I/ Mục tiêu :
- Sau bài học, HS có thể :
- Kể tên một số thức ăn chứa nhiều chất đạm và một số thức ăn chứa nhiều chất béo.
- Nêu vai trò của chất béo và chất đạm đối với cơ thể
- Xác định được nguồn gố của những thức ăn chứa chất đạm và những thức ăn chứa chất béo.
- Giáo dục các em luôn tự giác ăn đủ chất, đảm bảo dinh dưỡng để cơ thể phát triển tốt.
II/ Đồ dùng dạy - học :
- Tranh phóng to hình 12, 13 SGK
- Phiếu học tập
III/ Các hoạt động dạy học
7 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1092 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án khối 4 - Tuần 3 - Môn Khoa học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3
Khoa học ( Tiết 5) VAI TRÒ CỦA CHẤT ĐẠM VÀ CHẤT BÉO
I/ Mục tiêu :
- Sau bài học, HS có thể :
- Kể tên một số thức ăn chứa nhiều chất đạm và một số thức ăn chứa nhiều chất béo.
- Nêu vai trò của chất béo và chất đạm đối với cơ thể
- Xác định được nguồn gố của những thức ăn chứa chất đạm và những thức ăn chứa chất béo.
- Giáo dục các em luôn tự giác ăn đủ chất, đảm bảo dinh dưỡng để cơ thể phát triển tốt.
II/ Đồ dùng dạy - học :
- Tranh phóng to hình 12, 13 SGK
- Phiếu học tập
III/ Các hoạt động dạy học
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
A. Kiểm tra bài cũ :
- Yêu cầu HS lên bảng trả lời
1. Kể tên các thức ăn, đồ uống em thường dùng vào bữa sáng, trưa, tối ?
2. Nêu tên các thức ăn, đồ uống có nguồn gốc thực vật, và thức ăn có nguòn gốc động vật ?
3. Kể tên một số thức ăn chứa nhiều chất bột đường mà em biết ?
4.Nêu vai trò của chất bột đường đối với cơ thể ?
B.Bài mới
1/ Giới thiệu bài : Hôm trước các em đã học vai trò của các chất đường trong thức ăn. Hôm nay chúng ta tìm hiểu vai trò của các chất đạm, chất béo có trong thức ăn
2. Bài dạy
* Hoạt động 1 : Tìm hiểu vai trò của chất đạm và chất béo
+ Mục tiêu :
- Nói tên vai trò của thức ăn chưa nhiều chất đạm
- Nói tên và vai trò của thức ăn chưa nhiều chất béo.
+ Cách tiến hành:
* Bước 1 : Làm quen việc theo cặp
- Yêu cầu HS nói với nhau tên các thức ăn chứa nhiều chất đạm và chất béo có trong hình 12, 13 SGK và cùng nhau tìm hiểu về vai trò của chất đạm, chất béo ở mục bạn cần biết trang 12, 13 SGK.
* Bước 2 : Làm việc cả lớp
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi
+ Nói tên những thức ăn giàu chất đạm có trong hình 12 SGK
+ Kể tên các thức ăn chứa chất đạm mà các em ăn hằng ngày hoặc các em thích ?
+ Tại sao hằng ngày chúng ta cần ăn thức ăn chưa nhiều chất đạm ?
+ Nói tên những thức ăn giàu chất béo có trong hình 13 SGK ?
+ Kể tên các thức ăn chứa chất béo mà các em ăn hằng ngày hoặc các em thích ?
+ Nêu vai trò của nhóm thức ăn chứa nhiều chất béo ?
=> Sau mỗi câu hỏi GV nhận xét và bổ sung để hoàn chỉnh các câu hỏi
=> Kết luận
- Chất đạm tham gia xây dựng và đổi mới cơ thể lớn lên, thay thế những tế bào già bị huỷ hoại và tiêu mòn trong hoạt động sống . Vì vậy chất đạm rất cần cho sự phát triển của trẻ em. Chất đạm có nhiều ở thịt, cá, trứng, sữa chua, pho mát, đậu, lạc, vừng.
- Chất béo rất giàu năng lượng và giúp cơ thể hấp thụ các vi-ta-min A, D, E, K. Thức ăn giàu chất béo là là : mỡ lơn, bơ, một số thịt, cá, và một số hạt có nhiều dầu như lạc, vừng, đậu nành.
