Giáo án khối 4 - Trường Tiểu học Thị trấn Lam Sơn - Tuần 23

I, Mục tiêu: Giúp học sinh

- Cần phải giữ gìn các công trình công cộng vì đó là tài sản chung của xã hội.

- Có ý thức bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng.

- Tích cực tham gia giữ gìn các công trình công cộng và tuyên truyền mọi người cùng thực hiện.

II, Đồ dùng dạy học: Phóng to các tranh vẽ ở bài tập 1 (SGK) – nếu có điều kiện.

III, Các hoạt động dạy học chủ yếu:

 

doc51 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1186 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án khối 4 - Trường Tiểu học Thị trấn Lam Sơn - Tuần 23, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
? (Yêu cầu HS quan sát hình 1 để trả lời) - GV:Các loài cây có nhiều cách bón phân khác nhau . * KL: Bón phân để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây phát triển . Mỗi loại cây, mỗi thời kì của cây cần các loại phân bón có lượng bón khác nhau . HĐ2: HD HS tìm hiểu kĩ thuật bón phân . + Nêu tên từng loại phân bón thườn dùng để bón cho cây . + Yêu cầu HS quan sát hình 2 và nêu cách bón phân . + GV nhận xét chung và yêu cầu HS đọc ghi nhớ . 3/Củng cố, dặn dò: (2’) - Chốt lại nội dung và nhận xét giờ học. - HS nêu miệng . + HS khác nhận xét . * HS mở SGK, theo dõi bài học . - HS nghe. - Đọc SGK và dựa vào kiến thức thực tế để nêu : + Lấy trong đất . + Cây trồng hút chất dinh dương trong đất để nuôi cây. Nhưng đất ngày càng ít chất dinh dưỡng không đủ cung cấp cho cây nên cần phải bón phân cho vào đất . - HS ghi nhớ . - HS tự nêu: + Ví dụ: Phân hữu cơ Phân hoá học Phân chuồng ,. + Quan sát và nêu được: Hình2a: Bón phân vào hốc (hàng cây) Hình2b: Tưới nước phân vào hốc cây . - 3HS đọc ghi nhớ – SGK . Luyện Tiếng việt: Tuần 23( T2) I. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Luyện kĩ năng đọc diễn cảm một văn bản . - Ôn luyện từ và câu: Câu kể Ai là gì ? Câu kể Ai thế nào ? - Luyện tập về văn miêu tả cây cối. II. Các hoạt động trên lớp : 1/ Bài cũ: + Yêu cầu 2 HS đọc bài “Hoa học trò” . + Vì sao hoa phượng còn được gọi là hoa học trò ? 2/Dạy bài mới: GV giới thiệu bài trực tiếp. 1: Luyện đọc diễn cảm. Luyện đọc bài : Hoa học trò . - 2HS đọc nối tiếp ba đoạn cuả bài và nhắc lại cách đọc đoạn, bài : Giọng nhẹ nhàng, suy tư, nhấn giọng những từ ngữ được dùng một cách ấn tượng để tả vẻ đẹp đặc biệt của hoa phượng . + Luyện đọc nối tiếp đoạn theo cặp: HS trong nhóm luân phiên nhau đọc và nhận xét,góp ý lẫn nhau. - Tố chức cho nhiều đối tượng khác nhau đọc trước lớp để GV góp ý ,sửa cách đọc (nếu cần). + Lớp theo dõi, nhận xét. - Yêu cầu HS nhắc lại ND của bài Tập đọc này (Cảm nhận được vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng) . 2: Ôn luyện từ và câu . Bài1: Khoanh tròn vào trước những câu kể có dạng: Ai thế nào ? a. Men-đê-lê-ép là nhà khoa học, nhà giáo dục và nhà công nghệ vĩ đại. b. Các cống hiến của ông được đánh giá ngang Niu-tơn, Cô- péc-ních, Đác-uyn. c. Quê hương là bàn tay mẹ Dịu dàng hái lá mồng tơi Bát canh ngọt nào tỏa khói Sau chiều tan học mưa rơi . Bài2: Đoạn văn sau có mấy câu kể Ai thế nào? Buổi sáng, mẹ đi làm, bà đi chợ, Liên dắt em ra vườn chơi. Chơi ở vườn thích thật, có đủ thứ ! Con chuồn chuồn đỏ chót trông như một quả ớt chín. Hễ đưa hai ngón tay nhắp nhắp chạm phải là quả ớt ấy biến mất. Cái cây “ phải bỏng” lá dày như chiếc bánh quy. Hoa của nó treo lủng là, lủng lẳng từng chùm như những chiếc đèn lồng xanh xanh hồng hồng, xinh ơi là xinh ! A. Đoạn văn có 2 câu kể Ai thế nào? B. Đoạn văn có 3 câu kể Ai thế nào? C. Đoạn văn có 4 câu kể Ai thế nào? D. Đoạn văn có 5 câu kể Ai thế nào? ** Giáo viên bao quát lớp, nhắc nhở học sinh làm bài; chữa bài cho học sinh. 3/ Củng cố – dặn dò :- Giáo viên chốt lại nội dung bài học. Luyện Toán Tuần 23 ( T4 ) I. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Luyện kĩ năng về cộng các phân số (cùng mẫu số và khác mẫu số) . - Làm các bài tập có liên quan . II.Các hoạt động trên lớp 1. Bài cũ: Nêu cách so sánh hai phân số cùng mẫu số . Cho VD . + Nêu cách so sánh hai phân số khác mẫu số . Cho VD . 2. Bài mới. GV giới thiệu bài trực tiếp. Nội dung ôn luyện: Bài1: Tính : a. + b. c. d . * Yêu cầu 1HS khá nêu cách tiến hành cộng các phân số cùng mẫu số (khác mẫu số) . - GV hướng dẫn học sinh TB yếu cách làm bài . Bài2: Rút gọn rồi tính : a. Bài3: Tính rồi rút gọn . a. b. * HS tiến hành lần lượt theo yêu cầu đề bài (bài 2 và 3). + Nhiều HS lên bảng làm bài và chữa bài . Bài4: Một con ốc sên rơi xuống một hố sâu, ban ngày leo lên được 9/10 m , ban đêm leo lên được 2/5 m . Hỏi sau một ngày đêm ốc sên leo lên được : - Bao nhiêu mét ? - Bao nhiêu xăng - ti - mét ? * Hướng dẫn HS : + Yêu cầu HS các phân số về cùng mẫu số, sau đó thực hiện phép tính theo y/c . + 1HS nêu cách làm và giải bảng lớp . Bài 5: Một công nhân hái cà phê, tuần thứ nhất hái được 1/4 tấn, tuần thứ hai hái được 2/5 tấn, tuần thứ ba hái được 1/3 tấn. Hỏi sau ba tuần người công nhân đó hái được bao nhiêu tấn cà phê ? * Hướng dẫn HS : Tìm số cà phê hái trong 2 ngày đầu. Tìm số cà phê hái trong cả 3 ngày. - 1HS giải bảng lớp , HS khác nhận xét . *** HS làm bài , chữa bài . GV nhận xét . 3/Củng cố – dặn dò : Chốt lại nội dung và nhận xét giờ học . - Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau. Tuyện Tiếng việt tuần 23(T4) I. Mục đích, yêu cầu. - Hệ thống và mở rộng vốn từ thuộc chủ đề “Cái đẹp”, Luyện kĩ năng về sử dụng: Dấu gạch ngang . - Luyện tập về miêu tả các bộ phận của cây cối . II.Các hoạt động trên lớp: A/ Bài cũ: Đọc ghi nhớ bài: Dấu gạch ngang . + Cho ví dụ minh hoạ.(2HS nêu). B/Nội dung bài ôn luyện : * Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu bài dạy . 1: Mở rộng vốn từ : Cái đẹp Dấu gạch ngang . Bài1: Tìm dấu gạch ngang có trong đoạn trích dưới đây và nêu tác dụng của mỗi dấu . Tuần trước, vào một buổi tối, có hai người bạn học cũ đến thăm tôi : Châu – hoạ sĩ và Hiền – kĩ sư một nhà máy cơ khí . Châu hỏi tôi : - Cậu có nhớ thầy Bản không ? - Nhớ chứ ! Thầy Bản dạy vẽ bọn mình hồi nhỏ phải không ? Xuân Quỳnh . * Yêu cầu HS nối tiếp nhau nêu miệng, GV + HS nhận xét . Kết quả: Dấu gạch ngang được sử dụng: Câu 1, 3, 4 . Tác dụng : Câu1: Để đánh dấu phần chú thích trong câu . Câu3, 4 : Để đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại . Bài2: Viết đoạn văn thuật lại cuộc đối thoại giữa em với người bán sách, báo khi em đi mua sách tham khảo hoặc mua báo, trong đoạn văn có dùng dấu gạch ngang . Bài3. Chọn thành ngữ thích hợp trong các thành ngữ sau để điền vào chỗ trống: Đẹp như tiên, đẹp như mộng , đẹp như tranh, đep như Tây Thi , đẹp người đẹp nết . a. Tấm (trong truyện cổ tích Tấm Cám) là một cô gái ... b. Nước non mình đâu cũng . . * Đáp án : a. Đẹp người đẹp nết . b. Đẹp như tranh . Bài4: Viết đoạn văn ( Khoảng 5 – 7 câu) tả vẻ đẹp của con người hoặc cảnh vật mà em yêu thích. Gạch dưới những từ ngữ chỉ vẻ đẹp của người, vật được tả trong đoạn văn . 