Giáo án khối 4 - Trường Tiểu học Thị trấn Lam Sơn - Tuần 15

I, Mục tiêu: Giúp học sinh

1. Hiểu: + Công lao của các thầy, cô giáo đối với học sinh.

+ Học sinh phải kính trọng, biết ơn, yêu quý thầy giáo, cô giáo.

2. Biết bày tỏ sự kính trọng, biết ơn các thầy giáo, cô giáo.

II, Đồ dùng dạy học:

III, Các hoạt động dạy học chủ yếu:

 

doc46 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1114 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án khối 4 - Trường Tiểu học Thị trấn Lam Sơn - Tuần 15, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tự chọn của HS. II,Đồ dùng dạy học : - Tranh quy trình của các bài trong chương. -Mẫu khâu ,thêu đã học. III,Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A,Bài cũ : +Kiểm tra đồ dùng học tập của HS. B,Bài mới : *Giới thiệu bài : *HĐ1:GV tổ chức ôn tập các bài đã học trong chương I(20 phút ) +GV YC HS nhắc lại các mũi khâu,thêu đã học( khâu thường,khâu đột thưa,khâu đột mau,thêu móc xích,thêu lướt vặn. +GV nhận xét,sử dụng tranh quy trình để củng cố những kiến thức cơ bản về cách khâu ,thêu đã học. *HĐ2:HS thực hành làm sản phẩm tự chọn:(10phút ) +GV nêu YC thực hành và hướng dẫn HS lựa chọn sản phẩm. +GV tổ chức cho HS thực hành +GV đi quan sát,nhắc nhở ,giúp đỡ HS lúmg túng. HĐ3: Nhận xét đánh giá sản phẩm - Y/C hs trình bày sản phẩm - HD hs nhận xét , đánh giá sản phẩm C, Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học - Dặn HS chuẩn bị bài sau. +1 số HS nhắc lại quy trình và cách cắt vải theo đường vạch dấu,khâu thường,khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường,khâu đột thưa,khâu đột mau,thêu móc xích,thêu lướt vặn. +Lớp nhận xét và bổ sung ý kiến. +HS lựa chọn sản phẩn để thực hành . +HS vận dụng những kiến thức đã học về cắt,khâu ,thêu để thực hành. HS trưng bày sản phẩm Nhận xét sản phẩm của bạn Luyện toán Tuần 15(T2,3) i. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Củng cố về các tính chất của phép nhân, phép chia. - Củng cố về nhân, chia cho số có hai chữ số. - Vận dụng vào giải toán có lời văn. II. Các hoạt động dạy học. 1. Bài mới. Giáo viên giới thiệu bài trực tiếp. HĐ1 Củng cố kiến thức. - Nêu quy tắc: Nhân một số với một tổng: a x (b + c) = a x b + a x c. Nhân một số với một hiệu: a x (b - c) = a x b - a x c. Chia một tổng cho một số: (a + b): c = a : c + b : c Chia một số cho một tích: a : (b x c) = a : b : c = a : c : b. Chia một tích cho một số: (a x b) : c = a (b) : c x b (a). - Nêu các thực hiện và cách ước lượng khi chia cho số có hai chữ số? ( HS nhắc lại) - Giáo viên nhận xét, củng cố lại kiến thức cho học sinh. HĐ2 Thực hành làm các bài tập. Bài1. Tính bằng hai cách: a. 46 x ( 247 + 3078) ; 246 x ( 3602 – 468) b. (2475 + 4698) : 9 (2450 + 3685) : 5 * Hướng dẫn HS yếu: Dựa vào quy tắc đã học thực hiện lần lượt từng cách tính một, đối chiếu hai cách tính đều cho một kết quả giống nhau. Bài2: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng : a, 12 340 : 500 = 24 dư 34 b, 12 340 : 500 = 240 dư 34 c, 12 340 : 500 = 24 dư 340 d, 12 340 : 500 = 240 dư 340 * HD HS TB – yếu: + Yêu cầu HS để khoanh đúng thì cần phải thực hiện đặt tính và tính để tìm ra kết quả cần tìm. + GV bao quát , hướng dẫn HS còn lúng túng với việc ước lượng khi chia . Bài3. Dành cho học sinh giỏi. Tính nhanh. a. 3972 : 5 + 5973 : 5 b. 32 x 7 + 7 x 28 + 15 x 7 + 35 c. 350 x 6 – 250 x 6 – 6 x 40 – 300. d. (4630 x 75) : 15. Gợi ý. Hướng dẫn học sinh: Dựa vào các tính chất của phép nhân và phép chia đã học tìm cách tính sao cho không phải tính toán. Bài 