* Hoạt động 2 : Xác định nguồn gốc của các thức ăn chứa nhiều chất đạm và chất béo
+ Mục tiêu : Phân loại các thức ăn chứa nhiều chất đạm và chất béo có nguồn gốc từ động vật và thực vật
+ Cách tiến hành :
- Bước1 : - GV phát phiếu học tập theo nhóm
- Bước 2 : Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả thảo luận nhóm
- Chữa bài tập
Đáp án
Câu 1
TT
Tên thức ăn chứa nhiều chất đạm
Nguồn gốc động vật
Nguồn gốc thựcvật
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đậu nành
Thịt lợn
Trứng
Thịt vịt
Cá
Đậu phụ
Tôm
Thịt bò
Đậu hà lan
Cua, ốc
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
-
Câu 2
TT
Tên thức ăn chứa nhiều chất béo
Nguồn gốc động vật
Nguồn gốc thựcvật
1
2
3
4
5
Mỡ lợn
Lạc
Dầu ăn
Vừng ( mè)
Dừa
x
x
x
x
x
.
=> Kết luận : các thức ăn chứa nhiều chất đạm và chất béo đều có nguồn gốc từ động vật và thực vật
3/ Củng cố- dặn dò :
- Nhận xét, giờ học
* Bài sau : Vai trò của Vi-ta-min
- HS trả lời
- HS lắng nghe.
- HS phát biểu ý kiến
- HS nói với nhau theo cặp
- Thịt lơn, trứng gà, vịt quay, cá, tôm, thịt bò, đậu nành, cua, ốc, lạc, vừng.
- Thịt, cá, trứng, sữa chua, pho mát, đậu, lạc, vừng
- Chất đạm xây dựng và đổi mới cơ thể, tạo ra những tế bào mới làm cho cơ thể lớn lên, thay thế những tế bào già bị huỷ hoại trong hoạt động sống của con người.
- Mỡ lợn, dầu thực vật, dừa , lạc, vừng
- HS trả lời.
- Chất béo rất giàu năng lượng và giúp cơ thể hấp thụ các vi-ta-min.
- HS nghe và nhắc lại
- HS lắng nghe
- HS làm việc với phiếu học tập
- Đại diện nhóm trình bày. Lớp nhận xét, bổ sung
Khoa học ( Tiết 6) VAI TRÒ CỦA VI- TA-MIN
CHẤT KHOÁNG VÀ CHẤT XƠ ( Tr 14)
I/ Mục tiêu :
Sau bài học, HS có thể
- Nói tên và vai trò của các thức ăn chứa nhiều nhiều vi-ta-min, chất khoáng và chất xơ.
- Xác định nguồn gốc của nhóm thức ăn chứa nhiều vi-ta-min, chất khoáng và chất xơ.
- Giáo dục các em luôn tự giác ăn đủ chất, đủ các loại vi- ta- min nhằm đảm bảo dinh dưỡng để cơ thể phát triển tốt.
II/ Đồ dùng dạy - học :
- Tranh vẽ phóng to hình 14,15 SGK
III/ Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
A Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu HS lên bảng trả lời câu hỏi
1. Em hãy nêu vai trò của chất đạm đối với cơ thể.
2. Em hãy nêu vai trò của chất béo đối với cơ thể.
3. Nêu nguồn gốc của các chất đạm, chất béo
2. Dạy bài mới :
a/ Giới thiệu bài mới : Các em đã nắm được vai trò và nguồn gốc của chất béo, chất đạm. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu xem chất vi ta min, chất khoáng và chất xơ có vai trò gì với cơ thể.
b/ Tìm hiểu bài :
* Hoạt động 1 : Trò chơi thi kể tên các thức ăn chứa nhiều chất vitamin, chất khoáng và chất xơ
+ Mục tiêu: - Kể tên một số thức ăn chứa nhiều chất vitamin, chất khoáng và chất xơ
- Nhận ra nguồn gốc các thức ăn chứa chứa nhiều chất vitamin, chất khoáng và chất xơ
+ Cách tíên hành :
Bước 1 : Tổ chức HS hoạt động theo nhóm và hướng dẫn.
