I. MỤC TIÊU:
- HS biết được: trẻ em cần phải bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến các em.
- Bước đầu biết bày tỏ ý kiến của bản thân và lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: - Chép sẵn tình huống ở hoạt động 1
HS : - Đồ dùng học tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
A- Kiểm tra bài cũ:
- Trong những truyện có liên quan tới các em, các em có quyền gì?
B- Bài mới:
40 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 862 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án khối 4 năm 2010 - Tuần 6, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.
a) Bài tập 1:
- Cho HS đọc yêu cầu của bài tập
- GV giải nghĩa từ "tiều phu"
- Truyện có mấy nhân vật?
- Nội dung chuyện nói về điều gì?
- HS đọc phần lời dưới mỗi tranh.
- 2 nhân vật : Chàng tiều phu và 1 cụ già.
- Chàng trai được tiên ông thử thách tính thật thà, trung thực qua những lưỡi rìu.
+ Cho HS đọc câu diễn giải dưới tranh.
- 6 học sinh đọc tiếp nối.
- Cho HS dựa vào tranh và lời dẫn kể lại chuyện Ba lưỡi rìu.
- 2 học sinh thi kể.
b. Bài tập 2:
- Cho HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS quan sát tranh 1 và trả lời
- 1 HS đọc - lớp đọc thầm
+ Nhân vật làm gì?
- Chàng tiều phu đang đốn củi thì bị lưỡi rìu văng xuống sông.
+ Nhân vật nói gì?
- Chàng buồn bã nói: "Cả nhà ta chỉ trông vào lưỡi rìu này, nay mất rìu thì sống thế nào đây?"
+ Ngoại hình nhân vật?
- Chàng tiều phu nghèo, ở trần, quấn khăn ở mỏ rìu.
+ Lưỡi rìu sắt.
- GV hướng dẫn tương tự với tranh 2, 3, 4, 5, 6 và nêu nội dung chính của từng đoạn văn.
- Lưỡi rìu bóng loáng
- HS nêu
- Cho HS kể chuyện.
- HS kể trong nhóm
- Đại diện từng nhóm thi kể từng đoạn, kể toàn truyện.
3/ Củng cố - dặn dò:
- Nêu cách phát triển câu chuyện.
- Nhận xét giờ học.
=======================*****==========================
Tiết 3: Khoa học
Phòng một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng
I. Mục tiêu:
- HS nêu cách phòng tránh một số bệnh do ăn thiếu chất dinh dưỡng.
+ Thường xuyên theo dõi cân nặng của em bé.
+ Cung cấp đủ chất dinh dưỡng và năng lượng
- Đưa trẻ đi khám để chữa kịp thời.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: - Hình trang 26, 27 SGK.
HS: - Đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy - học:
A- Kiểm tra bài cũ:
- Nêu nguyên tắc chung của việc bảo quản thức ăn.
- NHận xét – bổ sung
B- Bài mới:
1/ GTB: Ghi bảng tên bài
2/ Hoạt động 1: Một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng.
* Mục tiêu:
- Mô tảđặc điểm bên ngoài của trẻ bị bệnh còi xương, suy dinh dưỡng và người bị bệnh bướu cổ.
- Nêu được nguyên nhân gây ra bệnh trên.
* Cách tiến hành:
+ Cho HS quan sát hình 1, 2 T26.
- Mô tả các dấu hiệu của bệnh còi xương, suy dinh dưỡng và bệnh bướu cổ.
+ HS thảo luận nhóm 2.
- Người gầy còm, yếu, đầu to.
- Cổ to
- Nguyên nhân dẫn đến bệnh trên?
- Không được ăn đủ lượng, đủ chất, đặc biệt thiếu chất đạm sẽ suy dinh dưỡng, nếu thiếu vi-ta-min D sẽ bị còi xương.
* Kết luận: GV chốt ý.
- HS nhắc lại
3/ Hoạt động 2: Cách phòng bệnh do thiếu chất dinh dưỡng.
* Mục tiêu:
Nêu tên và cách phòng bệnh do thiếu chất dinh dưỡng.
* Cách tiến hành:
- Ngoài bệnh còi xương, suy dinh dưỡng, bướu cổ các em có biết bệnh nào do thiếu dinh dưỡng?
- Quáng gà, khô mắt thiếu vi-ta-min
- Bệnh phù do thiếu vi-ta-min B
- Bệnh chảy máu chân răng.
- Nêu cách phát hiện và đề phòng các bệnh thiếu dinh dưỡng?
- Thường xuyên theo dõi cân nặng cho trẻ.
- Cần có chế độ ăn hợp lí.
* Kết luận: GV chốt ý
- HS nhắc lại
4/ HĐ3: Chơi trò chơi: "Thi kể têm một số bệnh.
* Mục tiêu:
Củng cố những kiến thức đã học trong bài.
* Cách tiến hành:
- GV chia HS thành 2 đội.