4: Có 90 hộp bút đựng số bút như nhau,Từ mỗi hộp đó người ta lấy ra 2 bút thì số bút còn lại ở trong 90 hộp đúng bằng số bút có trong 75 hộp nguyên ban đầu .Hỏi mỗi hộp nguyên ban đầu có bao nhiêu bút ? (Dành cho HS khá giỏi) * HD HS: + Cần tìm số bút đã lấy ra . + Tổng số bút lấy ra đó ứng với bao nhiêu hộp nguyên ? + Tính mỗi hộp nguyên ban đầu thế nào ? Bài 5: Trong một phép chia một số cho 9 có thương là 222,số dư là số dư lớn nhất có thể được trong phép chia này .Tìm số bị chia . * HD HS TB – yếu : - Yêu cầu HS tìm số dư lớn nhất khi biết số chia là 9. - Gọi số bị chia là x,HD HS lập phép chia để tính . - HS làm bài vào vở ,rồi chữa bài . Bài 6: Tìm số bị chia và số chia bé nhất để phép chia có thương là 123 và số dư là 44. (Dành cho HS khá giỏi) *** HS khá - giỏi làm tất cả các BT; HS TB – yếu làm các bài: 1,2 , 4, 5. Luyện tiếng việt Tuần 15 (t2) I. Mục đích, yêu cầu. - Củng cố về văn miêu tả: Nắm rõ bố cục bài văn miêu tả. - Lập được dàn ý 1 bài văn miêu tả. II. Các hoạt động dạy học. 1. Bài cũ: Thế nào là văn miêu tả? (1 HS nhắc lại ghi nhớ trang 140 SGK) - GV nhận xét. 2. Bài mới: GV giới thiệu bài trực tiếp. HĐ1 Ôn lại kiến thức về văn miêu tả. - Cấu tạo bài văn miêu tả gồm ? phần? Là những phần nào? ( 3 phần: Mở bài – Thân bài – Kết luận.) - Phần mở bài có mấy cách? Đó là những cách mở bài nào? ( 2 cách: Mở bài trực tiếp, mở bài gián tiếp) - Phần kết luận của bài văn miêu tả có giống với kết luận của dạng bài nào đã học? ( Giống văn kể chuyện: Kết bài trực tiếp và kết bài mở rộng) - Phần thân bài của bài văn miêu tả thường được tả theo trình tự như thế nào? + Tả bao quát chung. + Tả chi tiết, tả những bộ phận nổi bật. + Tả các hoạt động, các ảnh hưởng của xung quanh tác động vào. HĐ2. Lập dàn ý về tả cái trống trường. - Yêu cầu học sinh lập dàn ý đủ 3 phần: Mở bài – Thân bài – Kết luận. a. Mở bài: GV hướng dẫn học sinh có thể mở bài theo hai hướng: Trực tiếp hoặc gián tiếp. (Đối với HS khá - giỏi làm cả hai trường hợp) VD: Trực tiếp: Những ngày đầu cắp sách tới trường, có một đồ vật gây cho tôi ấn tượng thích thú nhất, đó là chiếc trống trường. Gián tiếp: Kỉ niệm những ngày đầu đi học là kỉ niệm mà ai cũng không bao giờ quên. Kỉ niệm ấy luôn gắn với những đồ vật và con người. Nhớ lại những ngày đầu đi học, tôi luôn luôn nhớ tới chiếc trống trường tôi, nhớ những âm thanh rộn rã, náo nức của nó. b. Thân bài. Giáo viên hướng dẫn học sinh: - Tả bao quát cái trống: Cái trống hình dáng như thế nào? Nằm ở đâu? - Tả chi tiết từng bộ phận: Mình trống, lưng trống, hai đầu trông,... + Tả hình dáng trống. Tả xen kẽ. + Tả âm thanh của trống. VD: Tả âm thanh: Tiếng trống ồm ồm giục giã: “Tùng! Tùng! Tùng!”giục chúng tôi rảo bước nhanh chân tới trường... Kết luận. Giáo viên hướng dẫn học sinh có thể làm theo hai hướng: Kết bài trực tiếp và kết bài mở rộng. (Đối với HS khá - giỏi làm cả hai trường hợp) VD. Trực tiếp: Tạm biệt anh trống, đám trò nhỏ chúng tôi ríu rít ra về. Mở rộng: Rồi đây, tôi sẽ trở thànhhọc sinh trung học. Rời xa mái trường tuổi thơ tôi sẽ không bao giờ quên hình dáng đặc biệt của chiếc trống trường tôi, những âm thanh thôi thúc, rộn ràng của nó,... - Giáo viên gọi học sinh đọc bài làm của mình. - GV theo dõi, sửa cho học sinh. 3. Dặn dò. Về nhà làm lại bài văn, tập chú ý quan sát, chuẩn bị bài tả cảnh. Luyện tiếng việt Tuần 15( t3 ) I. Mục tiêu: - Luyện tập củng cố cách nhận biết một số từ nghi vấn và đặt câu với các từ nghi vấn ấy. II. Hoạt động dạy học: 1. Bài cũ: Nêu ghi nhớ về câu hỏi. 2. Bài mới. GV giới thiệu