I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
1. Nhận thức được:Thời giờ là cái qúy nhất, cần phải tiết kiệm thời giờ.
2.Biết cách tiết kiệm thời giờ.
3.Biết quí trọng và sử dụng thời giờ một cách đúng đắn.
II. Chuẩn bị:
- GV+ HS: Các truyện , tấm gương về tiết kiệm thời giờ.
III. Các hoạt động trên lớp:
28 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1001 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án khối 4 - Trường Tiểu học Thị trấn Lam Sơn - Tuần 10, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiêu:
-Quan sát để phát hiện ra mùi,vị của nước.
-Làm thí nghiệm chứng minh : Nước không có hình dạng nhất định ,chảy lan ra mọi phía ,thấm qua 1 số vật và hoà tan 1 số chất.
II, Đồ dùng dạy học:
- 2 cố thuỷ tinh giống nhau ,chai ,cốc,hộp,lọ,nước.
-Tấm kính,khay đựng nước.
-Một miếng vải nhỏ ,ít đường,muối ,cát.
III, Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
*. Giới thiệu bài (1’)
*. HĐ1: Tìm hiểu về màu,mùi ,vị của nước(10’)
+ Tổ chức cho HS hoạt động nhóm.
+ YC HS quan sát 2 cốc thuỷ tinh vừa đổ sữa vào và nước lọc vào.
+YC HS trao đổi thảo luận ND sau :
- Cốc nào là cốc đựng nước,cốc nào là cốc đựng sữa?
- Làm thế nào để em biết điều đó.
- Em có nhận xét gì về màu,mùi ,vị của nước?
+ GV tổng hợp các ý kiến của HS lên bảng
+ HS chia nhóm (4 nhóm).
+ Các nhóm quan sát.
+ Các nhóm trao đổi ,thảo luận.
+ Đại diện 1 số nhóm nêu ý kiến.
+ Các nhóm khác nhận xét,bổ sung.
Các giác quan để QS
Cốc nước
Cốc sữa
1. Mắt- nhìn
Không màu trong suốt ,nhìn rõ chiếc thìa.
Màu trắng đục không nhìn rõ chiếc thìa.
2 Lưỡi -nếm
không có vị
Có vị ngọt
3.Mũi -ngửi
không có mùi
Có mùi của sữa
+ GV kết luận : Qua QS ta có thể nhận thấy nước trong suốt không màu,không mùi,không vị.
HĐ2: Phát hiện hình dạng của nước (10’)
+ GV tổ chức cho HS làm TN theo nhóm.
+ YC HS chuẩn bị chai ,cốc,hộp,lọ bằng thuỷ tinh ,nước,tấm kính,khay đựng nước.
+YC các nhóm cử một HS đọc phần TN 1,2 SGK 1 HS thực hiện,1 HS khác QS và trả lời câu hỏi.
- Nước có hình dạng gì ?
- Nước chảy ntn?
+ GV nhận xét,KL: Nước không có hình dạng nhất định
HĐ2: Tìm hiểu T/C khác của nước (10’)
+Tồ chức cho HS thảo luận cả lớp.
+ GV tổ chức cho HS làm TN 3+4 SGK.
-S au khi làm TN em có nhận xét gì ?
- YC 3 HS lên làm TN 4.
- Sau khi làm TN em có nhận xét gì ?
- Qua các TN trên nước còn có những T/C gì ?
+ GV nhận xét, rút ra KL: Nước có thể thấm qua 1 số vạt và hoà tan 1 số chất.
C, Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
+ HS tiến hành làm TN theo nhóm.
+ Các nhóm làm theo YC của GV.
+ Nhóm làm TN nhanh nhất sẽ cử đại diện lên làm TN và trả lời câu hỏi.
+ Các nhóm khác nhận xét,bổ sung.
- Nước có hình dạng không nhất định, phụ thuộc vào vật chứa nó
- Nước chảy từ tên cao xuống thấp, lan ra khắp mọi phía
+ HS đọc HD SGK làm TN 3.
