I. Mục tiêu
- HS đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài.
- Biết đọc diễn cảm một đoạn diễn tả trò chơi kéo co sôi nổi trong bài.
- Nội dung: Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc ta cần được gìn giữ, phát huy.
* HS trả lời đúng các câu hỏi về nội dung bài.
II. Đồ dùng dạy - học
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Lựa chọn câu văn luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy- học
1. Kiểm tra : Gọi vài HS đọc thuộc lòng bài thơ: Tuổi Ngựa.
2. Bài mới: a. Giới thiệu bài .
18 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1127 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án khối 4 - Quách Văn Bàn - Tuần 16, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiểu thế nào là câu kể, tác dụng của câu kể (ND ghi nhớ)
- Nhận biết được câu kể trong đoạn văn (B1, mục III); biết đặt một vài câu kể để kể, tả, trình bày ý kiến (B2)
II. Đồ dùng dạy - học
- Vở bài tập Tiếng Việt 4- tập 1
III. Các hoạt động dạy- học
1. Kiểm tra: Gọi hai HS làm bài tập 2,3 tiết trước.
2. Bài mới: a. Giới thiệu bài.
b. Các hoạt động.
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung bài
* Bài 1: Một HS đọc yêu cầu của bài, cả lớp đọc thầm đoạn văn, suy nghĩ, phát biểu. GV nhận xét, chốt lại ý đúng.
* Bài 2: Hướng dẫn tương tự B1
* Bài 3: HS đọc yêu cầu, suy nghĩ rồi phát biểu ý kiến.
c. Phần ghi nhớ:
Vài HS đọc ghi nhớ SGK.
d. Phần luyện tập :
- HS đọc bài tập 1 rồi trao đổi theo cặp.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2, gọi một em làm mẫu, sau đó cho làm bài cá nhân rồi trình bày trước lớp.
Nhận xét cà chữa bài.
I. Nhận xét.
* Bài 1: Câu in đậm trong đoạn văn đã cho là câu hỏi về một điều chưa biết. Cuối câu có dấu chấm hỏi.
* Bài 2: Những câu còn lại dùng để giới thiệu, miêu tả hoặc kể về một sự việc. Cuối các câu đó đều có dấu chấm.
II. Ghi nhớ: Trang 161 SGK.
III. Luyện tập.
* Bài 1: Tìm câu kể trong đoạn văn. Cho biết mỗi câu dùng để làm gì?
* Bài 2: Đặt một vài câu kể để:
- Kể các sự việc em làm hằng ngày.
- Tả chiếc bút em đang dùng.
- Trình bày ý kiến của em về tình bạn.
- Nói lên niềm vui của em khi nhận điểm tốt.
3. Củng cố, dặn dò.
- HS nêu lại phần ghi nhớ. Về hoàn thành bài tập còn lai, chuẩn bị bài sau.
Chính tả
Đ16 Kéo co
I. Mục đích , yêu cầu
- HS nghe- viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài: “ Kéo co”.
- Tìm và viết đúng những tiếng có âm đầu, vần dễ lẫn như r/d/gi.
II. Đồ dùng dạy - học
- Vở chính tả. Vở bài tập Tiếng Việt 4- tập 1
III. Các hoạt động dạy- học
3. Bài mới : a, GTB : Ghi đầu bài.
b, Các hoạt động.
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung bài
- Một HS đọc thầm đoạn văn cần viết.
- Cả lớp đọc thầm, chú ý cách trình bày đoạn văn, tên riêng cần viết hoa.
- GV đọc cho HS viết.
- Trình tự tiếp theo như đã hướng dẫn.
c. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả .
- GV nêu yêu cầu của bài.
- HS đọc thầm , suy nghĩ và làm vào vở BT.
- Gọi HS nêu kết quả, cả lớp và GV nhận xét, chốt lại ý đúng.
1. Chữ khó viết
Hữu Trấp
Quế võ
Bắc Ninh
Tích Sơn
Vĩnh Yên
khuyến khích
2. Bài tập :
Bài 2a. Tìm và viết các từ ngữ chứa tiếng có các âm đầu là r, d, gi có nghĩa cụ thể như trang 156 SGK.
2. Củng cố, dặn dò .
- GV thu bài chấm. Nhận xét ý thức luyện chữ và trình bày bài của HS.
- Về hoàn thành bài 2b. Chuẩn bị bài Tuần 17.
Khoa học
Đ 16 Không khí gồm những thành phần nào?
I. Mục tiêu
- HS biết quan sát và làm thí nghiệm để phát hiện ra một số thành phần của không khí: khí ni- tơ, khí ô- xi, khí các- bô- níc.
- Nêu được thành phần chính của không khí gồm khí ni- tơ và khí ô- xi. Ngoài ra, còn có khí các- bô- níc, hơi nước, bụi, vi khuẩn,.