- GV chia lớp thành 4 nhóm giao phiếu học tập
- GV hướng dẫn các nhóm hoàn thiện bảng sau theo phiếu học tập
Bước 2 : yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ
Bước 3 : Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả thảo luận nhóm .
- GV giúp HS hoàn thành bảng tổng hợp ở phiếu học tập
Tên thức ăn
Nguồn gốc động vật
Nguồn gốc thực vật
Chứa vitamin
Chứa chất
khoáng
Chứa chất xơ
Rau cải
Cà rốt
Gạo
Cam
Cải bắp
Chuối
Trứng
Sữa
Thanh long
Dầu thực vật
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
- GV tuyên dương nhóm thắng cuộc
Hoạt động 2 : Thảo luận về vai trò của vi-ta-min, chất khoáng, chất xơ và nước
+ Mục tiêu : Nêu được vai trò của vitamin, chất xơ và nước.
* Cách tiến hành :
Bước 1 : Thảo luận về vai trò của vitamin.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi
+ Kể tên một số vitamin mà em biết ?
Nêu vai trò của vitamin đó.
+ Nêu vai trò của nhóm vitamin đối với cơ thể.
- GV kết luận : Vi-ta-min là những chất khoáng không tham gia chịu trực tiếp vào xây dựng cơ thể ( như đạm ) hay cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động ( như chất bột , đường) nhưng chúng lại rất cần cho hoạt động sống của cơ thể.
Nếu thiếu vi-ta-min cơ thể sẽ bị bệnh
Ví dụ:
Thiếu vi-ta-min A : mắc bệnh khô mắt, quáng gà
Thiếu vi-ta-min D : mắc bệnh còi xương ở trẻ
Thiếu vi-ta-min C : mắc bệnh chảy máu chân răng
Thiếu vi-ta-min B : mắc bệnh phù
Bước 2 : Thảo luận về vai trò của chất khoáng
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi
+ Kể tên một số chất khoáng mà em biết ? Nêu vai trò của chất khoáng đó ?
+ Nêu vai trò của nhóm thức ăn chứa chất khoáng đối với cơ thể ?
Kết luận : Một số chất khoáng. ý 2 trang 15 SGK
Bước 3 : Thảo luận về vai trò của chất xơ và nước
+ Tại sao hằng ngày chúng ta phải ăn các thức ăn có chứa chất xơ ?
+ Hằng ngày chúng ta cần uống khoảng bao nhiêu lít nước ? Tại sao cần uống đủ nước ?
Kết luận : Chất xơ không có giá trị dinh dưỡng nhưng rất cần thiết để đảm bảo hoạt động bình thường của bộ máy tiêu hoá.
3/ Củng cố, dặn dò :
- Nhận xét giờ học
* Bài sau : Tại sao cần phải phối hợp nhiều loại thức ăn
- HS lên bảng trả lời
- HS hoạt động nhóm ghi kết quả thảo luận nhóm vào phiếu học tập.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận .
- Các nhóm khác bổ sung, nhận xét
- HS trả lời
- Vi-ta-min A,B,C,D
- Cần cho hoạt động sống của cơ thể
- Vi- ta-min A chống bệnh kho mắt, quáng gà
- vi-ta-min D chống bệnh còi xương ở tre
- Vi-ta-min C chống bệnh chảy máu chân răng.
- Vi-ta-min B1 : Chống bệnh phù
- HS nhắc lại
- HS trả lời
- Sắt, Can-xi
- Sắt, Can-xi tham gia vào việc xây dựng cơ thể : các chất khoáng khác có thể chỉ cần 1 lượng nhỏ để tạo ra các men thúc đẩy điều khiển các hoạt động sống.
- Sắt : tạo máu
Can-xi tăng hoạt động của cơ tim, tạo huyết và đông máu, gây loãng xương ở người lớn
Iốt : chống bệnh bướu cổ
- HS nhắc lại
- Chất xơ cần thiết để đảm bảo hoạt động bình thường của bộ máy tiêu hoá, giúp cơ thể thải phân.
- Khoảng 2 lít nước > Nước chiếm 2/3 trọng lượng cơ thể. Nước còn giúp cho việc thải các chất độc thừa , độc hại ra khỏi cơ thể. Vì vậy hằng ngày chúng ta cần uống đủ nước.
File đính kèm:
- Khoa hoc.doc