I, Mục tiêu:
- Bước đầu biết được giá trị của lao động.
- Tích cực tham gia các công việc lao động ở lớp, ở trường, ở nhà phù hợp với khả năng bản thân.
- Biết phê phán những biểu hiện chây lười lao động.
II, Đồ dùng dạy học: - SGK.
- Bút, giấy vẽ.
46 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 937 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án khối 4 - Trường Tiểu học Thị trấn Lam Sơn - Tuần 18, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i trực tiếp.
HĐ1: Nội dung bài ôn:
- GV ghi hệ thống bài tập lên bảng, yêu cầu HS làm vào vở:
Bài 1: Tính các giá trị của biểu thức : m + n; m – n; m x n; m : n. Với :
a) m = 952 , n = 28 b) m = 2006 , n = 17 .
Chú ý: Cần HD cho HS trung bình – yếu:
- Yêu cầu HS nhắc lại cách thực hiện tính .
- Cho HS TB – yếu thực hiện nhiều lần trên giấy nháp .
Bài2: Tính :
a, 12 054 : ( 15 + 67 )
29 150 – 136 x 201
b, 9700 : 100 + 36 x 12
(160 x 5 – 25 x 4) : 4
* HD HS TB – yếu:
+ Yêu cầu HS nêu cách thực hiện từng biểu thức và cách trình bày .
+ GV bao quát , HD HS còn lúng túng .
- HS làm bài vào vở , rồi chữa bài .
Bài 3: Một thửa ruộng HCN có chu vi 530m, chiều rộng kém chiều dài 47m.Tính diện tích của thửa ruộng .
* HD HS:
+ Yêu cầu HS nêu tóm tắt bài toán .
+ HD HS phân tích bài toán : Biết chu vi HCN sẽ tính được gì ?
Nhận dạng toán .
+ 1HS làm bài trên bảng lớp , HS khác làm vào vở , nhận xét .
Bài 4: Một hộp bánh giá 24 000đồng và một chai sữa giá 9 800 đồng .Sau khi mua hai hộp bánh và 6 chai sữa , mẹ còn lại 93 200đồng . Hỏi lúc đầu mẹ có bao nhiêu tiền ?
* HD HS TB – yếu :
- Yêu cầu HS đọc kĩ đề bài , tìm số tiền mẹ mua bánh và sữa rồi từ đó tìm số tiền mẹ có ban đầu.
- HS nêu các bước làm .
- HS làm bài vào vở , rồi chữa bài .
Bài 5: Một thửa ruộng HCN có chiều dài 120 m, chiều rộng bằng 2/3 chiều dài . Người ta cấy lúa ở đó , tính ra cứ 100 m2 thu hoạch được 50kg thóc . Hỏi đã thu hoạch ở thửa ruộng đó bao nhiêu tạ thóc ?
(Dành cho HS khá - giỏi)
*** HS khá - giỏi làm tất cả các BT; HS TB – yếu làm các bài: 1,2 , 3, 4.
3:Củng cố- Dặn dò.
- Chốt lại nội dung bài và nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
Luyện tiếng việt
Tuần 17(t2)
I.Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Luyện đọc đúng và diễn cảm bài “Rất nhiều mặt trăng”, yêu cầu đọc thể hiện được giọng đọc của bài.
- Luyện làm văn : Đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật .
II.Chuẩn bị: Bảng phụ chép sẵn bài văn (phần TLV).
III. Các hoạt động trên lớp :
1/ Bài mới: GV giới thiệu, nêu mục tiêu của bài.
HĐ1: Luyện đọc bài : Rất nhiều mặt trăng .
- 3HS đọc nối tiếp 3 đoạn của bài : Rất nhiều mặt trăng .
- Nêu lại cách đọc : Yêu cầu HS đọc nghỉ hơi nhanh, tự nhiên trong câu : Nhưng aithực hiện được/rất xa/ đất nước của nhà vua .
+ Đoạn đầu : Đọc giọng chậm rãi , nhẹ nhàng . Chú ý nhấn giọng những từ ngữ thể hiện sự bất lực của các quan , sự buồn bực của nhà vua .Lời chú hề :(Vui, điềm đạm). Lời công chúa (hồn nhiên, ngây thơ ).
+ Đoạn kết đọc với giọng vui , nhanh hơn .
- HS luyện đọc nối tiếp đoạn theo cặp .
+ Tổ chức cho các nhóm đối tượng khác nhau thi đọc diễn cảm đoạn, bài.
+ Lớp theo dõi và nhận xét .
+ GV chỉnh sửa cách đọc cho HS .
- Yêu cầu 1HS nêu lại nội dung bài tập đọc .
HĐ2: Tập làm văn : Đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật .(Treo bảng phụ)
1.Đọc bài văn :
Nhân ngày khai trường, ông em sửa cái túi sách của mẹ thành chiếc cặp hai ngăn có quai đeo cho em đi học .
