I/ Mục đích, yêu cầu
1. Đọc : - Đọc đúng các từ và câu, đọc đúng các tiếng có âm, vần dễ lẫn.
- Biết cách đọc bài phù hợp với diễn biến của câu chuyện, với lời lẽ và tính cách của từng nhân vật.
2. Hiểu : Hiểu các từ ngữ trong bài : Khóc tỉ tê, bự phấn, ngắn chùn chùn.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện : ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp – bênh vực người yếu, xoá bỏ áp bức, bất công.
3. HS biết bênh vực những bạn yếu đuối, phê phán những hành vi bắt nạt kẻyếu.
II/ Đồ dùng dạy - học :
- Tranh minh hoạ , bảng phụ.
III/ Các hoạt động dạy – học:
4 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 728 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án khối 4 - Tuần 1 - Môn Tập đọc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 Thiết kế bài học môn: tập đọc lớp 4
( Tiết 1) DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU (4)
I/ Mục đích, yêu cầu
1. Đọc : - Đọc đúng các từ và câu, đọc đúng các tiếng có âm, vần dễ lẫn.
- Biết cách đọc bài phù hợp với diễn biến của câu chuyện, với lời lẽ và tính cách của từng nhân vật.
2. Hiểu : Hiểu các từ ngữ trong bài : Khóc tỉ tê, bự phấn, ngắn chùn chùn.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện : ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp – bênh vực người yếu, xoá bỏ áp bức, bất công.
3. HS biết bênh vực những bạn yếu đuối, phê phán những hành vi bắt nạt kẻyếu.
II/ Đồ dùng dạy - học :
- Tranh minh hoạ , bảng phụ.
III/ Các hoạt động dạy – học:
Thờigian
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
2 ph
3 ph
30 ph
10 ph
10 ph
10 ph
5 ph
A/ Kiểm tra: Nêu yêu cầu môn học.
B/ Bài mới:
1/ Giới thiệu chủ điểm và bài học:
2/ Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a/ Luyện đọc:
*GV nêu yêu cầu đọc sơ lược: giọng kể nhẹ nhàng, phân biệt giọng nhân vật.
*Luyện đọc các từ khó: đá cuội, cánh bướm, chăng tơ, xòe.
*GV đọc diễn cảm toàn bài.
B/ Tìm hiểu:
-Tìm những chi tiết cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt.
Giảng từ: ngắn chùn chùn.
Rút ý 1: Chị Nhà Trò yếu ớt, đau khổ.
- Nhà Trò bị bọn nhện ức hiếp, đe dọa như thế nào?
Giảng từ: đe
- Rút ý 2: Nhà Trò bị bọn nhện ức hiếp.
Những lời nói , cử chỉ nào nói lên tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn?
Giảng từ ngữ: xòe cả hai càng.
Rút ý 3: Tấm lòng hào hiệp của Dế Mèn.
Đại ý:Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp ,bênh vực người yếu, xoá bỏ áp bức, bất công.
C/ Hướng dẫn HS đọc diễn cảm.
Hướng dẫn cách đọc , GV đọc diễn cảm.
Cho HS luyện đọc theo cặp.
Thi đọc trước lớp.
3/ Củng cố dặn dò:
- Em học được điều gì ở nhân vật Dế Mèn?
Nhận xét tiết học,dặn tập đọc, soạn bài Mẹ ốm.
HS nghe.
HS nghe.
HS đọc nối tiếp lần 1,luyện đọc từ khó.
HS đọc nối tiếp lần 2, đọc chú giải.
HS trả lời câu hỏi của GV
-Bé nhỏ, gầy yếu.
cánh mỏng, ngắn chùn chũn...
- Đe, vặt chân, vặt cánh.
- Xòe cả hai càng, dắt Nhà Trò đi..
HS luyện đọc diễn cảm cá nhân, trong nhóm đôi, thi đọc, chọn bạn đọc hay nhất.
Tập đọc ( Tiết 2) MẸ ỐM (9)
I/ Mục đích, yêu cầu
1. Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài
- Đọc đúng các từ và câu .
- Biết đọc diễn cảm bài thơ - đọc đúng nhịp điệu bài thơ, giọng nhẹ nhàng, tình cảm .
2. Hiểu ý nghĩa của bài : Tình cảm yêu thương sâu sắc, sự hiếu thảo , lòng biết ơn của bạn nhỏ với người mẹ bị ốm.
3. Học thuộc lòng bài thơ
4. Giáo dục HS biết hiếu thảo với mẹ, chăm sóc mẹ khi bị ốm, luôn làm cho mẹ vui lòng.
II/ Đồ dùng dạy - học :
- Tranh minh hoạ trong SGKth- vật thực : Cơi trầu
- Bảng phụ viết sẵn câu, khổ thơ hướng dẫn HS đọc
III/ Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
A. Bài cũ :
- Kiểm tra 2 HS đọc nối tiếp nhau bài Dế Mèn bênh vực kẻ yếu, trả lời câu hỏi về nội dung bài học SGK.
