I, Mục tiêu:
- Ôn lại từ bài 1 đến bài 8.
- Tổ chức cho HS thực hành kĩ năng biết lắng nghe, biết bày tỏ ý kiến; quan tâm chăm sóc đối với ông bà cha mẹ; kính trọng thầy cô giáo và những người lao động.
II, Đồ dùng dạy học: - Phiếu học tập.
- Phiếu thảo luận.
III, Các hoạt động dạy học chủ yếu:
31 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 990 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án khối 4 - Trường Tiểu học Thị trấn Lam Sơn - Tuần 19, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ộng dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Bài cũ: (4’)Gọi HS lên bảng trả lời:
+ Khí ôxi có vai trò như thế nào đối với sự cháy.
+ Nhận xét câu trả lời và cho điểm.
B. Dạy học bài mới: Giới thiệu bài (1’)
HĐ1: Tìm hiểu vai trò của không khí đối với con người (10’)
+ Tổ chức cho HS hoạt động cả lớp.
+ YC cả lớp để tay trước mũi, thở ra và hít vào, em có nhận xét gì?
+ Nhận xét, tiểu kết.
+ YC 2 HS ngồi cùng bàn bịt mũi nhau lại và người bị bịt mũi phải ngậm miệng lại.
- Em cảm thấy thế nào khi bị bịt mũi và ngậm miệng lại?
+ Qua thí nghiệm trên, em thấy không khí có vai trò gì đối với con người?
+ Nhận xét, tiểu kết. GV kể cho HS nghe thí nghiệm : Nhốt chú chuột bạch vào một chiếc bình thuỷ tinh kín có đủ thức ăn và nước uống .HĐ2: Tìm hiểu vai trò của không khí đối với động, thực vật (10’)
+ YC các nhóm trưng bày con vật, cây trồng theo yêu cầu của tiết trước.
+ YC đại diện của mỗi nhóm nêu kết quả thí nghiệm nhóm đã làm ở nhà.
+ Với những điều kiện như nhau tại sao con vật (của nhóm 2) lại chết?
+ Còn hạt đậu (của nhóm 4) vì sao không sống được bình thường?
+ Qua 2 thí nghiệm trên, em hiểu không khí có vai trò như thế nào đối với thực vật, động vật?
+ Nhận xét, tiểu kết.
HĐ3: ứng dụng vai trò của không khí trong đời sống (10’)
+ Tổ chức cho HS trao đổi cặp đôi: Quan sát hình 5, 6 SGK và cho biết tên dụng cụ giúp người thợ lặn lặn sâu dưới nước.
+ Tên dụng cụ giúp cho bể cá có nhiều không khí hòa tan?
+ Cho HS quan sát tranh, ảnh (sưu tầm được) người bệnh nặng đang thở bình ôxi.
+ Nhận xét, kết luân: Người, động vật muốn sống được cần có ôxi để thở.
" Rút ra bài học.
C, Củng cố – dặn dò: (1’)
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
+ 2 HS lên bảng trả lời
+ Lớp theo dõi, nhận xét.
+ Làm theo yêu cầu của giáo viên.
+ 1 số HS nêu ý kiến.
- Để tay trước mũi, thở ra và hít vào em thấy có luồng không khí chạm vào tay.
+ Làm việc cặp đôi theo yêu cầu của giáo viên.
+ Em cảm thấy tức ngực, tim đập nhanh và không thể nhịn thở thêm được nữa.
+ Không khí rất cần cho quá trình hô hấp của con người. Không có không khí để thở con người sẽ chết.
+ 4 nhóm trưng bày con vật, cây trồng đã chuẩn bị lên một chiếc bàn trước lớp.
+ 4 HS cầm con vật (cây trồng) của mình trên tay và nêu kết quả.
- Nhóm 1: Con vật của nhóm em vẫn sống bình thường.
- Nhóm 2: Con vật nhóm em nuôi đã bị chết.
- Nhóm 3: Hạt đậu nhóm en trồng vẫn phát triển bình thường.
- Nhóm 4: Hạt đậu sau khi nảy mầm đã bị héo.
- Là do không có không khí để thở. Khi nắp lọ được đóng kín, lượng ôxi trong lọ hết là nó sẽ chết.
- Vì do thiếu không khí. Cây sống được là nhờ trao đổi khí với môi trường.
- Không khí rất cần cho hoạt động sống của động thực vật. Thiếu ôxi trong không khí thì động, thực vật sẽ chết.
+ 2 HS ngồi cạnh nhau quan sát tranh trao đổi, nêu ý kiến.
+ 1 số HS lên bảng chỉ vào hình vừa nêu.
- Dụng cụ giúp người thợ lặn lặn sâu dưới nước là bình ôxi.
- Bể cá có nhiều không khí là máy bơm không khí vào nước.
- HS quan sát, nhận xét, nêu ý kiến.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
+ Vài HS đọc mục bạn cần biết SGK.
Tiếng việt +
Ôn tập: Tiết 6
I, Mục tiêu:
- Kiểm tra đọc – hiểu (lấy điểm)
- Ôn luyện về văn miêu tả đồ vật.
II, Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Bài cũ(4’)
- Thế nào là danh từ? động từ? tính từ? Cho ví dụ ?
- Giáo viên nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài (1’)
1.Kiểm tra tập đọc và HTL (18’)
(1/6 số HS trong lớp)
- Yêu cầu HS đọc bài (mỗi HS đọc 1 bài).
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi về nội dung bài học đó.
- GV nhận xét, cho điểm .
2. Ôn luyện về văn miêu tả (20’)
a. Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
+ Y/C hs xác định y/c đề bài
- Treo bảng phụ : Nội dung cần ghi nhớ về bài văn miêu tả đồ vật.
- Yêu cầu HS chọn một đồ dùng học tập để quan sát và ghi kết quả vào vở.(dàn ý).
+ Giáo viên lưu ý HS trước khi làm bài
- Hãy quan sát kĩ chiếc bút, tìm những đặc điểm riêng mà không thể lẫn với chiếc bút của bạn.
- Không nên tả quá chi tiết, rườm rà.
- Yêu cầu HS trình bày kết quả.
- GV theo dõi, nhận xét, bổ sung thêm cho học sinh.
b. Viết phần mở bài kiểu gián tiếp, kết bài kiểu mở rộng .
- Y/C hs tự làm bài
- Gọi HS đọc phần mở bài và kết bài.
+ Giáo viên sửa lỗi dùng từ, diễn đạt cho từng HS.
3, Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
+ 2-3 HSủtả lời
+ HS khác nhận xét
- HS nối tiếp đọc bài (mỗi HS đọc 1 bài).
- Mỗi HS sau khi đọc xong , trả lời câu hỏi của GV về bài đọc đó .
+ 1 HS đọc yêu cầu – Lớp đọc thầm
+ Xác định yêu cầu của đề: Đây là bài văn dạng miêu tả đồ vật (đồ dùng học tập)- rất cụ thể của em.
+ 1 HS đọc to – Lớp đọc thầm.
+ HS tự HS tự lập dàn ý
+ HS nối tiếp đọc dàn bài:Tả cái bút:
Mở bài: Giới thiệu cây bút quý do bố em tặng nhân ngày sinh nhật.
Thân bài: Tả bao quát bên ngoài: hình dáng, màu sắc , chất liệu...
Tả bên trong: ngoài bút, ruột bút...
Kết bài: Em giữ gìn cây bút rất cẩn thận, không bao giờ quên đậy nắp, không bao giờ bở quên bút. Em như luôn cảm thấy ông emở bên mình mỗi khi dùng cây bút.
+ HS viết bài vào vở
+ 3-5 HS trình bày.
Tập làm văn:
Kiểm tra định kì
(Theo phiếu)
Luyện Toán:
Tuần 19(T1)
I, Mục tiêu:
- Củng cố lại dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9.
- Vận dụng các dấu hiệu chia hết để giải các bài toán có liên quan.
II, Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. HĐ1: Luyện tập (27’)
+ Ra đề bài.
+ Làm bài tập vào vở.
Bài 1: Cho các chữ số: 0, 1, 2, 5.
a, Hãy lập tất cả các số có 4 chữ số khác nhau chia hết cho 2.
b, Hãy lập tất cả các số có 4 chữ số khác nhau chia hết cho 5.
c, Hãy lập tất cả các số có 4 chữ số khác nhau chia hết cho 2 và 5.
Gợi ý:a) Chọn chữ số hàng đơn vị là 0; 2
b) Chọn chữ số hàng đơn vị là 0; 5
c) Chọn chữ số hàng đơn vị là 0
Bài 2: Hãy tìm số tự nhiên nhỏ nhất khác 1 sao cho số đó chia hết cho 2, 3, 4, 5 và 9 đều dư 1.
Bài 3: Hãy viết số tự nhiên nhỏ nhất khác 1 sao cho số đó chia cho 2 dư 1, chia cho 3 dư 2, chia cho 4 dư 3, chia cho 5 dư 4.
Bài 4: An có 3 tờ giấy, từ 3 tờ giấy này An lấy 1 tờ cắt ra làm 3 mảnh nhỏ, lấy 1 số mảnh cắt làm 3 mảnh nhỏ hơn, cứ thế mãi, liệu cuối cùng số mảnh giấy An thu được có thể là 2005 mảnh không? Giải thích vì sao?
2. HĐ2: Chấm – chữa bài
+ Thu vở để chấm
+ Nhận xét, sửa lỗi (nếu sai)
3. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Thứ 5 ngày 1 tháng 1 năm 2008
( Nghỉ tết dương lịch - Dạy bù bài sáng chiều thứ 3 và chiều thứ 6)
Tiếng việt
kiểm tra định kì cuối kì i
(Đề thi của PGD – Kiểm tra vào ngày / )
Giáo viên tổ chức cho học sinh tự kiểm tra theo bài 7 ôn tập trong vở bài tập.
Toán: T 90
Luyện tập chung
I, Mục tiêu:
- Củng cố dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9.
- Vận dụng các dấu hiệu chia hết để giải các bài toán có liên quan.
II, Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1: Kiểm tra bài cũ (5’)
- Nêu dấu hiệu chia hết cho 2,3,5,9. Cho ví dụ?
2. Luyện tập (30’)
HĐ1: Củng cố các dấu hiệu chia hết đã học(10’)
Bài 1:Gọi HS đọc yêu cầu bài 1.
+ YC HS tự làm bài.
+ Y/C hs chữa bài
+ HDHS nhận xét, sửa (nếu sai)
+ Giáo viên củng cố lại dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9.
HĐ2: Giới thiệu dấu hiệu chia hết cho 2 và5; 3 và2; cả 2,3,5,9. (10’)
-Y/C hs chữa bài, nhận xét thống nhất bài làm đúng và nêu được:
+ Số chia hết cho 2 và 5 cố chữ số tận cùng là 0.
+ Số chia hết cho 2 và 3 là số chẵn có tổng các chữ số chí hết cho3.
+ Số chia hết cho cả 2,3,5,9 có chữ số tận cùng là chữ số 0 và có tổng các chữ số chia hết cho9
HĐ3:Củng cố dãy số chẵn, dãy số lẻ
( 10’)
+ Số chẵn có chữ số tận cùng là 1;2;4;6;8.
Số lẻ có chữ số tạn cùng là: 1;3;5;7;9
+ Hai số chắn( lẻ) liên tiếp hơn kém nhau 2 đơn vị
C, Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
+ 3 HS nêu và lấy ví dụ
+ Lớp làm vào giấy nháp.
+ 2 HS đọc – Lớp đọc thầm.
+ HS tự làm vào vở.
+ Đổi vở để kiểm tra kết quả lẫn nhau.
+ HS chữa bài, nhận xét
a.Các số:676; 984; 2050. b.Các số:6705; 2050.
c.Các số:984; 676; 3327.d.Các số: 676; 57603.
+ HS giải thích tại sao chọn số đó.
VD:Số 676 không chia hết cho 9 vì có:
6 + 7 + 6 = 19 là số không chia hết cho 9.
- HS chữa bài tập 2, 3, 4.
a. Kết quả: 64620; 3560.
b. Chọn các số: 64620; 48432.
c. Các số chia hết cho cả 2, 3, 5, 9 là :
64620.
-HS nêu được đặc điểm số chia hết cho 2 và 5; số chia hết cho 2 và 3; số chia hết cho cả 2, 3, 5, 9.
Bài 3: a) 429 b) 126 c) 180 d) 444
- 3 HS chữa bài tập 4:
a) 30; 40. b) 18; 24. c) 18; 36.
- 1 HS chữa bài 5 : ( 1 HS nêu miệng KQ và nhận xét )
a) Đ b) S c) Đ
- HS nêu khái niệm số chẵn , số lẻ và tính chất của nó
Tiếng việt
kiểm tra định kì cuối kì i
(Đề thi của PGD – Kiểm tra vào ngày / )
Giáo viên tổ chức cho học sinh tự kiểm tra theo bài 8 ôn tập trong vở bài tập.
Thứ 6 ngày tháng năm 2008
Toán
kiểm tra định kì cuối học kì i
(Đề thi của PGD – Kiểm tra vào ngày / )
Giáo viên tổ chức cho học sinh tự kiểm tra theo đề bài sau:
Bài1: Khoanh vào những câu trả lời đúng :
a) Số nào trong các số dưới đây có chữ số 9 biểu thị 9 000?
A. 93 574 B. 29 687 C. 17 932 D. 80 296
b) Phép cộng : 24 675 + 45 327 có kết quả là :
A. 699 912 B. 69 902 C. 70 002 D. 60 002
c) Phép trừ : 8 634 – 3 059 có kết quả là :
A. 5624 B. 5685 C. 5675 D. 5575
d) Thương của phép chia : 67 200 : 80 là số có mấy chữ số ?
A. 5 chữ số B. 4 chữ số C. 3 chữ số D. 2 chữ số
Bài 2 Một trường tiểu học có 672 học sinh . Số HS nữ nhiều hơn số HS nam là 92 em . Hỏi trường đó có bao nhiêu HS nữ , bao nhiêu HS nam ?
Bài3: Biểu đồ (SGK- T93) cho biết số giờ có mưa của từng ngày trong một tuần lễ (có nhiều mưa ) ở một huyện vùng biển :
Trả lời câu hỏi sau :
a) Ngày nào có mưa với số giờ nhiều nhất ?
b) Ngày thứ 6 có mưa trong mấy giờ ?
c) Ngày không có mưa trong tuần là ngày thứ mấy ?
Biểu điểm:
Bài1: 5 điểm.Mỗi câu đúng cho 1 điểm
Bài2:2 điểm
Bài3: 3 điểm.nêu mỗi ý đúng cho 1 điểm
Tiếng việt
kiểm tra định kì cuối kì i
(Đề thi của PGD – Kiểm tra vào ngày 8/1)
Giáo viên tổ chức cho học sinh tự kiểm tra theo bài 8 ôn tập trong vở bài tập.
File đính kèm:
- tuan 18.doc