I, Mục tiêu: Giúp học sinh
1. Hiểu công lao sinh thành, dạy dỗ của ông bà, cha mẹ và bổn phận của con cháu đối với ông bà, cha mẹ.
2. Biết thực hiện những hành vi, những việc làm thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ trong cuộc sống.
3. Kính yêu ông bà, cha mẹ.
II, Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ
- Giấy + bút dạ
40 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1165 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án khối 4 - Trường Tiểu học Thị trấn Lam Sơn - Tuần 13, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ày trước lớp
+ Nhận xét, cho điểm HS
Bài 3: Gọi HS đọc yêu cầu và mẫu
+ YC HS tự đặt câu
+ Gọi HS nêu miệng câu mà mình vừa đặt
+ Nhận xét, tuyên dương HS đặt câu hay, đúng ngữ điệu.
+ 2 HS đọc – Lớp đọc thầm
+ 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi
+ 3-5 cặp trình bày
+ Lớp theo dõi, nhận xét
+ 1 HS đọc – Lớp đọc thầm
+ HS tự đặt câu ra giấy nháp
+ 1 số HS nêu miệng
+ Lớp nhận xét, bổ sung
VD: Mình để bút ở đâu nhỉ?
- Cô này trông quen quá, hình như mình đã gặp ở đâu thì phải? ...
C, Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Tập làm văn: Trả bài văn kể chuyện
I, Mục tiêu:
- Hiểu được nhận xét chung của giáo viên về kết quả bài viết của các bạn để liên hệ với bài làm của mình.
- Biết sửa lỗi cho bạn và sửa lỗi cho mình.
II, Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ ghi sẵn 1 số lỗi về: chính tả, cách dùng
từ, cách diễn đạt
III, Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. HĐ1: Nhận xét chung bài làm của học sinh (15’)
+ Gọi HS đọc lại đề bài
+ Đề bài yêu cầu gì?
+ Nhận xét chung
* Ưu điểm về
+ HS hiểu đề, viết đúng yêu cầu của đề như thế nào?
+ Diễn đạt câu, ý
+ Sự việc, cốt truyện liên kết giữa các phần
+ Thể hiện sự sáng tạo khi kể theo lời nhân vật.
+ Chính tả, hình thức bài văn
+ Giáo viên nêu tên những HS viết đúng yêu cầu, lời kể hấp dẫn, sinh động có sự liên kết giữa các phần. Mở bài, kết bài hay.
* Khuyết điểm
+ Giáo viên nêu các lỗi điển hình về ý, về dùng từ đặt câu, đại từ nhân xưng, cách trình bày bài văn, chính tả.
+ Viết trên bảng phụ các lỗi phổ biến. YC HS thảo luận, phát hiện lỗi tìm cách sửa.
+ Trả bài cho HS
2. HĐ2: Hướng dẫn HS chữa bài (10’)
+ YC HS tự chữa bài của mình bằng cách trao đổi với bạn bên cạnh.
+ Đi giúp đỡ từng cặp HS yếu
+ Gọi 1 số HS đọc bài văn hay, bài được điểm cao cho các bạn nghe.
+ Sau mỗi HS đọc, giáo viên hỏi để HS tìm ra.
3. HĐ3: Hướng dẫn HS viết lại đoạn văn (10’)
Gợi ý HS viết lại đoạn văn khi đoạn văn có:
+ Có nhiều lỗi chính tả
+ Đoạn văn lủng củng, diễn đạt chưa rõ ý
+ Đoạn văn viết đơn giản, câu văn cụt...
Gọi HS đọc đoạn văn đã viết lại
+ Nhận xét từng đoạn văn.
+ 1 HS đọc thành tiếng
+ 2 HS nhắc lại yêu cầu của đề bài
+ Lắng nghe
+ Xem lại bài của mình
+ 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi để cùng chữa bài
+ 4 HS đọc
+ Lớp lắng nghe
+ Cách dùng từ
+ Lối diễn đạt, ý hay
+ Tự viết lại đoạn văn
+ 5-7 HS đọc lại đoạn văn của mình
C, Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Luyện toán: Tuần 13
I, Mục tiêu: Giúp học sinh
- Củng cố về nhân nhẩm số có 2 chữ số với 11
- Nhân với số có ba chữ số
II, Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. HĐ1: Ôn tập hệ thống hóa một số kiến thức đã học về nhân nhẩm số có 2 chữ số với 11, tiếp tục củng cố cách nhân với số có 3 chữ số:
+ YC 1 số HS nêu lại
- Cách nhân nhẩm số có 2 chữ số với 11
- Cung cấp lại kĩ thuật nhân với số có 3 chữ số cho HS.
2. HĐ2: Luyện tập (25’)
+ Ra đề bài.
