I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU :
1. Kiến thức : Giúp học sinh hiểu:
- Học sinh phải biết ơn thầy giáo, cô giáo vì thầy cô giáo là người dạy dỗ chúng ta nên người.
- Biết ơn thầy cô giáo thể hiện truyền thống “Tôn sư trọng đạo” của dân tộc ta. Biết ơn thầy cô giáo làm tình cảm thầy trò luôn gắn bó.
2. Kỹ năng (Hành vi) :
-Biết chào hỏi lễ phép, thực hiện nghiêm túc yêu cầu của thầy cô giáo.
- Biết làm giúp thầy cô một số công việc phù hợp.
- Biết phê phán, nhắc nhở các bạn để thực hiện tốt vai trò của người học sinh.
3. Thái độ:
- Học sinh biết kính trọng, lễ phép với thầy cô giáo. Có ý thức vâng lời, giúp đỡ thầy cô giáo những việc phù hợp.
- Không đồng tình với biểu hiện không biết ơn thầy cô giáo.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
-Gv : Tranh phóng to/ Sgk 21, 4 tranh/22 SGK - 2 băng giấy (HĐ4)
- Bảng phụ ghi các hành động đúng (HĐ3 trò chơi)
- Hs : thẻ hoa; Sgk, vở nháp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC
4 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1039 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án khối 4 - Tuần 14 - Môn Đạo đức: Biết ơn thầy giáo, cô giáo (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14
Đạo đức : Biết ơn thầy giáo, cô giáo (tiết 1)/20
I.Mục đích - YÊU CầU :
1. Kiến thức : Giúp học sinh hiểu:
- Học sinh phải biết ơn thầy giáo, cô giáo vì thầy cô giáo là người dạy dỗ chúng ta nên người.
- Biết ơn thầy cô giáo thể hiện truyền thống “Tôn sư trọng đạo” của dân tộc ta. Biết ơn thầy cô giáo làm tình cảm thầy trò luôn gắn bó.
2. Kỹ năng (Hành vi) :
-Biết chào hỏi lễ phép, thực hiện nghiêm túc yêu cầu của thầy cô giáo.
- Biết làm giúp thầy cô một số công việc phù hợp.
- Biết phê phán, nhắc nhở các bạn để thực hiện tốt vai trò của người học sinh.
3. Thái độ:
- Học sinh biết kính trọng, lễ phép với thầy cô giáo. Có ý thức vâng lời, giúp đỡ thầy cô giáo những việc phù hợp.
- Không đồng tình với biểu hiện không biết ơn thầy cô giáo.
II. Đồ dùng dạy học :
-Gv : Tranh phóng to/ Sgk 21, 4 tranh/22 SGK - 2 băng giấy (HĐ4)
- Bảng phụ ghi các hành động đúng (HĐ3 trò chơi)
- Hs : thẻ hoa; Sgk, vở nháp.
III. Các hoạt động dạy-học :
Các hoạt động
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/Kiểm tra bài cũ:
Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ (tiết 2)
5ph
2/ Dạy - học bài mới :
2.1. Giới thiệu bài :
1ph
2.2 Tìm hiểu bài :
a/Hđộng1:
Xử lý tình huống (thảo luận nhóm 4 và đóng vai)
9ph
b/Hđộng 2
Luyện tập BT1/22 (cả lớp)
9ph
c/Hđộng 3
Hành động nào đúng ?
(Trò chơi thẻ hoa)
BT2/22 SGK
10ph
d/Hđộng 4
Em có biết ơn thầy cô giáo không ? (hđộng cá nhân) hoặc trò chơi phóng viên
3 Củng cố:
Hướng dẫn thực hành (T2)
5ph
Dặn dò :
2ph
- GV gọi học sinh và nêu câu hỏi 1 để học sinh trả lời.
H1. Em đã làm những việc cụ thể nào hằng ngày để bày tỏ lòng hiếu thảo đối với ông bà, cha mẹ?
- Giáo viên lắng nghe, nhận xét, ghi điểm
- GV cho các tổ kiểm tra phần chuẩn bị bài học ở nhà
(giẩi quyết tình huống /20) của bài Biết ơn thầy cô giáo.
- Nhận xét phần bài cũ.
Các thầy giáo, cô giáo đã không quản khó nhọc, tận tình dạy dỗ chúng ta nên người. Biết ơn thầy giáo cô giáo là thể hiện truyền thống “Tôn sư trọng đạo” là làm tình cảm thầy trò luôn gắn bó. Vậy thế nào là biết ơn thầy giáo, cô giáo. Cô và các em tìm hiểu bài học “Biết ơn thầy giáo, cô giáo”
- Gv ghi đề bài lên bảng.
- GV cho học sinh đọc tình huống/20
- Gv gắn tranh phóng to lên bảng và cho HS quan sát.
- GV yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 4 và trả lời nội dung các câu hỏi sau:
H1: Em hãy đoán xem các bạn nhỏ trong tình huống sẽ làm gì?
H2 : Nếu em là các bạn em sẽ làm gì?
H3: Hãy đóng vai thể hiện xử lý của nhóm em?
- GV cho 2 nhóm đóng vai trước lớp.
- Gv theo dõi, nhận xét
H1: Tại sao nhóm em chọn cách giải quyết đó?
H2: Đối với thầy cô giáo chúng ta phải có thái độ như thế nào?
H3: Tại sao phải biết ơn, kính trọng thầy cô giáo?
- GV kết luận: Ta phải biết ơn, kính trọng thầy cô giáo vì thầy cô là người vất vả dạy chúng ta nên người.
- GV gọi học sinh đọc phần ghi nhớ.
- Thế nào là biết ơn thầy cô giáo?