+ 4HS lên thực hành làm TN 3.
+ Lớp theo dõi quan sát.
- Vải,bông,giáy là những vật thấm nước.
+ 4HS lên thực hành làm TN 4.
+ Lớp theo dõi quan sát.
- Đường muối hoà tan trong nước.Cát không hoà tan trong nước.
+1 số HS nêu ý kiến .
+ Lớp nhận xét,bổ sung.
Kĩ thuật :
Khâu viền đường gấp mép vải bằng
mũi khâu đột
I. Mục tiêu: Giúp học sinh
- Biết cách khâu viền đờng gấp mép vải bằng mũi khâu đột .
- Khâu đợc hai mép vải bằng mũi khâu đột .
- Giáo dục HS yêu thích lao động ,có ý thức an toàn lao động .
II. Chuẩn bị đồ dùng: kim , chỉ vải khâu , mẫu khâu đột. . III. Các hoạt động dạy học:
HĐ của Giáo viên
HĐ của học sinh
A. Bài cũ: Kiểm tra sách vở, ĐDHT của HS
B. Bài mới:Giới thiệu và ghi đầu bài
* HĐ1: Hướng dẫn thao tác mẫu(5’):
- GV cho HS quan sát quy trình khâu viền gấp hai mép vải bằng mũi khâu đột.
- GV hướng dẫn cách thực hiện khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu đột ( theo các bước như SGK)
* HĐ2: Hướng dẫn thực hành(20’) :
- Nêu lại quy trình khâu viền đường ghép hai mép vải bằng mũi khâu đột .
- GV nhận xét và nêu các bước khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu đột .
- GV theo dõi hướng dẫn bổ sung .
* HĐ3: Đánh giá kết quả học tập(5’) :
- GV y/c hs trưng bày sản phẩm cho cả lớp quan sát .
- GV hướng dẫn đánh giá lẫn nhau .
- GV chấm , nhận xét bài của hs .
C. Củng cố, dặn dò- Nhận xét giờ học
- Theo dõi, mở SGK
- HS quan sát và rút ra đặc điểm và cách thực hiện khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu đột.
- HS quan sát và nêu lại cách thực hiện.
- HS lên bảng thực hiện lại cách làm, lớp theo dõi nhận xét.
- HS nêu lại qui trình thực hiện.
+ Bước 1 : Vạch dấu đường khâu .
+ Bước 2 : Khâu lược .
+ Bước 3 : khâu ghép hai mép vải bằng khâu đột .
- HS theo dõi sự hướng dẫn của GV và hình SGK .
HS theo dõi .
- HS lấy vật liệu ra thực hành
- HS trưng bày sản phẩm và nhận xét lẫn nhau .
- HS đánh giá lẫn nhau .
Dặn HS chuẩn bị bài sau
toán+.
Ôn Luyện
I. Mục tiêu:Giúp học sinh:
- Ôn luyện và mở rộng một số kiến thức về : nhân với số có một chữ số , tính chất giao hoán của phép nhân .
- Rèn cho HS kĩ năng suy nghĩ và tính toán khi làm toán
- Rèn kĩ năng trình bày bài trong vở.
II Các hoạt động trên lớp
1. KTBC:
- Y/C HS nhắc lại t/c giao hoán của phép nhân .Cho ví dụ .
2. Dạy bài ôn luyện
* GTB: GV nêu mục tiêu bài dạy.
HĐ1: Nội dung ôn luyện:
Bài 1: Đặt tính rồi tính :
a) 102 123 x 2 b) 210 412 x 3
c) 142 507 x 4.
Bài 2: Tính giá trị của biểu thức :
a) 2 407 x 3 + 12 045 c) 326 871 + 117 205 x 6
b) 30 168 x 4 – 4 782 d) 2 578 396 – 100 407 x 5
* HD HS TB – Yếu :
- Y/C HS nêu cách thực hiện từng biểu thức .