+ Theo dõi
+ Tự làm vào vở
Bài 1: Đặt tính rồi tính
7892 x 509; 3576 x 207
1063 x 158; 4759 x 132
Bài 2: Tính nhẩm
95 x 11; 89 x 11; 72 x 11; 37 x 11; 60 x 11; 34 x 11
Bài 3: Tính giá trị của các biểu thức sau:
458 x 105 + 324 x 105; 457 x 207 – 207 x 386
84 x 11 – 306; 84 x 11 x 306; 84 + 11 x 306
Bài 4: Một hình chữ nhật có chu vi là 120m. Nếu tăng chiều rộng lên 8m và giảm chiều dài đi 8m thì hình chữ nhật trở thành hình vuông. Tính diện tích hình chữ nhật lúc ban đầu.
3. HĐ3: Chấm, chữa bài
+ Giáo viên thu vở để chấm
+ Nhận xét, chữa bài (nếu sai)
* Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Thứ 6. 30.11.2007
Tập làm văn: Ôn tập văn kể chuyện
I, Mục tiêu:
- Cung cấp những đặc điểm của bài văn kể chuyện
- Kể được câu chuyện theo đề tài cho trước
- Trao đổi với bạn để hiểu được nội dung ý nghĩa, nhân vật, kiểu mở bài và kết bài trong bài văn kể chuyện của mình (bạn)
II, Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ ghi sẵn các kiến thức cơ bản của văn kể chuyện.
III, Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Bài cũ: (4’)
Giáo viên kiểm tra việc viết lại đoạn văn của 1 số HS chưa đạt yêu cầu ở tiết trước.
B. Dạy học bài mới:
1. Giới thiệu bài (1’)
2. HĐ1: Làm việc theo cặp (10’)
Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu
+ YC HS trao đổi theo cặp để trả lời câu hỏi
+ Đề 1 và đề 3 thuộc loại văn gì? Vì sao em biết?
+ Đề 2 thuộc loại văn gì? Giải thích
Bài 2+3: Gọi HS đọc yêu cầu
+ Gọi HS phát biểu về đề bài của mình chọn
a. Kể trong nhóm:
+ YC HS kể chuyện và trao đổi về câu chuyện theo từng cặp.
+ Treo bảng phụ
b. Kể trước lớp:
- Tổ chức cho HS thi kể
- YC HS lắng nghe và hỏi bạn theo các câu hỏi gợi ý ở bài tập 3.
- Nhận xét, cho điểm từng HS
+ 1 HS đọc to – Lớp đọc thầm
+ 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận
+ Đại diện 1 số cặp nêu ý kiến
- Đề 1 thuộc loại văn viết thư vì đề bài yêu cầu viết thư thăm bạn.
+ Đề 3 thuộc loại văn miêu tả và đề bài yêu cầu tả lại chiếc áo hoặc chiếc váy.
+ Đề 2 thuộc loại kể chuyện. Vì đây là kể l ại một chuỗi các sự việc có liên quan đến tấm gương rèn luyện thân thể.
+ 2 HS nối tiếp nhau đọc từng bài
+ 1 số HS nêu ý kiến
+ 2 HS ngồi cùng bàn cùng kể chuyện, trao đổi, sửa chữa cho nhau theo gợi ý ở bảng phụ.
+ 3-5 HS tham gia
+ HS hỏi và trả lời về nội dung truyện
C, Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học
- Dặn học sinh chuẩn bị bài sau
Toán: Tiết 65 Luyện tập chung
I, Mục tiêu: Giúp học sinh
- Củng cố về đổi đơn vị đo khối lượng, diện tích đã học
- Kĩ năng thực hiện nhân với số có hai, ba chữ số
- Các tính chất của phép nhân đã học
- Lập công thức tính diện tích hình vuông
II, Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. HĐ1: Kiểm tra bài cũ về C2 tính chất một số nhân với một tổng (hoặc một hiệu) (5’)
Tính bằng cách thuận tiện
a, 156 x 124 + 156 x 876
b, 48 x 39 – 28 x 48 – 48
B. HĐ2: Luyện tập (32’)
Giáo viên giao nhiệm vụ cho HS
+ Hướng dẫn HS chữa bài
Bài 1+2: Gọi 2 HS nêu yêu cầu
+ Hướng dẫn HS nhận xét, giáo viên cung cấp lại cách đổi đơn vị đo khối lượng, diện tích đã học.
Bài 3: Gọi HS nêu yêu cầu bài 3
+ Hướng dẫn HS nhận xét, sửa chữa (nếu sai). Cung cấp lại các tính chất đã học của phép nhân.