- Gv gọi 2 học sinh đọc yêu cầu bài tập
- GV gắn lên bảng lần lượt từng bức tranh và hỏi:
H1: Bức tranh ... thể hiện lòng kính trọng biết ơn thầy cô giáo hay không? Vì sao? qua nội dung từng tranh
H2: Qua 4 tranh, em thấy những bức tranh nào thể hiện sự kính trọng, lòng biết ơn thầy cô của các bạn?
H3: Vì sao tranh 3 việc làm của các bạn học sinh chưa thể hiện sự kính trọng thầy cô?
H4: Nếu em có mặt trong tình huống ở bức tranh 3, em sẽ nói gì với các bạn học sinh đó?
H5: Nêu những việc làm thể hiện sự biết ơn, kính trọng thầy cô giáo?
- GV gọi học sinh đọc yêu cầu BT2/22
- GV treo bảng phụ có ghi các hành động và nêu cách chơi:
+ Những việc làm nào đúng đưa thẻ đỏ
+ Những việc làm chưa đúng đưa thẻ xanh
Chăm chỉ học tập
Tích cực tham gia phát biểu ý kiến
Nói chuyện làm những việc riêng trong giờ học. Vì sao
Tích cực tham gia các hoạt động của lớp, trường
đ. Lan và Minh nhìn thấy cô giáo thì tránh đi chỗ khác vì ngại
Nhận xét và chê cô giáo mặc quần áo xấu. Vì sao
Minh và Liên đến thăm cô giáo cũ nhân ngày nghỉ
Gặp hai thầy giáo, Nam chỉ chào thầy giáo của mình Em có làm như bạn Nam không? Nếu em là Nam em nên làm gì?
GV kết luận: Việc chào hỏi lễ phép, học tập chăm chỉ cũng là sự biết ơn thầy cô giáo, giúp đỡ thầy cô giáo những việc nhỏ cũng thể hiện sự biết ơn. Không nên xa lánh thầy cô, không nên ngại tiếp xúc thầy cô.
- GV nêu yêu cầu:
Viết ra vở nháp thành 2 cột (gv gắn lên bảng 2 băng giấy)
a. Những việc em đã làm thể hiện sự biết ơn thầy cô giáo
b.Những việc em đã làm mà cảm thấy chưa biết ơn thầy cô giáo
- GV yêu cầu HS làm việc cả lớp.
- GV gọi 4,5 học sinh nêu bài đã làm và ghi nội dung chính của HS nêu lên bảng.
- GV lắng nghe, nhận xét, chỉnh sửa, động viên khen các em.
H1: Vì sao em phải biết ơn thầy giáo, cô giáo?
H2: Biết ơn thầy cô giáo thể hiện qua những việc làm nào?
GV liên hệ ở lớp và giáo dục học sinh lòng biết ơn thầy cô giáo.
- GV cho học sinh mở SGK/23 đọc yêu cầu BT3,4,5.
- Học thuộc ghi nhớ và thực hiện những điều đã học.
- Chuẩn bị viết, vẽ, kể xây dựng tiểu phẩm về chủ đề kính trọng, biết ơn thầy cô giáo theo nhóm.
- Các nhóm sưu tầm các bài hát, thơ, truyện, ca dao, tục ngữ nói về công lao của thầy cô giáo ở tiết 2 (luyện tập)
- Nhận xét tiết học.
-3 HS trả lời câu hỏi
-Lớp theo dõi, nhận xét.
- Các tổ kiểm tra - lớp trưởng báo cáo.
- HS lắng nghe.
- HS nhắc lại nối tiếp.
- 1HS đọc to-lớp đọc thầm theo
- HS quan sát tranh.
T1: Các bạn sẽ đến thăm cô giáo.
T2,3: HS tìm cách giải quyết của nhóm và đóng vai thể hiện cách giải quyết đó.
T1: Vì phải biết ơn thầy cô giáo.
T2: Phải tôn trọng và biết ơn
T3: Vì thầy cô giáo đã không quản khó nhọc, tận tình dạy dỗ chỉ bảo các em nên người. Vì vậy các em cần phải kính trọng, biết ơn thầy cô giáo.
- 2 HS đọc to.
- 2 HS đọc to
T1: HS giơ tay nếu đồng ý bức tranh ... thể hiện lòng biết ơn thầy cô giáo.
- HS không giơ tay nếu bức tranh ... thể hiện sự không kính trọng.
T2: Tranh 1,2,4
T3: Vì các bạn cho cô giáo không dạy mình nên không chào hỏi
T4: Học sinh tự tìm cách giải quyết trả lời
T5: Biết chào hỏi lễ phép; giúp đỡ thầy cô những việc phù hợp, chúc mừng cảm ơn các thầy cô khi cần thiết.
-2 HS đọc to
- HS đọc thầm
- HS lắng nghe
Đ
Đ
S. Vì không tôn trọng thầy cô giáo
Đ
S
S vì chê thầy cô giáo là không ngoan, chưa tôn trọng cô giáo
Đ
S. Không nên chào thầy dạy lớp mình. Em sẽ chào cả 2 thầy.
HS lắng nghe.
- HS theo dõi
- HS đọc thầm + suy nghĩ tìm cách thể hiện
- Cả lớp thực hiện yêu cầu trên vào vở nháp.
- HS thực hiện yêu cầu
- Lớp theo dõi, nhận xét
T1: Vì thầy giáo, cô giáo đã không quản khó nhọc, tận tình dạy dỗ chúng ta nên người.
T2: HS tự kể những việc đã làm.
- HS lắng nghe, thực hành.
- 2 HS đọc to
- Lớp đọc thầm theo và thực hiện yêu cầu
-HS lắng nghe.
File đính kèm:
- ddt13.doc