II . Đồ dùng dạy - học
- Chuẩn bị một số dụng cụ để làm thí nghiệm.
III. Các hoạt động dạy- học
1. ổn định.
2. Kiểm tra : Không
3. Bài mới : a, GTB : Ghi đầu bài.
b, Các hoạt động.
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung bài
* Hoạt động 1 : Làm thí nghiệm để xác định hai thành phần chính của không khí.
- GV chia nhóm để HS làm việc, quan sát và mô tả những hiện tượng xảy ra.
Đốt nến gắn vào đĩa, rót nước vào đĩa, lấy lọ thuỷ tinh úp lên cây nến.
- Trình bày thí nghiệm SGK.
- Phần không khí còn lại có duy trì sự cháy không? tại sao em biết?
- Qua thí nghiệm ta thấy không khí có mấy thành phần chính?
- Kết luận: Như mục “Bạn cần biết” trang 66.
* Hoạt động 2: Làm thí nghiệm để chứng minh trong không khí còn có các thành phần khác.
* Cách tiến hành: Như HD trong SGK.
- Kết luận: SGK.
1. Thành phần chính của không khí.
- khí ni tơ
- khí ô- xi
- khí các- bô- níc,
2. Một số thành phần khác của không khí.
- hơi nước
- bụi
- vi khuẩn
4. Củng cố, dặn dò.
- HS nhắc lại các thành phần của không khí
- GD HS giữ gìn và bảo vệ môi trường để không khí đỡ bị ô nhiễm.
Kể chuyện
Đ 16 Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
I. Mục tiêu
- HS chọn được một câu chuyện (được chứng kiến hoặc tham gia) liên quan đến đồ chơi của mình hoặc của bạn.
- Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện để kể lại rõ ý.
II. Đồ dùng dạy - học
- Bảng lớp để viết đề bài, 3 cách xây dựng cốt truyện.
III. Các hoạt động dạy- học
1. Kiểm tra:
HS kể một câu chuyện có nhân vật là đồ chơi trẻ em.
2. Bài mới: a. Giới thiệu bài.
b. Hướng dẫn HS phân tích đề .
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung bài
- GV ghi đề lên bảng, gọi HS đọc đề.
- GV giúp HS xác định yêu cầu của đề.
Lưu ý HS: câu chuyện kể phải có thực, bản thân em đã dược chứng kiến hoặc là người trực tiếp tham gia vào câu truyện đó.
3. Gợi ý kể chuyện.
- Ba HS tiếp nối nhau đọc 3 gợi ý.
GV hướng dẫn tìm hiểu các gợi ý đó để vận dụng vào kể chuyện được tốt.
c. Thực hành kể chuyện, trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
- HS kể chuyện theo cặp.
- HS thi kể chuyện trước lớp.
Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn bạn kể chuyện hay nhất.
* Đề bài : Kể một câu chuyện liên quan đến đồ chơi của em hoặc của các bạn xung quanh.
* Gợi ý:
- Kể xem vì sao em có thứ đồ chơi mà em thích.
- Kể về việc giữ gìn đồ chơi.
- Kể về việc em tặng đồ chơi cho các bạn nghèo.
3. Củng cố, dặn dò.
- GV nhận xét tiết học (Khen, nhắc nhở HS) Về nhà KC “Một phát minh nho nhỏ”.
Ngày soạn: Thứ tư ngày 08 tháng 12 năm 2010
Ngày dạy: Thứ sáu ngày 17 tháng 12 năm 2010
Toán
Đ 80 Chia cho số có ba chữ số (tiếp)
I. Mục tiêu
* HS cả lớp:
- HS biết thực hiện phép chia số có 5 chữ số cho số có ba chữ số (chia hết, chia có dư)
- Làm đúng B1, 2b
* HS khá, giỏi: Làm thêm B2a, 3
II. Đồ dùng dạy - học
III. Các hoạt động dạy- học
1. ổn định.
2. Kiểm tra: GV kiểm tra VBT của HS.
3. Bài mới: a, GTB: GVnêu MĐ, YC tiết học.
b, Các hoạt động.
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung bài
* HĐ1: Trường hợp chia hết.
- GV nêu phép tính, HD cách đặt tính rồi cho HS tính từ trái sang phải.
GV giúp HS ước lượng: chẳng hạn:
+ 415 chia cho 195 có thể lấy 400 chia cho 200 được 2.
+ 253 : 195 có thể lấy 300 : 200 được 1
+ 585 : 195 có thể lấy 600 : 200 được 3
* HĐ2: Trường hợp chia có dư.
HD tương tự như trên.
Lưu ý: Số chia bao giờ cũng nhỏ hơn số chia
* HĐ3: Thực hành:
- HS đặt tính rồi thực hiện phép tính ở bài tập 1.
