I. Mục tiêu
SGV trang 149
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ bài tập đọc .
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS đọc bài Chị em tôi , trả lời câu hỏi trong SGK
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu chủ điểm Trên đôi cánh ước mơ.
- Giới thiệu bài Trung thu độc lập
2. Luyện đọc và tìm hiểu bài:
a. Luyện đọc:
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn 2-3 lượt .
- GV kết hợp giúp HS hiểu nghĩa các từ ngữ được chú thích cuối bài .
- Hướng dẫn HS nghỉ hơi đúng ở những câu văn dài .
- HS luyện đọc theo cặp .
- Một , hai HS đọc cả bài .
- GV đọc diễn cảm toàn bài .
b. Tìm hiểu bài:
23 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1032 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án khối 4 - Trường Tiểu học số 1 Hải Ba - Tuần 7, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
+ 199 + 501 = 4367 + 700
= 5067
Bài 2 : Cho HS tự làm bài rồi chữa bài .
Bài giải
Hai ngày đầu quĩ tiết kiệm nhận được số tiền là
75500000 + 86950000 = 162450000 ( đồng )
Cả ba ngày quĩ tiết kiệm nhận được số tiền là
162450000 + 14500000 = 176950000 ( đồng )
Đáp số : 176950000 đồng
Bài 3 : Cho HS tự làm bài rồi chữa bài
a, a + 0 = 0 + a = a
b, 5 + a = a + 5
c, ( a + 28 ) + 2 = a + ( 28 + 2 ) = a + 30
4. Củng cố dặn dò
- GV nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài sau : Luyện tập
Tập làm văn
luyện tập phát triển câu chuyện
I. Mục tiêu
SGV trang 167
II. Đồ dùng học tập
- Bảng phụ viết sẵn đề bài và các gợi ý .
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ
- GV kiểm tra 2 HS: Mỗi em đọc 1 đoạn văn đã viết hoàn chỉnh câu chuyện vào nghề.
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS làm bài tập
- Một HS đọc bài và các gợi ý. Cả lớp đọc thầm.
- GV mở bảng phụ đã viết đề bài và các gợi ý, hướng dẫn HS nắm chắc yêu cầu của đề:
+ GV gạch chân dưới các từ ngữ quan trọng của đề: Trong giấc mơ, em được bà tiên cho 3 điều ước. Hãy kể lại câu chuyện ấy theo trình tự thời gian.
+ yêu cầu HS đọc thầm 3 gợi ý, suy nghĩ để trả lời.
- HS làm bài, sau đó kể chuyện trong nhóm. Các nhóm cử người lên kể chuyện thi. Cả lớp và GV nhận xét.
- HS viết vào vở
- Một vài HS đọc bài viết. GV nhận xét chấm điểm.
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS phát triển câu chuyện giỏi.
- Yêu cầu HS về nhà sửa lại câu chuyện đã viết, kể lại câu chuyện cho người thân.
Lịch sử
chiến thắng bạch đằng do Ngô Quyền lãnh đạo
( Năm 938)
I. Mục tiêu
SGV trang 24
II. Đồ dùng dạy học
- Hình trong SGK phóng to ( nếu có điều kiện).
- Bộ tranh vẽ diễn biến trận Bạch Đằng ( nếu có).
- Phiếu học tập của HS.
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ
- Nêu diễn biến chính của trận đánh Hai Bà Trưng
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài : Trực tiếp
2. Hoạt động 1: Làm việc cá nhân.
- GV yêu cầu HS điền dấu x vào □ những thông tin đùng về Ngô Quyền:
+ Ngô Quyền là người làng Đường Lâm ( Hà Tây).
+ Ngô Quyền là con rể Dương Đình Nghệ.
+ Ngô Quyền chỉ huy quân ta đánh quân Nam Hán.
+ Trước trận Bạch Đằng, Ngô Quyền lên ngôi vua.
- GV yêu cầu một vài em HS dựa vào kết quả làm việc để giới thiệu một vài nét về tiểu sử Ngô Quyền.
3. Hoạt động 2: Làm việc cá nhân
- GV yêu cầu HS đọc SGK, đoạn: " Sang đánh nước ta ....hoàn toàn thất bại", để trả lời câu hỏi sau:
+ Cửa sông Bạch Đằng nằm ở địa phương nào?
+ Quân Ngô Quyền đã dựa vào thuỷ triều để làm gì?
+ Trận đánh diễn ra như thế nào?
+ Kết quả trận đánh như thế nào?
- GV yêu cầu một vài HS dựa vào kết quả làm việc để thuật lại diễn biến trận Bạch Đằng.
4. Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
- GV nêu vấn đề cho cả lớp thảo luận: Sau khi đánh tan quân Nam Hán, Ngô Quyền đã làm gì? Điều đó có ý nghĩa như thế nào?
- GV tổ chức cho HS trao đổi để đi đến kết luận: Mùa xuân năm 939, Ngô Quyền xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa. Đất nước thoát khỏi đô hộ sau hơn một nghìn năm bị phong kiến phương Bắc đô hộ.
5. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài sau : Bài 4
Mĩ thuật
Vẽ tranh
Đề tài phong cảnh quê hương
I. Mục tiêu
SGV trang 28
II. Đồ dùng dạy học
- Một số tranh, ảnh phong cảnh.
- Bài vẽ phong cảnh của HS các lớp trước.
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài : Trực tiếp
2. Hoạt động 1: Tìm chọn nội dung đề tài.
- GV dùng tranh, ảnh giới thiệu để HS nhận biết:
+ Tranh phong cảnh là tranh vẽ về cảnh đẹp của quê hương, đất nước.
+ Tranh phong cảnh vẽ cảnh vật là chính
- GV đặt câu hỏi gợi ý để HS tiếp cận đề tài;
+ Xung quanh nơi em ở có cảnh đẹp nào không?
+ Em đã được đi tham quan , nghỉ hè ở đâu? Phong cảnh ở đó như thế nào?
+ Ngoài khu vực em ở và nơi đã tham quan, em đã thấy cảnh đẹp ở đâu nữa?
+ Em hãy tả lại một cảnh đẹp mà em thích?
+ Em sẽ chọn phong cảnh nào để vẻ tranh?
- GV bổ sung và nhấn mạnh những hình ảnh chính của cảnh đẹp là: cây, nhà, con đường, bầu trời,
3. Hoạt động 2: Cách vẽ tranh phong cảnh
- GV giới thiệu cho HS biết 2 cách vẽ tranh phong cảnh:
+ Quan sát cảnh thiên nhiên và vẽ trực tiếp (vẽ ngoài trời: công viên, sân trường, đường phố,)
+ Vẽ bằng cách nhớ lại các hình ảnh đã từng được quan sát.
- GV giới thiệu hình gợi ý các bước vẽ để HS quan sát.
- GV gợi ý cách vẽ.
- GV cho các em xem tranh phong cảnh của HS các lớp trước để gợi ý các em cách chọn cảnh và thể hiện.
4. Hoạt động 3: Thực hành
- HS vẽ, GV đến từng bàn để quan sát và hướng dẫn bổ sung
- Khuyến khích HS vẽ màu tự do theo ý thích.
5. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá
- GV cùng HS chọn 1 số bài điển hình có ưu điểm và nhược điểm rõ nét để nhận xét về:
+ Cách chọn cảnh;
+ Cách sắp xếp bố cục (hình ảnh chính, phụ)
+ Cách vẽ hình, vẽ màu.
- Nhấn mạnh những điểm tốt cần phát huy và những điểm chưa tốt cần khắc phục.
6. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn: quan sát các con vật quen thuộc.
Toán (ôn)
Luyện tập
I. Mục tiêu
- Củng cố cho HS tính chất giao hoán và tính chất kết hợp của phép cộng.
- Ôn luyện về tính giá trị của biểu thức có chứa ba chữ.
II. Các hoạt động dạy học
- HS làm VBT các bài sau:
Bài 1, 2 trang 39
Bài 2, 3 trang 40
Bài 1, 2 trang 41.
- HS làm bài cá nhân
- GV gọi HS chữa bài, HS và GV nhận xét.
III. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
Tiếng Việt (ôn)
Chính tả
I. Mục tiêu
- HS luyện viết bài chính tả Hồ Ba Bể đoạn “Hồ Ba Bể sự tích li kì”
- Phân biệt các tiếng có vần iên hay iêng, các tiếng có âm đầu r, d, gi.
II. Các hoạt động dạy học
1. HD chính tả
- GV đọc đoạn chính tả.
- 1 HS đọc lại
- HS luyện viết các chữ dễ viết sai.
- GV đọc cho HS viết
- Đọc cho HS dò bài
2. Luyện tập
Bài 1: Điền vào chỗ trống iên, yên hay iêng.
- th nh; lặng; s năng; bay l; th l.; t lên.
- Cánh cò kh nắng qua sông.
Bài 2: Điền từ có tiếng bắt đầu bằng r, d, gi.
Gà ta khoái chí cười phì
Rõ phường gian dối, làm gì được ai.
- HS làm bài sau đó GV gọi HS chữa bài .
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng
3. Củng cố, dặn dò
GV nhận xét tiết học
Viết lại các lỗi sai, xem lại các bài tập.
Sinh hoạt lớp
I. Mục tiêu
- Đánh giá hoạt động tuần qua
- Lập kế hoạch tuần tới.
II. Các hoạt động dạy học
1. Đánh giá hoạt động tuần qua
Lớp trưởng đánh giá cụ thể từng ngày
GV đánh giá chung
- Học tập: Có ý thức học tập tốt. Siêng năng phát biểu xây dựng bài: Hùng, Nhị, Dũng, Hoá, Thảo, Đệ
- Nề nếp: ổn định, tự quản tốt
- Lao động vệ sinh chăm sóc cây chu đáo.