Bài 4: Gọi HS đọc yêu cầu và đề bài 4
+ Hướng dẫn HS nhận xét, bổ sung
C1 Giải
Đổi 1 giờ 15 phút = 75 phút
Số lít nước vòi 1 chảy được là
25 x 75 = 1875 (l)
Số lít nước ở vòi 2 chảy được là
15 x 75 = 1125 (l)
Cả 2 vòi nước chảy được là
1875 + 1125 = 3000 (l)
Đáp số: 3000 lít
Bài 5: Gọi HS nêu yêu cầu
+ Gọi vài HS nêu miệng kết quả
+ Hướng dẫn HS nhận xét
+ 2 HS lên bảng tính
+ Lớp làm vào giấy nháp
+ Tự làm bài tập vào vở
+ 2 HS nêu yêu cầu – Lớp đọc thầm
+ Vài HS nêu miệng kết quả lần 1
+ 2 HS lên bảng chữa bài tập 2
+ 1 HS nêu
+ Lớp đổi vở để kiểm tra kết quả lẫn nhau
+ 3 HS lên bảng chữa bài
a, 2 x 39 x 5 = (2 x 5) x 39
= 10 x 39 = 390
b, 302 x 16 + 302 x 4 = 302 x (16+4)
= 302 x 20 = 604
c, 769x85 – 769x75 = 769 x (85–75)
= 769 x 10 = 7690
+ 1 HS đọc – Lớp đọc thầm
+ 2 HS lên bảng chữa theo 2 cách
HS nhận xét, bổ sung
C2 Giải
Đổi 1 giờ 15 phút = 75 phút
Số lít nước cả 2 vòi chảy vào bể trong 1 phút là:
25 + 15 = 40 (l)
Trong 1 giờ 15 phút cả 2 vòi chảy được là:
40 x 75 = 3000 (l)
Đáp số: 3000 lít
+ 1 HS nêu
+ Vài HS nêu miệng kết quả
+ Lớp nhận xét, bổ sung
- Công thức tính diện tích hình vuông là
a, S = a x a
b, Diện tích hình vuông là
25 x 25 = 625 (m2)
C, Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Hoạt động giáo dục ngoàigiờ lên lớp
Chủ đề
Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh
I, Mục tiêu :
-Giúp các em có thêm hiểu biết về môi trường.
-Giáo dục các em yêu quý môi trường,luôn có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường trong sạch.
-Giáo dục các em học tập và làm theo tấm gương đạo đức hcm.
II, Nội dung:
* Bước 1 : Tổ chức và hướng dẫn.
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm :
- Thảo luận để tìm ý cho nội dung tranh vẽ về chủ đề môi trường.
*Bước 2 : Thực hành :
- HS thảo luận và làm việc theo nhóm dưới sự điều khiển của nhóm trưởng .
-GV đi tới các nhóm kiểm tra giúp đỡ ,đảm bảo cho mọi HS đều tham gia.
*Bước 3 : trình bày và đánh giá
-Các nhóm treo sản phẩm của mình và trình bày trước lớp .Các nhóm khác nhận xét góp ý (nếu cần)
-GV đánh giá nhận xét,chủ yếu tuyên dương.
III, Củng cố dặn dò :
-Nhận xét giờ học
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Kĩ thuật : Thêu móc xích (tiết 1)
I,Mục tiêu :
+HSbiết cách thêu móc xích và ứng dụng của thêu móc xích .
+Thêu được các mũi thêu móc xích.
-HS hứng thú học thêu.
II,Đồ dùng dạy học : -Tranh quy trình của mũi thêu móc xích.
- Mẫu thêu móc xích .
-Một mảnh vải có KT:20cm x30cm
-Kim, chỉ,kéo ,thước ....
III,Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
*Giới thiệu bài
*HĐ1:GV hớng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu (10 phút )
+GVgiới thiệu mẫu
+YC HS quan sát ,nxét đường thêu móc xích.
+YC HS nêu đặc điểm của đường thêu móc xích.
+GVnxét và tóm tắt đặc điểm đường thêu móc xích..
*HĐ2: GVhướng dẫn thao tác kĩ thuật (20 phút)
+GVyêu cầu HS quan sát hình 1,2,3,4
SGK
+YC HS đọc mục 1+qsát các hình SGKthảo luận nhóm ND sau :
-Hãy nêu các bước thêu móc xích .
-Nêu cách thêu móc xích .
+GV nxét ,kết luận .
+Sau đó GV hướng dẫn các thao tác kĩ thuật ,vùa thao tác ,vừa nêu
+HS quan sát ,nxét mẫu
+HS thảo luận nhóm đôi về đặc điểm của đường thêu móc xích. .
+Đại diện 1số HS nêu ý kiến .
+Lớp nxét ,bổ sung .
-Mặt phải của đường thêu là những vòng chỉ móc nối tiếp nhau giống như chuỗi móc xích .
-Mặt trái của đường thêu là những mũi chỉ bằng nhau nối tiếp nhau giống như các mẫu khâu đột mau.
+HS quan sát các hình SGK +đọc mục
1,2,3
+Tiến hành thảo luận nhóm theo YC của GV.
+Đại diện các nhóm nêu ý kiến .
+Các nhóm khác nxét ,bổ sung.
+HS theo dõi ,nắm quy trình khâu
+HS thực hành lại các thao tác đó
III,Củng cố -dặn dò : -Nhận xét giờ học
-Dặn HS chuẩn bị đồ dùng cho tiết học sau .
File đính kèm:
- tuan 13.doc