Chiếc cặp của em bằng vải giả da, màu tím, nắp cặp màu đen. Ông đã đo,cắt để cho em đựng vừa chiếc bảng con , sách vở, bút thứơc cần mang đến lớp hàng ngày. Ngoài ra, ông còn làm một ngăn phụ dùng để đựng những giấy nháp, giấy kiểm tra, giấy màu và kéo làm thủ công .
Xung quanh các mép cặp, ông viền thêm nẹp bằng vải nhựa màu đen. Chỗ gần sát khóa có thêm nẹp bằng vải nhựa màu xanh da trời. Góc phải phía dưới, ông may đính vào cặp một chiếc thuyền buồm màu đỏ bằng vải giả da khiến chiếc cặp trông càng xinh xắn,nổi bật.
Chiếc cặp của em không giống của bạn naò ,nhưng rất tiện cho em đi học . Đặc biệt chiếc cặp còn gợi nên tình cảm của ông dành cho em nên em rất quý nó. Em luôn giữ gìn cặp cẩn thận và học tập thật chăm ngoan như lời ông dặn .
2. Bài văn gồm có mấy đoạn ?
3. Tìm đoạn tả hình dáng bên ngoài cái cặp :
4. Đoạn văn cuối cùng nói về điều gì ?
*** Y/C HS làm bài và thực hiện chữa từng phần .
3/Củng cố – dặn dò :
- Chốt lại nội dung và nhận xét giờ học .
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
Luyện toán:
Tuần 17 ( t2,3)
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Củng cố về dấu hiệu chia hết cho 2, dấu hiệu chia hết cho 5.
- Giải các bài toán có liên quan về dấu hiệu chia hết cho 2, dấu hiệu chia hết cho 5.
II. Các hoạt động dạy học.
1. Bài cũ: - Nêu dấu hiệu chia hết cho 2? Cho ví dụ?
- Nêu dấu hiệu chia hết cho 5? Cho ví dụ?
- Giáo viên nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài trực tiếp.
Hướng dẫn học sinh thực hiện các bài tập sau:
Bài 1:
a.Với ba chữ số 3, 4, 6 hãy viết các số chẵn có ba chữ số, mỗi số có cả ba chữ số đó.
b. Với ba chữ số 3, 5, 6 hãy viết các số lẻ có ba chữ số, mỗi số có cả ba chữ số đó.
Hướng dẫn HS yếu: Nhớ lại đặc điểm của số chẵn ( Là số có chữ số tận cùng là 0, 2, 4, 6, 8); đặc điểm của số lẻ: ( Là số số có chữ số tận cùng là 1, 3, 5, 7, 9) từ đó lập các số chẵn, lẻ có ba chữ số từ các chữ số đã cho.
Ví dụ: a. 346, 364, 634, 436.
b. 653, 635, 365, 563.
Bài 2.
a. Viết số chẵn thích hợp thích hợp vào chỗ chấm: 340, 342, 344, ..., ..., 350.
b. Viết số lẻ thích hợp thích hợp vào chỗ chấm: 8347, 8349, 8351, ...,...,8357.
Hướng dẫn HS yếu: Nhớ lại đặc điểm của dãy số chẵn (lẻ): Hai số chẵn (lẻ) liền kề nhau hơn kém nhau ? đơn vị từ đó xác định được số cần điền.
Bài 3. Với ba chữ số 0, 5, 7 hãy viết các số có ba chữ số, mỗi số có cả ba chữ số đó và đều chia hết cho 5.
Hướng dẫn HS yếu: Dựa vào dấu hiệu chia hết cho 5 ( Số có chữ số tận cùng là 0 hoặc 5) từ đó lập các số có ba chữ số chia hết cho 5 từ các chữ số đã cho .
Ví dụ 570, 750, 705.
Bài 4
Một bạn học sinh khi viết một số có 5 chữ số nhưng do sơ ý bạn đó làm bị nhòe mất chữ số cuối cùng nên chỉ còn số như sau: 5784*.
Em hãy tìm giúp bạn số ban đầu bạn viết, biết rằng số đó chỉ chia hết cho 5 mà không chia hết cho 2.
Bài 5 (Dành cho học sinh khá - giỏi)
Nam có một số táo, ít hơn 20 quả. Biết rằng, nếu Nam đem số táo đó chia đều cho 5 bạn hoặc cho 2 bạn thì cũng vừa hết. Hỏi Nam có bao nhiêu quả táo?
Gợi ý: Một số chia hết cho 5 thì có chữ số tận cùng là 5 hoặc 0. Và số chia hết cho 2 là số chẵn nên số chia hết cho cả 2 và 5 phải là số có chữ số tận cùng là chữ số 0. Nhưng theo đề bài đã cho, số táo của Nam ít hơn 20 nên số táo có là 10 quả.
Vậy Nam có 10 quả táo.
Bài6: Câu nào đúng, câu nào sai ?
a) Số có chữ số tận cùng là 4 thì chia hết cho 2 .
b) Số chia hết cho 2 thì có chữ số tận cùng là 4.
c) Số vừa chia hết cho 2,vừa chia hết cho 5 thì có chữ số tận cùng là 0.
d) Số chia hết cho 5 thì có chữ số tận cùng là 5 .
e) Số có chữ số tận cùng là 5 thì chia hết cho 5 .