- GV phổ biến luật chơi và cách chơi
VD: Đội 1 nói: "Thiếu chất đạm"
Đội 2 trả lời: Sẽ bị suy dinh dưỡng.
- Nếu đội 2 trả lời sai thì đội 1 tiếp tục ra câu đố.
- Mỗi đội cử 1 đội trưởng rút thăm xem đội nào nói trước.
- Học sinh chơi trò chơi.
* Kết luận: T tuyên dương đội thắng cuộc.
5/ Hoạt động nối tiếp.
- Em biết điều gì mới qua tiết học?
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài sau.
=======================*****==========================
Tiết 4: Âm nhạc
Tập đọc nhạc : TĐN số 1
Giới thiệu một vài nhạc cụ dân tộc
I. mục tiêu:
- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca của hai bài hát đã học.
- Nhận biết được một vài nhạc cụ dân tộc và gọi đúng tên: Đàn nhị, đàn tam, đàn tứ, đàn tì bà.
II. Đồ dùng dạy học:
- Hình vẽ các nhạc cụ: Đàn nhị, đàn tam, đàn tứ, đàn tì bà.
III. Các hoạt động dạy và học:
1/ GTB: Ghi bảng tên bài
2/ Phần mở đầu.
- Cho học sinh ôn lại các bài tập tiết tấu lần trước.
- GV nghe -sửa cho học sinh.
- HS thực hiện 2đ3 lần
3/ Phần hoạt động:
a. Nội dung 1:
- Cho HS luyện tập cao độ.
- GV đọc mẫu.
+ Hướng dẫn học sinh làm quen với bài TĐN số 1: Son la son
- HS đọc tên nốt: Đồ-rê-mi-son-la
- HS đọc đúng cao độ
+ HS nói tên nốt nhạc
+ Gõ tiết tấu
+ Đọc cả độ cao ghép với hình tiết tấu.
- GV nghe sửa sai
+ Ghi lại lời ca
b. Nội dung 2:
- Giới thiệu nhạc cụ dân tộc.
+ Cho HS quan sát tranh.
- Đàn nhị, đàn tam, đàn tứ, đàn tì bà
+ HS quan sát và nghe GV giới thiệu từng nhạc cụ.
- Cho HS nêu đặc điểm của từng loại nhạc cụ.
- HS nêu
- Lớp nhận xét - bổ sung
- GV kết luận:
3/ Phần kết thúc:
- Hát và gõ đệm bài TĐN số 1: Son la son.
- Nhận xét giờ học.
- VN ôn lại 2 bài hát đã học.
==================**** ****=======================
Tiết 5: Sinh hoạt lớp
Nhận xét tuần 6
I. ưu điểm:
- HS đi học đầy đủ, đúng giờ quy định, đảm bảo tỉ lệ chuyên cần, trong lớp chú ý nghe giảng hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài như: Túng, Ay ,Chú.
- 1 số HS đã có ý thức học bài và làm bài.
- Vệ sinh lớp học sạch sẽ, tham gia đầy đủ các buổi hoạt động ngoại khoá
II. Tồn tại:
- Kỹ năng đọc, tính toán còn hạn chế như: Phiên, Dơ, Páo.
- Chữ viết của một số học sinh chưa cẩn thận như: Phiên, Dơ.
- Một số tiết học còn trầm, chưa sôi nổi
III. Phương hướng tuần 7:
- Phát huy những ưu điểm đã đạt được ở tuần 6
- Khắc phục những tồn tại còn mắc ở tuần 6.
Sinh hoạt lớp
Nhận xét trong tuần 6
I. yêu cầu:
- H nhận ra những ưu điểm và tồn tại trong mọi hoạt động ở tuần 6.
- Biết phát huy những ưu điểm và khắc phục những tồn tại còn mắc phải.
II. Lên lớp:
1/ Nhận xét chung:
- Duy trì tỷ lệ chuyên cần cao, đi học đúng giờ, xếp hàng ra vào lớp nhanh nhẹn
- Có ý thức tự quản tương đối tốt.
- Một số em đã có tiến bộ trong học tập.
- Học bài và làm bài tập đầy đủ trước khi đến lớp.
- Trong lớp hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài:
- Đội viên đeo khăn quàng đầy đủ.
- Vệ sinh thân thể + VS lớp học sạch sẽ.
Tồn tại:
- 1 số em còn viết và đọc yếu:
- Hay nghich ngợm và nói chuyện trong giờ:
- Lười học:
2/ Phương hướng:
- Phát huy ưu điểm, khắc phục tồn tại.
- Tiếp tục rèn chữ cho vài học sinh viết ẩu.
- Thường xuyên kiểm tra những học sinh lười.
==================****&&&****=======================
Tiết 4: Kĩ thuật
Tiết 8: Khâu đột thưa
I. Mục tiêu:
- H biết được cách khâu đột thưa và ứng dụng của khâu đột thưa.