- HD HS cách trình bày khi thực hiện một biểu thức .
VD : 2 407 x 3 + 12 045
= 7 221 + 12 045
= 19 266
Bài3: Tìm hai biểu thức có giá trị bằng nhau :
A = (1 + 2) x (3 000 + 456) C = (2 000 + 5) x (10 - 1)
B = (101 - 1) x (5 000 + 40 + 7) D = (5 000 + 47) x (90 + 10)
E = (3 000 + 400 + 50 + 6) x 3 G = (2 + 3 + 4) x (1 935 + 70)
* HD HS làm bài :
- Hướng cho HS tìm hai biểu thức có giá trị bằng nhau theo cách thuận tiện nhất là : Mỗi biểu thức đều đưa về dạng tích của các thừa số , sau đó so sánh các thừa số với nhau
VD : B = (101 - 1) x (5 000 + 40 + 7)
= 100 x 5 0 47
D = (5 000 + 47) x (90 + 10)
= 5 047 x 100
biểu thức này có giá trị bằng nhau vì có các thừa số giống nhau.
Bài4: Điền số vào ô trống :
a) 1 x 4 x 1 935 = 1 935 x 4 x 4
b) 2 x 10 x 1 944 = 1 944 x 1 x 2
c) (5 + 10) x 1 = 1 967 x (10 + 5)
d) 1 977 x (10 + 23) = (23 +1) x 1 977
* HD : Y/C HS nắm vững t/c giao hoán của phép nhân để thực hiện .
Bài 5: Khối lớp Bốn có 318 HS , mỗi HS mua 8 quyển vở . Khối lớp Năm có
297 HS , mỗi HS mua 9 quyển vở . Hỏi cả hai khối lớp đó mua tất cả bao nhiêu quyển vở ?
* HD : Y/C HS tóm tắt bài toán .
Muốn biết khối Bốn mua tất cả bao nhiêu quyển vở ta làm tính gì ?
Muốn biết khối Năm mua tất cả bao nhiêu quyển vở ta làm tính gì ?
Cả hai khối mua tất cả bao nhiêu quyển vở ta làm tính gì ?
Bài 6: T ính nhanh :
a) 13 x 2 x 5 37 x 5 x 20
2 x 63 x 5 50 x 19 x 2
* HD : Y/C HS khá nêu cách làm bài .
HD HS TB – Yếu dựa vào t/c giao hoán của phép nhân để nhân các cặp số tạo ra số tròn chục , tròn trăm , sau đó mới nhân nhẩm với thừa số còn lại .
HĐ2: Củng cố – Dặn dò
- GV nhận xét KQ giờ học. Y/C VN làm lại bài
Tiếngviệt+
Ôn Luyện
I.Mục tiêu: Giúp HS :
- Củng cố một số kiên thức về từ ghép,từ láy ( Các kiểu từ láy và các loại từ ghép ).
- Luyện tâp xây dựng cốt truyện.
- Rèn cho HS kĩ năng trình bày bài trong vở.
II.Các hoạt động trên lớp:
1.KTBC:
-Y/C HS nêu ghi nhớ về từ ghép và từ láy.
2. Dạy bài mới:
* GTB: GV nêu mục tiêu bài dạy.
HĐ1: Ôn về từ ghép và từ láy
- GV ghi hệ thống câu hỏi lên bảng, Y/C HS làm bài.
Bài 1 Xếp các từ ghép trong những câu dưới đây vào ô thích hợp trong bảng phân loại từ ghép:
Bác là non nước trời mây
Việt Nam có bác mỗi ngày đẹp hơn
Còn cao hơn đỉnh Trường Sơn
Nghìn năm chung đúc tâm hồn ông cha
Điệu lục bát khúc dân ca
Việt Nam là bác, bác là Việt Nam.
