớp. Các nhóm khác nhận xét bổ sung. - HS đọc thầm. - Khí hậu lạnh quanh năm nhất là vào mùa đông, đôi khi có tuyets rơi, gió thổi mạnh trên các đỉnh núi, mây mù bao phủ quanh năm. - HS trả lời 1-2 em - HS chỉ vị trí của SaPa trên bản đồ nhiều em, lớp nhận xét. - HS quan sát. - Tháng1 : 9oc - Tháng 7: 200 c - Lớp nhận xét sữa chữa - HS trả lời - 2 HS đọc ghi nhớ

File đính kèm:

  • docLich su, dia ly.doc
Giáo án liên quan