- Khâu được các mũi khâu đột thưa theo đường vạch dấu.
- Hình thành thói quen làm việc kiên trì, cẩn thận.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: - Tranh ảnh quy trình.
- Mẫu đường khâu đột thưa.
- Vật liệu và dụng cụ cần thiết.
H : đồ dùng học tập
III. Các hoạt động dạy - học.
A- Bài cũ:
- Nêu các bước khâu ghép 2 mép vải bằng mũi khâu thường.
B- Bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
2/ Quan sát - nhận xét.
- T giới thiệu mẫu đường khâu đột mũi thưa.
- nx các đường khâu.
- H quan sát mũi khâu mặt phải và mặt trái hình 1 SGK
- Đặc điểm của mũi khâu đột thưa và so sánh mũi khâu ở mặt phải với mũi khâu thường.
+ Đặc điểm: ở mặt phải các mũi khâu cách đều nhau giống như mũi thường. Mặt trái mũi sau lấn lên 1/3 mũi khâu trước.
- Sau mỗi mũi khâu phải rút chỉ 1 lần khác với khâu thường.
- Khâu đột thưa là gì?
* H nêu ghi nhớ
3/ Thao tác kỹ thuật
- T treo tranh quy trình.
- Cho H nêu các bước theo quy trình
- H đọc nội dung mục 2 + quan sát 3a, b, c (SGK)
- T làm mẫu + phân tích
- Nêu cách kết thúc đường khâu.
- Ktra đồ dùng
- T HD
- H tập khâu trên giấy.
4/ Dặn dò:
- Chuẩn bị vật liều giờ sau thực hành.
- Nhận xét giờ học.
=================****&&&****====================
Kĩ thuật
Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi
khâu đột
I. Mục tiêu:
- H biết cách gấp mép vải và khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa hoặc khâu đột mau.
- Có ý thức yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: - Mẫu đường gấp mép vải được khâu viền.
- Một số sản phẩm có đường khâu viền.
- Vật liệu và dụng cụ cần thiết.
H : đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy - học.
1/ Giới thiệu bài:
2/ Quan sát - nhận xét mẫu:
- T giới thiệu sản phẩm.
- Cho H nhận xét đường gấp mép vải và đường khâu viền trên mẫu.
- H quan sát
- Mép vải được gấp 2 lần đường gấp ở mặt trái mảnh vải, được khâu bằng mũi khâu đột thưa hoặc mau, đường khâu ở mặt phải mảnh vải.
- T nhận xét và tóm tắt đường khâu viền gấp mép vải.
3/ HĐ2: Hướng dẫn thao thác kỹ thuật:
- Cho H quan sát hình 1, 2, 3, 4
- Nêu cách gấp mép vải.
- H quan sát
- Kẻ 2 đường thẳng ở mặt trái vải
đờng 1 cách mép vải 1cm
đường 2 cách đường 1: 2cm
- Gấp theo đường vạch dấu 1
- Gấp mép vải lần 2.
- Nêu cách khâu viền đường gấp mép?
- Khâu lược
- Khâu viền bằng mũi khâu đột.
- Cho H thực hành
- H gấp mép vải theo đường vạch dấu.
- T quan sát.
4/ Củng cố - dặn dò:
- Chuẩn bị vật liều giờ sau thực hành.
- Nhận xét giờ học.
=======================*****==========================
Tiết 5 Kĩ Thuật
Khâu đột mau
I. Mục tiêu:
- H Khâu được các mũi khâu đột mau theo vạch đường dấu.
- Rèn luyện tính kiên trì, cẩn thận.
II. Đồ dùng dạy - học:
GV: -Tranh quy trình khâu mũi đột mau.
- Mẫu khâu đột mau.
H: Đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy học.
A- Bài cũ:
Nêu các thao tác khâu đột mau?
B- Bài mới:
3/ HĐ 3: Thực hành khâu đột mau:
- Cho H nhắc lại nghi nhớ.
- Muốn khâu đột mau ta phải thực hiện qua những bước nào?
- 3 đ4 học sinh nêu.
+ Vạch dấu đường khâu.
+ Khâu các mũi khâu đột mau theo đường vạch dấu.
- T cho H thực hành.
- T quan sát hướng dẫn theo nhóm.
- H thực hành trên vải
4/ HĐ 4: Đánh giá kết quả học tập của học sinh:
- Cho học sinh trưng bày sản phẩm.
- T nêu các tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm
- H trưng bày theo nhóm
+ Khâu đột mau theo đường vạch dấu.
+ Các mũi khâu tương đối bằng nhau và khít nhau.
+ Đường khâu thẳng không bị dúm.
+ Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian quy định.
- Cho H tự đánh giá.
- T nhận xét - đánh giá kết quả của H.
5/ Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị vật liệu cho giờ học sau.
=======================*****==========================
File đính kèm:
- tuan 6- v.doc