I/ Mục đích, yêu cầu
Giúp HS :
- Ôn lại quan hệ giữa đơn vị các hàng liền kề
- Biết viết và đọc các số có 6 chữ số
II/ Đồ dùng dạy - học :
- Phóng to bảng ( trang 8- SGK ) bảng từ hoặc bảng cài, các thẻ số có ghi 100.000,10.000,1000,100,10,1, các tấm ghi các chữ số 1,2,3, 9 có trong đố dùng học toán 3 .
III/ Các hoạt động dạy – học:
11 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 815 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án khối 4 - Tuần 2 - Môn Toán, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g nhất kết quả
- HS đọc to trước lớp
- 96315 : Chín mươi sáu ngàn ba trăm mười lăm
- 796315 : bảy trăm chín mươi sáu ngàn ba trăm mười lăm
- 106315 : Một trăm linh sáu ngàn ba trăm mười lăm .
- 106827 : Một trăm linh sáu ngàn tám trăm hai mươi bảy .
- HS làm bài vào vở
Toán ( Tiết 7) LUYỆN TẬP ( 10)
I/ Mục đích, yêu cầu
- Giúp HS luyện viết và đọc số có tới sáu chữ số ( cả trường hợp có các chữ số 0 )
II/ Đồ dùng dạy - học :
- Bảng phụ có kẻ và viết sẵn bài 1 theo mẫu SGK
- Bảng con, phấn
III/ Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/ Bài cũ :
- Gọi HS chữa bài số 3, 4
- Gọi HS nêu quan hệ giữa đơn vị các hành liền kề
2. Bài mới :
a/ Ôn lại hàng
- GV cho HS ôn lại các hàng đã học ; quan hệ giữa đơn vị hai hàng liền kề.
- GV viết số 825713, cho HS xác định các hàng và chữ số thuộc hàng đó là chữ số nào : chẳng hạn số 3 thuộc hàng đơn vị, chữ số 1 thuộc hàng chục
- GV cho HS đọc các số :
+ 850203, 820004, 832100, 832010
- GV theo dõi, sửa sai ( nếu có )
b) Thực hành
Bài 1/10
+ GV mở bảng phụ gọi 1 HS lên bảng làm .
+ Gọi 1 em nhận xét, thống nhất kết quả
Bài 2 /10
a) Gọi HS đọc số
b) Cho HS xác định chữ số 5 ở mỗi số thuộc hành nào ?
2453, 65243, 762543, 53620
Bài 3 :
+ GV đọc từng số, yêu cầu HS ghi số vào bảng con và đưa lên.
+ GV nhận xét
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương những em học tốt
- Bài về nhà : Bài 4/10
* Bài sau : Hàng và lớp
- 2 HS giải bảng lớn
- 2-3 HS trả lời miệng
- HS đọc to trước lớp.
- HS trả lời to trước lớp
- HS đọc :
+ 850203 : Tám trăm năm mươi ngàn hai trăm linh ba
+ 820004 : Tám trăm hai mươi ngàn không trăm linh bốn
+ 832100 : Tám trăm ba mươi hai ngàn hai một trăm
+ 832010 : Tám trăm ba mươi hai ngàn không trăm linh một
- Cả lớp dùng bút chì làm vào SGK
- HS chấm chữa bài
- HS đọc số
+2453 : Hai ngàn bốn trăm năm mươi ba
+ Chữ số 5 thuộc hàng chục
+ 65243 : Sáu mươi lăm ngàn hai trăm bốn mươi ba
+ Chữ số 5 thuộc hàng nghìn
+ 762543 : Bảy trăm sáu mươi hai ngàn năm trăm bốn mươi ba
+ Chữ số 5 thuộc hàng trăm
+ 53620 : Năm mươi ba ngàn sáu trưm hai mươi
+ Chữ số 5 thuộc hàng chục ngàn
Toán ( Tiết 8) HÀNG VÀ LỚP ( 11))
I/ Mục đích, yêu cầu
Giúp HS nhận biết được :
- Lớp đơn vị gồm ba hàng : hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm ; Lớp nghìn gồm 3 hàng : hàng nghìn, hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn.
