I/ Mục đích, yêu cầu :
1. Giúp HS biết : hành động của nhân vật thể hiện tính cách nhân vật.
2. Bước đầu biết vận dụng kiến thức dã học để xây dựng nhân vật trong một bài văn cụ thể.
3. Giáo dục HS biết xây dựng nhân vật mang đặc điểm tiêu biểu.
II Tài liệu và phương tiện :
- Giấy khổ to viết sẵn :
- Các câu hỏi của phần nhận xét
- Chín câu văn ở phần luyện tập để HS điền vào chỗ trống và sắp xếp lại theo thứ tự
III/ Các hoạt động dạy – học:
6 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1083 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án khối 4 - Tuần 2 - Môn Tập làm văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
Tập làm văn ( Tiết 3 ) KỂ LẠI HÀNH ĐỘNG CỦA NHÂN VẬT(20)
I/ Mục đích, yêu cầu :
1. Giúp HS biết : hành động của nhân vật thể hiện tính cách nhân vật.
2. Bước đầu biết vận dụng kiến thức dã học để xây dựng nhân vật trong một bài văn cụ thể.
3. Giáo dục HS biết xây dựng nhân vật mang đặc điểm tiêu biểu.
II Tài liệu và phương tiện :
- Giấy khổ to viết sẵn :
- Các câu hỏi của phần nhận xét
- Chín câu văn ở phần luyện tập để HS điền vào chỗ trống và sắp xếp lại theo thứ tự
III/ Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
A. Bài cũ :
- Một HS trả lời câu hỏi : Thế nào là kể chuyện.
- Một HS nói về nhân vật trong truyện
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài : các em đã học 2 bài dạy tập làm văn kể chuyện : Thế nào là kể chuyện ? Nhân vật trong truyện. Tiết tập làm văn hôm nay, các em sẽ học bài kể lại hành động của nhân vật để hiểu : Khi kể về hành động của nhân vật, ta cần chú ý những gì?
2. Phần nhận xét
a) Hoạt động 1 : Đọc truyên bài văn bị điểm không
- Gọi 2 HS giỏi đọc nối tiếp nhau toàn bài( phân biệt rõ lời thoại nhân vật, đọc diễn cảm chi tiết gây bất ngờ, xúc động : thưa cô, con không có ba- giọng buồn)
- Gv đọc diễn cảm bài văn
b) Hoạt động 2 : Từng cặp HS trao đổi, thực hiện yêu cầu 2,3
- Tìm hiểu yêu cầu của bài : Gọi HS đọc yêu cầu BT 2,3.
- Cả lớp đọc thầm
- Gọi 1 HS giỏi lên bảng ghi thử một ý của BT2 : ghi vắn tắt một hành động của cậu bé bị điểm không ( giờ làm bài : nộp giấy trắng )
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm, mỗi nhóm cử thư kí viết lại các ý kiến vào phiếu học tập.
- Gọi đại diện nhóm lên trình bày kết quả ( dán lên bảng, nhóm nào xong trước dán trước)
- Đại diện các nhóm đọc phần ghi vắn tắt của mình trên giấy.
- GV nhận xét chung mỗi nhóm.
- GV có thể đưa ra lời giải ( đã ghi sẵn )
- Ý 1 :
a) Giờ làm bài : Không viết, nộp giấy trắng
b) Giờ trả lời : Làm thinh khi cô hỏi
Mãi sau mới trả lời
“ Thưa cô, con không có ba “
c) Lúc ra về : Khóc khi bạn hỏi
- Ý 2 :
- Mỗi hành động trên của cậu bé nói lên tình yêu với cha, tính cách trung thực của cậu
- Ý 3 : thứ tự các hành động
a-b-c
3/ Phần ghi nhớ
- Gọi 2-3HS nối tiếp nhau đọc nội dung phần ghi nhớ SGK.
- GV giải thích rõ nội dung ghi nhớ
4/ Phần luyện tập
+ Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài tập
- GV giúp HS hiểu đúng yêu cầu của bài
+ Điền đúng tên chim Sẻ và chim Chích vào chỗ trống
+ Sắp xếp lại các hành động cho thành một câu chuyện theo dàn ý đã được sắp xếp lại.
- Yêu cầu HS kể lại câu chuyện theo dàn ý đã được sắp xếp lại
- GV chấm vở 1 số em
- GV nhận xét và đưa ra thứ tự của truyện
1, 5, 2, 4, 3, 6, 8, 9
5/ Củng cố- dặn dò :
- GV nhận xét tiết học
- Thế nào là kể chuyện /
- Về nhà học thuộc phần ghi nhớ
- Em nào làm chưa xong về nhà viết tiếp
* Bài sau : Tả ngoaị hình của nhân vật trong bài văn kể chuyện
- HS trả lời.
- 2 HS đọc nối tiếp nhau toàn bài.
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc to trước lớp yêu cầu BT
- Cả lớp đọc thầm
- Các nhóm khác nhận xét
- Ba HS trong nhóm trọng tài nhận xét, ghi điểm cho mỗi nhóm.
- HS lắng nghe, theo dõi
- HS đọc phần ghi nhớ
- 1 HS đọc to yêu cầu bài tập trước lớp, cả lớp đọc thầm.