- Cho HS nhắc lại cách tìm thừa số chưa biết, tìm số chia chưa biết, rồi làm bài tập 2, sau đó chữa bài.
- HS tóm tắt bài toán 3, rồi giải vào vở, gọi một em lên bảng làm rồi chữa bài.
1. Cách thực hiện phép chia:
a. Trường hợp chia hết:
41 535 : 195 = ?
41535 195
0253 213
0585
000
b. Trường hợp chia có dư.
80 120 : 245 = ?
Lưu ý: Số chia bao giờ cũng nhỏ hơn số chia
2. Bài tập:
* Bài 1: Đặt tính rồi tính.
* Bài 2: Tìm x.
* Bài 3: Giải toán
305 ngày : 49 410 sản phẩm
1 ngày : ? sản phẩm
4. Củng cố, dặn dò.
? Số dư như thế nào so với số chia? (bé hơn)
- GV hệ thống bài giảng, khắc sâu kiến thức. Về học và chuẩn bị bài sau.
- HS khá, giỏi về luyện đề 2 trong BT nâng cao Toán 4
Tập làm văn
Đ 32 Luyện tập miêu tả đồ vật
I. Mục tiêu
- Dựa vào dàn ý đã lập ( TLV T15), HS viết một bài văn miêu tả đồ chơi mà em thích với đủ 3 phần: mở bai, thân bài, kết bài.
II. Đồ dùng dạy - học
- Chuẩn bị dàn ý của bài TLV.
III. Các hoạt động dạy- học
1. Kiểm tra: Kiểm tra sự chuẩn bị dàn ý của HS.
2. Bài mới: a. Giới thiệu bài.
b. Hướng dẫn HS chuẩn bị viết bài.
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung bài
* HD nắm vững yêu cầu của đề.
- Một em đọc đề bài.
- Bốn HS tiếp nối nhau đọc 4 gợi ý trong SGK.
- HS mở vở, đọc thầm dàn ý của mình đã chuẩn bị.
- GV mời một em khá trình bày dàn ý của mình. Lớp và GV nhận xét bổ sung.
b. HD xây dựng kết cấu 3 phần của một bài TLV.
- HD chọn cách mở bài trực tiếp hay gián tiếp.
- Viết từng đoạn thân bài (mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn)
- Chọn cách kết bài: Mở rộng hoặc không mở rộng.
* HS viết bài.
* Đề bài:
Tả một đồ chơi mà em thích.
* Gợi ý:
1. Đọc lại dàn ý đã chuẩn bị trước.
2. Chọn cách mở bài.
3. Viết từng đoạn thân bài.
4. Chọn cách kết bài.
* Thực hành: HS viết bài vào vở.
3. Củng cố, dặn dò.
GV thu bài chấm điểm, nhận xét tiết học. Về chuẩn bị bài tuần 17
Mĩ thuật
Đ 16 tập nặn tạo dáng: tạo dáng con vật
I. Mục tiêu
* HS cả lớp:
- HS biết cách tạo dáng con vật.
- Biết tạo dáng khác nhau của con vật. Trình bày sáng tạo
- HS tự hào về sản phẩm của mình.
*HS khá, giỏi: Tạo dáng con vật cân đối, gần giống mẫu.
II. Đồ dùng dạy- học
- Bài mẫu xé dán con vật.
- Giấy màu, keo dán, tờ bìa.
III. Các hoạt động dạy- học
1. ổn định.
2. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới: a, GTB: GVnêu MĐ, YC tiết học.
b, Các hoạt động.
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung bài
* HĐ1: Quan sát, nhận xét
- HS quan sát bài mẫu nặn con vật.
H: Bài nặn con vật gì?
H: Con vật này có những bộ phận nào? Dáng của chúng ntn?
H: Khi hoạt động hình dáng của chúng có giống nhau không?
- HS lựa chọn con vật để nặn => Báo cáo trước lớp.
* HĐ2: HDHS nặn.
- Nặn từng bộ phận con vật: đầu, tai, thân, chân, đuôi
* HĐ3: Thực hành.
- HS thực hành nặn con vật theo ý thích.
- GV quan sát, HDHS thao tác chậm hoàn thành sản phẩm.
* HĐ4: Trưng bày sản phẩm.
- HS trưng bày sản phẩm trên bảng lớp.
=> HS trình bày ý tưởng bài xé dán.
- GV khen ngợi bài thực hành tốt.
1. Quan sát, nhận xét.
2. Cách nặn.
- Nặn từng bộ phận: đầu, thân, chân, đuôi,....
- Gắn các bộ phận với nhau tạo sản phẩm hoàn chỉnh.
3. Thực hành.
Phần kí duyệt của ban giám hiệu
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- Giao an 4 cu 16.doc