- Vị trí của từng chữ số theo hàng và theo lớp
- Giá trị của từng chữ số theo vị trí của chữ số đó ở từng hàng, từng lớp
II/ Đồ dùng dạy - học :
- Một bảng phụ kẻ sẵn như ở phần đầu bài học
III/ Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/ Bài cũ :
- HS sửa bài 4/10 SGK
- Gọi vài HS đứng tại chỗ đọc dãy số câu a, b, c, d, e
2/ Bài mới :
2/ Giới thiệu lớp đơn vị, lớp nghìn
- GV cho HS nêu tên các hàng đã học theo thứ tự từ nhỏ đến lớn
- GV giới thiệu : Hàng đơn v, hàng chục, hàng trăm hợp thành lớp đơn vị, hàng nghìn hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn hợp thành lớp nghìn
- GV đưa bảng phụ đã kẻ sẵn ra GV viết số 321 vào cột số rồi gọi HS lên bảng viết từng số vào cột ghi hàng
- GV tiến hành tương tự như vậy với các số : 654000, 654321
( Lưu ý HS viết theo hàng từ nhỏ đến lớn vào cột ghi hàng )
b) Thực hành
Bài 1/11
+ Cho HS quan sát và phân tích mẫu trong SGK
+ Cho HS kết quả các phần còn lại
Bài 2
a) + GV cho HS viết số 46307 lên bảng. Chỉ
lần lượt vào các số 7; 0; 3; 6; 0; 4 yêu cầu HS nêu : số 46307 chữ số 3 thuộc hàng trăm, lớp đơn vị
b) GV kẻ sẵn bài mẫu lên bảng
Gọi 1 HS lên bảng chỉ vào số 7 trong số 38753 xác định hành và lớp của chữ số 7 và nêu giá trị của số 7
+ Yêu cầu HS làm phần còn lại vào vở
Bài 3 : Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài
+ GV hướng dẫn giải theo mẫu
52314 = 5000 + 2000 + 300 + 10 + 4
- Yêu cầu HS làm các bài còn lại theo mẫu trên
+ 503060 =
+ 83760 =
+176091 =
- GV chấmvở 1 số em
- Nhận xét bài làm của HS
3. Củng cố, dặn dò :
- GV nhận xét tiết học
- Hướng dẫn bì 3,4
- Bài về nhà : 3, 4/ 12
*Bài sau : So sánh các số có nhiều chữ số
- 1 HS giải bảng lớn
- Mỗi HS đọc một dãy số.
- HS nêu :
+ Hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn, hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn.
- HS lắng nghe và nhắc lại
- HS làm bảng lớn
+ Chữ số 1 viết ở cột ghi hàng đơn vị, chữ số 2 ở cột ghi hàng chục, chữ số 3 ở cột ghi hàng trăm
- HS quan sát, đọc thầm, dùng bút chì điền kết quả vào ô trông SGK
- HS giải miệng trước lớp.
Các bài còn lại HS tự làm vào vở
- HS trả lời
+ Chữ số 7 thuộc hàng trăm nên giá trị của chữ số 7 là 700
- HS kẻ bảng vào vở và làm các phần còn lại
- HS lắng nghe
- HS giải vào vở
Toán ( Tiết 9) SO SÁNH CÁC SỐ CÓ NHIỀU CHỮ SỐ (12)
I/ Mục đích, yêu cầu
Giúp HS :
- Nhận biết các dấu hiệu về cách so sánh ácc số có nhiều chữ số
- Củng cố cách tìm số bé nhất, lớn nhất trong một nhóm các số.
- Xác định được số lớn nhất, số bé nhất có ba chữ số; số lớn nhất, số bé nhất có sáu chữ số.
III/ Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/ Bài cũ :
- Gọi 2 HS sửa bài 3,4
- Chấm vở 1 số em
2/ Bài mới :
1) So sánh các số có nhiều chữ số
a) So sánh 99578 và 100000
- GV viết lên bảng : 99578 ..100.000
Yêu cầu HS viết dấu thích hợp vào chỗ chấm ( dấu < )
Hỏi : Vì sao lại chọn dấu <
+ GV lưu ý HS . Để chọn dấu hiệu dễ nhận biết, đó là căn cứ vào số chữ số : Số 99578 có năm chữ số, số 100000 có sáu chữ số vì vậy 99578 < 100000
- Cho HS nêu lại nhận xét :
b) So sánh 693251 và 693500
- GV viết lên bảng : 693251..693500 và yêu cầu HS viết dấu thích hợp vào chỗ chấm. Giải thích vì sao lại chọn dấu <
- GV nêu
+ ta so sánh các chữ số ở cùng hàng với nhau, vì cặp chữ số ở hàng trăm nghìn bằng nhau ( đều là 6 ) nên ta so sánh đến cặp chữ số ở hàng chục nghìn, cặp chữ số này cũng bằng nhau ( đều là 9 ) ta so sánh tiếp đến cặp chữ số hàng nghìn, cặp số này cúng bằng nhau ( đều là 3 ), ta so sánh đến cặp chữ số hàng trăm, vì 2 < 5 nên
693251 < 693500
- GV cho HS nêu nhận xét
2) Thực hành :
- Bài 1 : Điền dấu thích hợp vào chỗ dấu chấm
999910000
99999100000
726585557652
653211653211
43256..432510
845713.854713
+ Gọi 2 HS lên bảng lớn, mỗi em một cột
+ Giải thích vì sao lại lựa chọn dấu đó
+ GV nhận xét
- Bài 2 :
+ Gọi 2 HS đọc yêu cầu của bài :
Tìm số lớn nhất trong các số sau
59876, 651321, 499873, 902011
+ Yêu cầu HS chọn rồi ghi vào bảng con, sau đó đưa bảng lên
+ GV nhận xét
- Bài 3 :
+ Gọi HS đọc yêu cầu bài
+ Gọi 1-2 HS nêu cách làm :
+ Cho HS làm vào vở
+ GV chấm vở một số em, rồi nhận xét bài làm của HS
3. Củng cố, dặn dò :
- GV nhận xét tiết học
+ Bài về nhà : Bài 4/ 13 SGK
* Bài sau : Triệu và lớp triệu
- 2 HS giải bảng lớn
- HS giải thích
- Trong hai số, số nào có chữ số ít hơn thì số đó bé hơn.