bài trực tiếp. Giao bài tập, H. đọc và nêu rõ yêu cầu của từng bài, sau đó tự làm và chữa bài. Giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh yếu. Bài 1: Đặt câu hỏi cho bộ phận được gạch dưới trong từng câu sau đây: a. Giữa vòm lá um tùm, có một bông hoa dập dờn trước gió. b. Bác sĩ Li là một người đức độ, hiền từ mà nghiêm nghị. c. Chủ nhật tuần tới, mẹ sẽ cho con đi chơi công viên nước. d. Bé rất ân hận vì bé không nghe lời mẹ, đã ngắt bông hoa đẹp ấy. * Gợi ý. Câu hỏi: a- Cái gì dập dờn trước gió? b- Bác sĩ Li là người thế nào? c- Bao giờ mẹ cho con đi chơi công viên nước? d- Bé ân hận vì sao? Bài 2: Trong các từ in nghiêng ở mỗi cặp câu dưới đây, từ nào là từ nghi vấn? Từ dùng để hỏi? + Tên em là gì?; Việc gì tôi cũng làm. + Em đi đâu? ; Đi đâu tôi cũng đi. + Em về bao giờ? ; Bao giờ tôi cũng sẵn sàng. * Gợi ý: Từ nghi vấn ( in đậm): là gì? đi đâu? về bao giờ? Bài 3:Viết đoạn văn ngắn thuật lại cuộc trò chuỵên giữa em với bạn em về một nội dung tự chọn, trong đoạn văn có dùng câu hỏi. - Yêu cầu học sinh viết đoạn văn và trình bày nội dung đoạn văn. - Lớp nhận xét về nội dung, cách sử dụng câu hỏi có chính xác không? Giáo viên nhận xét cụ thể. Bài 4: Đặt câu với những từ ngữ sau: mặt trời, cánh đồng, chăm chỉ, kiện tướng, công viên. - Yêu cầu HS đặt câu và đọc nội dung những câu vừa đặt. (Giáo viên lưu ý gọi nhiều đối tượng học sinh yếu được đặt câu). Vd: + Mặt trời chiếu sáng rực rỡ. + Trên cánh đồng mênh mông, từng đàn cò trắng đang bay lượn. + Bạn Tuấn luôn chăm chỉ học tập. Bài 5: Em hãy đặt một số câu hỏi. * Gợi ý: - Anh có thể chỉ cho tôi đường đến bách hoá không? - Có phải là bạn ấy học rất giỏi không? - Sao mà cô ấy có giọng hát tuỵêt vời thế nhỉ? Bài 6: Em hãy đặt câu hỏi cho tình huống sau đây: Vào công viên, em thấy mấy bạn nhỏ vứt vỏ hộp lung tung ra lối đi, mặc dù thùng rác công cộng ở ngay cạnh. Em dùng hình thức câu hỏi để bộc lộ sự chê trách của mình đối với hành động thiếu ý thức của các bạn nhỏ đó. Vd có thể đặt câu hỏi: + Các bạn ơi, thùng rác ở đâu nhỉ? Giáo viên nhận xét kết quả chữa bài. C. Củng cố. Dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Dặn học sinh làm bài tập về nhà: Đặt câu hỏi cho các cụm từ được gạch dưới trong các câu sau: + Trên cao, bầy chim đang ríu rít. + Anh ấy là một người vui tính. + Vài tiếng đồng hồ nữa, bác sẽ rời khỏi nơi đây. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp Chủ đề Giới thiệu tham quan di tích lịch sử quê hương.Chăm sóc giữ gìn nghĩa trang liệt sĩ. I, Mục tiêu: - Giới thiệu và tổ chức cho HS tham quan di tích lịch sử Lam Kinh .Tìm hiểu về những người con anh hùng của quê hương. - Biết bảo vệ, giữ gìn,chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ ở địa phương. II, Nội dung : Bước 1 : Tổ chức : +GV giới thiệu vài nét về di tích lịch sử Lam Kinh để HS nắm được. +Chia lớp thành 2 nhóm . +GV tổ chức cho HS sưu tầm về những mẫu chuyện nói về Lê Lợi ,Lê Lai những vị anh hùng của quê hương . +Kể những việc mà các em đã làm để bảo vệ,chăm sóc nghĩa trang. Bước 2: Cách tiến hành: +GV tổ chức cho HS đi tham quan di tích lịch sử Lam Kinh tại địa phương để HS nắm được: -Hiểu thêm về những người con anh hùng của quê hương. -Cảnh đẹp của quê hương,Di tích lịch sử văn hoá của quê hương. +HS kể lại những hoạt động mà các em đã tham gia để chăm sóc,giữ gìn nghĩa trang. +GV nhận xét buổi tham quan ,nhắc nhở HS . III, Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học - Dặn HS chuẩn bị bài sau.

File đính kèm:

  • doctuan 15.doc
Giáo án liên quan