- HS trao đổi theo cặp, sau đó làm vào vở theo yêu cầu BT
- 1-2 HS kể lại câu chuyện theo dàn ý đã sắp xếp lại hợp lí
Tập làm văn ( Tiết 4 ) TẢ NGOẠI HÌNH CỦA NHÂN VẬT
TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN
I/ Mục đích, yêu cầu :
1. HS biết : Trong bài văn kể chuyện, việc tả ngoại hình của nhân vật là cần thiết để thể hiện tính cách nhân vật
2.Biết dựa vào đặc điểm ngoại hình để xác định tính cách nhân vật và ý nghĩa của truyện khi đọc truyện, tìm hiểu truyện. Bước đầu biết lựa chọn chi tiết tiêu biểu để tả ngoại hình nhân vật trong bài văn kể chuyện.
3. Giáo dục HS biết yêu quí nhân vật qua hình dáng, hành động, lời nói và ý nghĩ của nhân vật .
II Tài liệu và phương tiện :
Phiếu khổ to viết yêu cầu của BT 1- để trống chỗ để HS điền.
Bài tập Tiếng Việt một
III/ Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
A. Bài cũ
- Gọi 2 HS đọc phần ghi nhớ trong bài học kể lại hành động của nhân vật.
- Hỏi : Trong bài học trước, em đã biết tính cách nhân vật thường biểu hiện qua những phương diện nào ?
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài : Ở mỗi con người, hình dáng bên ngoài thường thống nhất với tính cách, phẩm chất bên trong. Vì vậy, trong bài văn kể chuyện việc miêu tả hình dáng bên ngoài của nhân vật có tác dụng góp phần bộc lộ tính cách. Bài văn hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu việc tả ngoại hình của nhân vật trong bài văn kể chuyện.
2. Phần nhận xét
- Gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc các BT 1,2
- Cả lớp đọc thầm từng đoạn văn ghi vắn tắt vào vở đặc điểm ngoại hình của chị Nhà Trò (ý 1) . Sau đó suy nghĩ, trao đổi để nói lên ý tính cách và thân phận của nhân vật này.
- gọi 2 HS lên , làm vào phiếu học tập đính ở bảng lớn.
- 2 HS làm phiếu trình bày kết quả.
- Gọi HS nhận xét
- GV nhận xét và chốt ý
+ Ý 1 : Chị Nhà Trò có đặc điểm ngoại hình :
. Sức vóc : gầy yếu, bự những phấn như mới lột.
. Cánh : mỏng như cánh bướm non, ngắn chùn chụt, rất yếu, chưa quen mở.
. Trang phục : mặc áo thân dài, đôi chỗ chấm điểm vàng.
+ Ý 2 : Ngoại hình của Nhà Trò thể hiện tính cách yếu đuối, thân phận tội nghiệp, đáng thương, dễ bị bắt nạt.
3. Phần ghi nhớ :
- GV gọi 2-3 HS đọc phần ghi nhớ
4. Phần luyện tập
* Bài tập 1
- Gọi 1 HS đọc nội dung BT1
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn văn và dùng bút chì gạch chân dưới những chi tiết tả hình dáng chú bé.
- GV hỏi : các chi tiết ấy nói lên điều gì ?
- Gọi 1 HS lên bảng làm vào phiếu dán ở bảng lớn và trả lời câu hỏi.
- Gọi HS nhận xét, bổ sung
- GV kết luận
a) Tác giả đã chú ý miêu tả những chi tiết về ngoại hình chú bé liên lạc :
+ Người gầy, tóc húi ngắn, hai túi áo trễ xuống tận đùi, quần ngắn tới gần đầu gối, đôi bắp chân nhỏ luôn luôn hoạt động, đôi mắt sáng và xếch.
b) Các chi tiết ấy nói lên :
+ Là con của một gia đình nông dân nghèo, quen chịu đựng vất vả
+ Hai túi áo trễ xuống cho thấy đã đựng nhiều thứ đồ chơi nặng của trẻ nông thôn, cũng có thể đựng nhiều thứ, có thể cả lựu đạn trong khi đi liên lạc.
+ Chú bé rất nhanh nhẹn, hiếu động, thông minh, gan dạ.
Bài tập 2 :
- GV nêu yêu cầu
- Lưu ý HS : Có thể kể một đoạn, kết hợp tả ngoại hình bà lão và nàng tiên, không nhất thiết phải kể cả câu chuyện
- Cho HS xem tranh minh hoạ truyện thơ “ Nàng tiên ốc” trang 18 SGK.
- Cho HS trao đổi theo cặp và thi kể.
5/ Củng cố- dặn dò :
- GV hỏi : Muốn tả ngoại hình của nhân vật, cần chú ý tả những gì ?
* Bài sau : Kể lại lời nói, ý nghĩa của nhân vật
-HS đọc phần ghi nhớ.
- 1-2 HS trả lời.
- 3 HS đọc nối tiếp.
- Cả lớp đọc thầm.
- Suy nghĩ, trao đổi theo cặp, ghi vào vở ý 1, ý 2.
- 2 HS làm vào phiếu khổ to đính ở bảng lớn.
- Cả lớp theo dõi, nhận xét.
- HS lắng nghe.
- 2-3 HS đọc to trước lớp
- 1 HS đọc to trước lớp, cả lớp đọc thầm đọc văn.
- Dùng bút chì gạch chân dưới những chi tiết miêu tả hình dáng chú bé liên lạc.
- Cả lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe yêu cầu bài
- HS trao đổi từng cặp
- HS thi kể, cả lớp nhận xét xem xét các bạn kể có đúng không.
- HS làm bài vào vở.
- Hình dáng, vóc người, khuôn mặt, đầu tóc, quần áo, cử chỉ.
File đính kèm:
- Tap lam van.doc