- HS điền dấu và giải thích
- Khi so sánh hai số có cùng chữ số, bao giờ cũng bắt đầu từ cặp chữ số đầu tiên ở bên trái, nếu chữ số nào lớn hơn thì số tương ứng sẽ lớn hơn, nếu chúng bằng nhau thì ta so sánh đến cặp chữ số ở hàng tiếp theo.
- HS đọc thầm yêu cầu đề bài
- Cả lớp theo dõi và nhận xét
+ HS giải thích
+ HS cả lớp làm vào vở
- HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ và chọn ghi vào bảng con : 902011 là số lớn nhất
- Tìm số bé nhất, viết riêng ra, sau đó lại tìm số bé nhất trong các số còn lại, cứ thế tiếp tục đến số cuối cùng
- HS giải vào vở
Toán ( Tiết 10) TRIỆU VÀ LỚP TRIỆU
I/ Mục đích, yêu cầu
Giúp HS :
- Biết về hàng triệu, hàng chục triệu, hàng trăm triệu và lớp triệu
- Nhận biết được thứ tự các số có nhiều chữ số đến lớp triệu.
- Cúng cố thêm về lớp đơn vị, lớp nghìn, lớp triệu.
II/ Đồ dùng dạy - học :
- Bảng phụ GV kẻ và viết theo mẫu bài 4 SGK.
- Bảng con, phấn.
III/ Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ :
- HS sửa bài 4/ 13 SGK
- Gọi 1 HS lên bảng viết số
653720 yêu cầu HS nêu rõ từng chữ số thuộc hàng nào , lớp nào ?
- Lớp đơn vị gồm những hàng nào ? Lớp nghìn gồm những hàng nào ?
2. Bài mới :
- Giới thiệu bài : Các em đã học hàng và lớp. hàng thì có hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn, hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn, lớp thì có lớp đơn vị và lớp nghìn. Hôm nay ta sẽ tiếp tục học triệu và lớp triệu.
a) Giới thiệu lớp triệu gồm các hàng triệu, chục triệu, trăm triệu
- Gọi 1 HS lên bảng viết :
1000 10000 100000 1000000
- GV giới thiệu : Mười trăm nghìn gọi là một triệu, một triệu viết là 1000 000.
( GV đóng khung số 1000000 )
Yêu cầu HS đếm thử xem số 1000 000 có tất cả mấy chữ số 0.
- GV giới thiệu tiếp : Mười triệu còn gọi là một chục triệu.
+ Gọi HS viết số mười triệu ở bảng lớn 10 000 000
- GV tiếp : Mười chục triệu còn gọi là một trăm triệu và ghi số 100 000 000 lên bảng.
+ GV tiếp : hàng triệu, hàng chục triệu, hàng trăm triệu hợp thành lớp triệu
+ Gọi HS nhắc lại lớp triệu gồm những hàng nào ?
+ Gọi HS nêu lại các hàng và các lớp từ bé đến lớn.
b) Thực hành
- bài 1 :
+ Gọi HS đếm thêm 1 triệu từ 1 triệu đến 10 triệu
+ Gọi HS đếm thêm 100 triệu từ 1 triệu đến 100 triệu
+ Gọi HS đếm thêm 100 triệu từ 1 triệu đến 900 triệu
- Bài 2 : yêu cầu HS quan sát mẫu số. Sau đó tự làm bài vào vở
- Bài 4 : Yêu cầu HS quan sát mẫu SGK
- GV treo bảng phụ có kẻ và viết sẵn như SGK
- GV phân tích mẫu. Sau đó gọi HS lên bảng làm ( mỗi em một hàng )
- Gọi HS nhận xét
3. Củng cố, dặn dò:
- Trò chơi : Mỗi tổ cử 2em
+ GV ghi sẵn nội dung vào 4 tờ giấy ( Đọc và viết số )
+ các nhóm bốc ăn và làm theo đề.
+ Một em đọc số và 1 em viết nhóm vào viết đúng nhất, nhanh nhất sẽ đựoc tuyên dương
- Bài về nhà : Bài 3/13 SGK
* Bài sau : Triệu và lớp triệu (tt)
- 1 HS sửa bảng lớn
- 2 HS trả lời câu hỏi
- HS lắng nghe
- HS nhắc lại
+ HS nêu tên các hàng, các lớp đã học từ bé đến lớn
+ Vài HS khác nhắc lại
+ HS đếm : Một triệu, hai triệu, ba triệu, bốn triệu.mười triệu
+ Mười triệu hai mươi triệu, ba mươi triệu..một trăm triệu
+ Một trăm triệu, hai trăm triệu, ba trăm triệu bốn trăm triệu
- HS làm bài vào vở ( điền số thích hợp vào chỗ chấm )
- HS lắng nghe
- HS làm bảng lớn
- HS nhận xét
- Các tổ cử 2 bạn tham gia trò chơi
File đính kèm:
- Toan.doc