2. Kế hoạch tuần tới
- Thi đua học tập lập thành tích chào mừng ngày 15.10 và 20.10
- Duy trì tốt công tác tự quản, lao động vệ sinh chăm sóc cây.
- Thu nộp các khoản tiền.
Thứ hai ngày 6 tháng 10 năm 2008
Tập đọc
nếu chúng mình có phép lạ
I. Mục tiêu
SGV trang 169
II. Đồ dùng dạy học
Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK
Bảng phụ ghi các câu thơ cần hd luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ
- GV kiểm tra 2 nhóm phân vai đọc ( hoặc dựng thành hoạt cảnh) 2 màn của vở kịch ở Vương quốc Tương lai
- HS nhận xét.
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: Vở kịch ở Vương Quốc Tương Lai đã cho các em biết các bạn nhỏ đã ước mơ những gì. trong bài thơ Nếu chúng mình có phép lạ cũng nói về ước mơ của thiếu nhi. Chúng ta hãy đọc xem đó là những ước mơ gì.
2. Luyện đọc và tìm hiểu nội dung bài
a) Luyện đọc
- Bốn HS nối tiếp nhau đọc 5 khổ thơ - đọc 2, 3 lượt.
GV kết hợp sữa lỗi về phát âm, giọng đọc cho HS. Chú ý cách ngắt nhịp thơ.
- HS luyện đọc theo cặp.
- Một, hai HS đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài
b) Tìm hiểu bài
Gợi ý tìm hiểu các câu hỏi:
- Câu hỏi 1
HS đọc thành tiếng, đọc thầm các bài thơ, trả lời các câu hỏi:
+ Câu thơ nào được lặp lại nhiều lần trong bài? (Câu thơ Nếu chúng mình có phép lạ)
GV: Câu thơ Nừu chúng mình có phép lạ được lặp lại mỗi lần bắt đầu một khổ thơ, lặp lại hai lần khi kết thúc bài thơ.
+ Việc lặp lại nhiều lần câu thơ ấy nói lên điều gì? (Nói lên ước muốn của các bạn nhỏ rất tha thiết)
- Câu hỏi 2, 3
HS đọc thầm cả bài thơ, rồi trả lời:
+ Mỗi khổ thơ nói lên điều ước của bạn nhỏ. Những điều ước ấy là gì?
(Khổ 1: Các bạn nhỏ ước muốn cây mau lớn để cho quả
Khổ 2: Ước trở thành người lớn để làm việc
Khổ 3: Ước trái đất không còn mùa đông
Khổ 4: Ước không còn bom đạn
+ HS đọc lại khổ thơ 3, 4 giải thích ý nghĩa của những cách nói sau:
* Ước " không còn mùa đông": Ước thời tiết lúc nào cũng dễ chịu, không còn thiên tai, không còn những tai hoạ đe doạ con người.
* Ước " hoá trái bom thành trái ngon": Ước thế giới hoà bình, không còn bom đạn, chiến tranh.
- GV yêu cầu HS nhận xét ước mơ của các bạn nhỏ trong bài thơ: (Đó là những ước mơ lớn, những ước mơ cao đẹp)
- Câu hỏi 4
GV: em thích ước mơ nào trong bài thơ? Vì sao?
( HS có thể thích những ước mơ khác nhau, và giải thích được vì sao em thích ước mơ đó)
- 1 HS đọc lại toàn bài.
+ Bài thơ nói lên điều gì?
GV rút đại ý : bài thơ ngộ nghĩnh đáng yêu, nói về ước mơ của các bạn nhỏ có phép lạ để làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn.
c) Hướng dẫn đọc diễn cảm và HTL bài thơ
- Bốn HS nối tiếp nhau đọc lại bài thơ.
GV giúp các em tìm đúng giọng đọc của bài thơ và thể hiện diễn cảm.
- GV hướng dẫn HS luyện đọc và thi đọc diễn cảm 2, 3 khổ thơ theo trình tự đã hướng dẫn.
- HS nhẩm HTL bài thơ.
- HS thi HTL từng khổ, cả bài thơ.
3. Củng cố, dặn dò
- GV hỏi HS về ý nghĩa bài thơ.
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục HTL bài thơ.
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu
SGV trang 87
II.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra bài cũ:GV kiểm tra VBT của HS
B. Dạy bài mới
1. Kiểm tra bài cũ
2 HS lên bảng làm: Tính bằng cách thuận tiện nhất.
156 + 33 + 44 215 + 57 + 43 + 85
GV nhận xét, ghi điểm.
2. Giới thiệu bài
3. GV tổ chức cho HS làm bài tập
Bài 1: Cho HS nêu yêu cầu của bài.
HS tự làm bài rồi chữa.
Bài 2: Cho HS nêu yêu cầu của bài.
Tự làm bài rồi chữa.
Chưa yêu cầu HS giải thích cách làm. Tuy nhiên, khi chữa bài, GV nên khuyến khích HS giải thích cách làm.
Chảng hạn:
96
+
78
+
4
=
96
+
4
+ 78
= 178
File đính kèm:
- Tuan 7.doc