HD HS : + Nhiều đối tượng HS nêu.
+ GV theo dõi , HD nếu thấy cần .
3. Củng cố, dặn dò. Giáo viên nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
Luyện Tiếng Việt
Tuần17(t3)
I.Mục đích, yêu cầu.
- Rèn kĩ năng :
+ Nhận biết và lấy được những VD về vị ngữ trong câu kể : Ai làm gì ?
+ Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả đồ vật .
II.Các hoạt động trên lớp:
1. Bài cũ :
- Đọc ghi nhớ về bài : Vị ngữ trong câu kể : Ai làm gì ? Cho VD minh hoạ ?
- Giáo viên nhận xét.
2. Bài mới: GV nêu mục tiêu bài dạy .
HĐ1: Vị ngữ trong câu kể : Ai làm gì ?
Bài1: Đọc thầm đoạn văn :
Anh vuốt ve con cá rồi thả xuống nước . Cả đàn cá quay lại , ngoảnh đầu về phía boong tàu , nhảy vung lên như để cảm ơn rồi tỏa ra biển rộng . Hôm sau, tàu nhổ neo .Đàn cá heo lại kéo đến . Chúng bơi trước mũi tàu như kẻ dẫn đường , quyến luyến không muốn chia tay .
Bài 2: Viết lại các câu kể : Ai làm gì ? trong đoạn văn trên . Gạch chân dưới vị ngữ trong những câu vừa tìm được .
Bài 3. Nối từ ngữ ở cột a với từ ngữ ở cột b để tạo thành câu kể : Ai làm gì?
róc rách
Hùng và Nam
Trong giờ toán, Lan
đá bóng
chảy róc rách
Suối
lấy truyện ra đọc
Tiếng nước chảy
HĐ2: Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả đồ vật .
Hãy viết một đoạn văn tả bên trong chiếc cặp của em, theo các gợi ý sau :
a) Chiếc cặp có mấy ngăn ? Vách ngăn được làm bằng gì ? Trông như thế nào ?
b) Em đựng gì ở mỗi ngăn ?
* GV bao quát, HD HS yếu làm bài.
- Giáo viên gọi học sinh đọc bài làm.
- Giáo viên nhận xét, bổ sung cho học sinh.
3.Củng cố – dặn dò
- Chốt lại nội dung và nhận xét giờ học .
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
Luyện toán.
Tuần 14(T4)
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Ôn luyện về : Dấu hiệu chia hết cho 2 , 5.
II Các hoạt động trên lớp
1. Bài mới: GV nêu mục tiêu bài dạy.
HĐ1: Nội dung ôn luyện:
Bài1: Trong các số :815 , 4530 , 8361 , 807 :
a) Số nào chia hết cho 2 ? Số nào chia hết cho 3 ?
b) Số nào chia hết cho 5 ? Số nào chia hết cho 9 ?
c) Số nào vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 3 ?
d) Số nào vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 ?
e) Số nào vừa chia hết cho 3 vừa chia hết cho 9 ?
HD HS TB – yếu:
- Yêu cầu HS nêu lại các dấu hiệu chia hết để vận dụng làm .
- HS làm bài ,GV bao quát để giúp đỡ HS yếu.
Bài2: Viết số thích hợp vào ô trống để được:
a) ă34 chia hết cho 2 và chia hết cho 3 . b) 75ă chia hết cho 2 và chia hết cho 5.
c) 2ă3 chia hết cho 9 . d) 8ă1 chia hết cho 3 và chia hết cho 9 .
e) 8ă1 chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 9.
HD cho HS TB – yếu:
- HD HS dựa vào dấu hiệu chia hết , phân tích để nắm cách làm .
- HD HS TB – yếu cách thực hiện từng bài .
- Các đối tượng khác nhau lên chữa bài , HS khác nhận xét .
Bài3: Tìm x ,biết x là số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 và :
a) 350 < x < 390 b) 1942 < x < 1964
* HD HS xác định các số nằm trong khoảng trước, rồi mới tìm số cần tìm .
Bài 4: Mai có một số kẹo ít hơn 55 cái và nhiều hơn 40 cái . Nếu Mai đem số kẹo đó chia đều cho 5 bạn hoặc chia đều cho 3 bạn thì cũng vừa hết . Hỏi Mai có bao nhiêu cái kẹo ?
HD HS TB – yếu:
- Yêu cầu HS đọc kĩ đề bài toán .
- Số lớn hơn 40 và bé hơn 55 có những số nào ? Những số nào vừa chia hết cho 5, vừa chia hết cho 3.
- HD HS trung bình việc thực hiện từng bước giải .Chữa trên bảng lớp .
*** HS khá giỏi làm cả 5 bài , HS TB – Yếu làm 4 bài đầu .
3/Củng cố – dặn dò :
- Chốt lại nội dung và nhận xét giờ học .
File đính kèm:
- tuan 17.doc