B Dạy bài mới :
1/ Giới thiệu bài : Hôm nay các em sẽ học bài thơ Mẹ ốm của nhà thơ trần Đăng Kha. Đây là một bài thơ thể hiện tình cảm của làng xóm đối với người bị ốm, nhưng sâu nặng hơn vẫn là tình cảm của người con đối với mẹ.
2/ Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a. Luyện đọc :
- Gọi HS nối tiếp nhau đọc 7 khổ thơ ( đọc 2-3 lượt)
- GV sửa lỗi phát âm, cách đọc cho HS
- Hướng dẫn ngắt nghỉ hơi ở một số câu thơ ( GV ghi sẵn ở bảng phụ )
Lá trầu / khô giữa cơi trầu
Truyện kiều / gấp lại trên đầu bấy nay
Cánh màn/ khép lỏng cả ngày
ruộng vườn / vắng mẹ cuốc cày sớm trưa
Sáng nay trời đổ mưa rào
Nắng trong trái chín/ ngọt ngào hương bay
- Gọi HS đọc thầm phần chú thích cuối bài : cơi trầu, y sĩ, truyện Kiều
- HS luyện đọc theo cặp :
- Gọi 1-2 HS đọc cả bài
- Gv đọc diễn cảm toàn bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm, chuyển giọng linh hoạt phù hợp với nội dung từng khổ thơ.
b. Tìm hiểu bài
- Hướng dẫn HS đọc thầm, đọc lướt, suy nghĩ, trả lời các câu hỏi SGK.
- Gọi HS đọc thành tiếng hai khổ thơ đầu.
- Hỏi : Em hiểu những câu thơ sau , muốn nói lên điều gì ?
“ Lá trầu khô giữa cơi trầu
..
Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa”
- Gọi HS đọc khổ thơ thứ 3 và trả lời câu Hỏi : Những chi tiết nào trong bài thơ bộc lộ tình yêu thương sâu sắc của bạn nhỏ đối với mẹ
c. Hướng dẫn đọc diễn cảm và HTL bài thơ
- GV mời 3 HS đọc nối tiếp nhau ( mỗi em 2 khổ thơ, em thứ 3 đọc 3 khổ thơ)
- Hướng dẫn HS tìm giọng đọc đúng, thể hiện được nội dung.
- Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm 1-2 khổ thơ tiêu biểu.
+ Cách làm :
+ GV đọc diễn cảm khổ thơ để làm mẫu.
+ HS luyện đọc diễn cảm khổ thơ theo
+ Một vài HS thi đọc diễn cảm trước lớp
- Gv theo dõi, uốn nắn, nhận xét
- Gv tổ chức cho HS thi học thuộc lòng từng khổ thơ, cả bài thơ.
- GV ghi điểm, tuyên dương những em thuộc cả bài thơ.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV hỏi HS về ý nghĩa của bài thơ Mẹ ốm.
- GV nhận xét tiết học
- Về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ
* Bài sau : Dế Mèn bênh vực bạn yếu (tt)
- HS đọc
- HS đọc thành tiếng (14 em)
- HS vạch chéo các chỗ nghỉ hơi trong các câu thơ.
- Gọi 1-2 HS đọc lại khổ thơ vừa hướng dẫn.
- HS luyện đọc theo cặp
- 1-2 em đọc to trước lớp
- HS lắng nghe
- HS đọc và trả lời câu hỏi
- Những câu thơ cho ta biết mẹ bạn nhỏ ốm, lá trầu khô nằm giữa cơi trầu vì mẹ không ăn được, truyện Kiều gấp lại vì mẹ không đọc được, ruộng vườn vắng mẹ vì mẹ ốm không làm lụng được.
+ Bạn xót thương mẹ
Nắng mưa từ những ngày xưa
Lặn trong đời mẹ đến giừ chưa tan
Cả đời đi gió đi sương
Bâyy giờ mẹ lại lần giường tập đi
Vì con mẹ khổ đủ điều
Quanh đôi mắt mẹ đã nhiều nếp nhăn
+ Bạn nhỏ mong mẹ chóng khỏi
Con mong mẹ khoẻ dần dần
+ Bạn không quản ngại, làm mọi việc để mẹ vui.
Mẹ vui con có quản gì
Ngâm thơ, kể chuyện, rồi thì múa ca
+ Bạn nhỏ thấy mẹ là người có ý nghĩa to lớn đối với mình:
Mẹ là đất nước, tháng ngày của con.
- Mỗi tổ cử 1 em đại diện thi đọc diễn cảm.
- Lớp nhận xét – ghi điểm
- HS nhẩm cả bài thơ
- Thi đọc học thuộc lòng từng khổ thơ, bài thơ.
- Tình cảm yêu thương, sâu sắc, sự hiếu thảo, lòng biết ơn của bạn nhỏ và người mẹ bị ốm.
File đính kèm:
- TAPDOC.doc