Từ ghép có nghĩa tổng hợp
Từ ghép có nghĩa phân loại
* HD HS TB – yếu:
- Cho HS khá nhắc lại k/n từ ghép ,vài HS TB – yếu nêu lại.
- Giúp HS chỉ ra được những từ ghép trong đoạn thơ .
- GV giảng về sự khác biệt của từ ghép có nghĩa tổng hợp và từ ghép có nghĩa phân loại, sau đó HD HS phân loại từ vào bảng biểu .
Bài2. Xếp các TL trong đoạn văn sau vào ô thích hợp trong bảng phân loại TL:
Trên mấy cây cao cạnh nhà, ve đua nhau kêu ra rả. Ngoài suối, tiếng chim Cuốc vọng vào đều đều. Bản làng đã thức giấc. Đó đây, ánh lửa hồng bập bùng trên các bếp. Ngoài bờ ruộng đã có bước chân người đi, tiếng nói chuyện rì rầm, tiếng gọi nhau í ới.
Láy âm đầu
Láy vần
Láy âm đầu và vần
- HD HS chỉ ra được những TL trong đoạn văn .
+ Như thế nào là láy âm ?
+ Như thế nào là láy vần ?
+ Như thế nào là láy âm và vần ?
- HS trả lời và dựa vào đó để phân loại các kiểu từ láy .
- HS chữa bài, HS khác nhận xét. GV nhận xét chung.
HĐ2: Luyện tập xây dựng cốt truyện:
Đề bài: Hãy tưởng tượng và kể lại vắn tắt một câu chuyện có ba nhân vật: Bà mẹ ốm, người con của bà bằng tuổi em và một bà tiên
- GV đặt câu hỏi gợi ý để HS luyện kể:
+ Người mẹ ốm như thế nào? Người con chăm sóc mẹ ra sao?
+ Để chữa khỏi bệnh cho mẹ, người con gặp khó khăn gì?
+ Người con đã quyết vượt qua khó khăn như thế nào?
+ Bà tiên giúp 2 mẹ con như thế nào?
- Từng cặp HS thực hành kể vắn tắt câu chuyện, tưởng tượng theo đề tài đã chọn
+ HS thi kể trước lớp, HS khác nhận xét.
- HS viết vắn tắt vào vở cốt truyện của mình.
3. Củng cố- Dặn dò
- VN luyện kể lại câu chuyện vào vở.
Luyện Tiếng Việt
thể dục
bài: 20
I. Mục tiêu: Giúp HS.
- Ôn 5 động tác: Vươn thở, tay, chân. lưng – bụng, phối hợp.
- Yêu cầu HS thực hiện tương đối chính xác.
- Chơi trò chơi: Nhảy ô tiếp sức.
II. Địa điểm, phương tiện:
- Địa điểm: Sân trường sạch sẽ, an toàn tập luyện.
- Phương tiện: Tranh minh hoạ 4 động tác.
III. nôi dung và phương pháp lên lớp:
A. Phần mở đầu :
- GV nhận lớp phổ biến ND YC tiết học.
- Khởi động: Xoay các khớp.
B. Phần cơ bản:
1. Ôn các động tác: Vươn thở, tay, chân, lưng - bụng, phối hợp. - Tiến hành ôn tập lần lượt từng động tác.
- Lớp trưởng hô.
- GV bao quát lớp, uốn nắn, sửa sai.
+ Chia tổ tập luyện: Chia thành 4 tổ
- GV bao quát chung.
+ Tổ chức thu trình diễn.
- GV nhận xét, nhắc nhở.
2. Chơi trò chơi: Nhảy ô tiếp sức.
- GV hướng dẫn cách chơi, luật chơi.
- Cử 1 nhóm chơi thử.
C. Phần kết thúc:
- Làm động tác thả lỏng.
- Nhận xét tiết học.
- VN ôn tập các động tác đã học.
- Lớp trưởng điều khiển.
- Theo đội hình 4 hàng ngang.
File đính kèm:
- Tuan 10.doc