2: Luyện tập về miêu tả các bộ phận của cây cối : Đề bài 1 : Hãy viết một đoạn văn miêu tả hương vị của một trong ba thứ cây trái được nhắc đến trong hai khổ thơ sau : Mía ngọt dần lên ngọn Cam xã Đoài mọng nước Gió heo may chớm sang Giọt vàng như mật ong Trái hồng vừa trắng cát Bổ cam ngoài cửa trước Vườn cam cũng hoe vàng Hương bay vào nhà trong . - Phạm Tiến Duật - * HDHS : + HD HS phân tích đề bài : Cần nắm được trọng tâm : Viết đoạn văn, tả hương vị, một trong ba thứ cây . + GV gợi ý cho HS cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh để tả làm cho câu văn thêm phong phú, sinh động . + HS làm bài, trình bày bài, chữa bài . Đề bài 2: Viết một đoạn văn để miêu tả một thứ quả nói trong khổ thơ sau: Trái nhót như ngọn đèn tín hiệu Trỏ lối sang mùa hè Quả cà chua như cái đèn lồng nhỏ xíu Thắp mùa đông ấm áp những đêm thâu Quả ớt như ngọn lửa đèn dầu Chạm đầu lưỡi – chạm vào sức nóng Mạch đất ta dồi dào sức sống . * Hướng dẫn HS : - Yêu cầu HS nhớ lại trình tự về văn miêu tả cây cối để làm bài . - Hướng dẫn HS sử dụng từ ngữ, hình ảnh để tả . - HS đọc bài làm của mình, HS khác nhận xét, góp ý . * GV bao quát, hướng dẫn HS làm bài, chữa bài. C.Củng cố – dặn dò ; - Chốt lại nội dung và nhận xét giờ học . - Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau. Địa lí: Hoạt động sản xuất của người dân ở Đồng bằng Nam bộ (Tiếp) I, Mục tiêu: Giúp học sinh - Biết Đồng bằng Nam Bộ là vùng công nghiệp phát triển mạnh nhất nước ta. - Trình bày được mối quan hệ giữa đặc điểm tự nhiên với đặc điểm về hoạt động sản xuất của người dân ở Đồng bằng Nam bộ. - Trình bày được những đặc điểm đặc trưng của chợ nổi – nét độc đáo của Đồng bằng Sông Cửu long. - Tôn trọng những nét đặc trưng của người dân ở Đồng bằng Nam bộ. II, Đồ dùng dạy học: - Một số tranh ảnh về hoạt động sản xuất công nghiệp – chợ nổi của người dân ở Đồng bằng Nam bộ. - Phiếu học tập của HĐ1. III, Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Kiểm tra bài cũ: (3-5’) - Gọi 2 HS lên bảng trả lời: + Nêu những thuận lợi để Đồng bằng Nam bộ trở thành vùng sản xuất lúa gạo, trái cây, thủy sản lớn nhất nước ta? + Nhận xét, cho điểm. B. Dạy học bài mới: 1. Giới thiệu bài (1’) 2. HĐ1: Tìm hiểu ngành công nghiệp ở Đồng bằng Nam bộ (15’) – Mục 3 (SGK) + Yêu cầu lớp thảo luận theo 4 nhóm để hoàn thành phiếu. + 2 HS lên bảng trả lời + Lớp nhận xét, bổ sung + Đại diện các nhóm trình bày. + Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. STT Ngành Công nghiệp Sản phẩm chính Thuận lợi do 1 Khai thác dầu khí Dầu thô, khí đốt Vùng biển có nhiều dầu khí 2 Sản xuất điện Điện Sông ngòi có thác ghềnh 3 Chế biến LT-TP Gạo, trái cây Có đất phù sa màu mỡ Có nhiều nhà máy. Kết luận: Nhờ có nguồn nguyên liệu và lao động lại có đầu tư xây dựng nhiều nhà máy nên Đồng bằng Nam bộ đã trở thành vùng có ngành công nghiệp mạnh nhất nước ta với 1 số ngành nghề chính như: Khai thác dầu khí, chế biến LT – TP (Giáo viên kết hợp chỉ tranh 4, 5, 6, 7, 8 trang 124 – 125) 3. HĐ2: Tìm hiểu chợ nổi trên sông ở Đồng bằng Nam bộ (15’) + Hãy nhắc lại phương tiện giao thông chủ yếu của người dân ở Đồng bằng Nam bộ là gì? + Vậy các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa của người dân thường diễn ra ở đâu? " Chợ nổi – một nét đặc trưng của người dân ở Đồng bằng Sông Cửu long. + Kể tên các chợ nổi ở Đồng bằng Sông Cửu long mà em biết? + Thảo luận cặp đôi, mô tả những hoạt động mua bán, trao đổi ở chợ nổi trên sông ở Đồng bằng Nam bộ? + Treo tranh ảnh giới thiệu thêm. + Ghe, xuồng. + Trên các con sông. + Chợ Cái Răng, Phong Điền (Cần Thơ), chợ Phụng Hiệp (Hậu Giang). + Học sinh thảo luận cặp đôi. + Một số học sinh nêu, cả lớp nhận xét. C, Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Dặn HS chuẩn bị bài sau.

File đính kèm:

  • doctuan 23.doc