Bước 1:
a) Gv nêu vấn đề: Tính 38 x 24=?
Làm thế nào bây giờ?
b) HS thảo luận, các em nói vắn tắt ý mình
c) GV dựa vào ý của học sinh để định hướng suy nghĩ:
-Đây là phép nhân với số có hai chữ số ta chưa học.
-Ta mới học cách nhân với số có một chữ số.
-Vậy phải tìm cách quy về phép nhân với số có một chữ số(hay quy về các phép nhân đã học).
Bước 2:
HS tự suy nghĩ cách nhân theo hướng nêu trên, ghi tắt vào giấy các ý riêng của mình. Các em có thể bàn bạc trong nhóm nhỏ(nhưng phải nói thì thầm).
Trong lúc đó,GV đi sát đôn đốc, khuyến khích các ý hay, trả lời các câu hỏi của học sinh(GV và HS đều phải nói thì thầm).
3 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1137 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án khối 4 - Môn Toán - Tiết 73: Bài dạy: Nhân với số có hai chữ số, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án minh hoạ về: DẠY HỌC TỰ PHÁT HIỆN
Môn toán, tiết 73
BÀI DẠY: NHÂN VỚI SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ
Bước 1:
Gv nêu vấn đề: Tính 38 x 24=?
Làm thế nào bây giờ?
HS thảo luận, các em nói vắn tắt ý mình
GV dựa vào ý của học sinh để định hướng suy nghĩ:
-Đây là phép nhân với số có hai chữ số ta chưa học.
-Ta mới học cách nhân với số có một chữ số.
-Vậy phải tìm cách quy về phép nhân với số có một chữ số(hay quy về các phép nhân đã học).
Bước 2:
HS tự suy nghĩ cách nhân theo hướng nêu trên, ghi tắt vào giấy các ý riêng của mình. Các em có thể bàn bạc trong nhóm nhỏ(nhưng phải nói thì thầm).
Trong lúc đó,GV đi sát đôn đốc, khuyến khích các ý hay, trả lời các câu hỏi của học sinh(GV và HS đều phải nói thì thầm).
Bước 3:
Một số hs lên công bố phát minh của mình(hoặc nhóm mình) trước lớp. HS này được nói và viết tự do lên bảng lớp. Chẳng hạn:
HS A:
Tách 24 = 8 x 3
38 x 24 = 38 x(8 x3)
= (38 x 8) x 3
+ 38 x 8 là phép nhân với số có một chữ số, em đã biết làm
+ 38 x 8 được bao nhiêu nhân tiếp với 3, cũng là nhân với số có một chữ số
+ Cả lớp hoan hô, GV khen
HS B:
+ Em tách theo phép cộng: 24 = 7 +8 +9
+ Dùng quy tắc nhân một số với một tổng:
38 x 24 =38 x (7 +8 +9)
=38 x7 +38 x 8 + 38 x 9
+ Đây là phép nhân với số có một chữ số, biết làm rồi.
+ Cả lớp hoan hô, GV khen
HS C:
+Em dùng phép trừ 38 = 40 – 2
+ Theo quy tắc nhân một hiệu vói một số:
38 x 24 = (40 – 2) x 24
40 x 24 – 40 x 2
+40 nhân 24 là nhân với số tròn chục đẫ học rồi
+2 nhân 24 là nhân với số có một chữ số, học rồi..
+ hoan hô, khen
HS D
+Em dùng phép cộng theo cách khác: 24 = 10 +10 +4
+ Theo quy tắc nhân một số với một tổng:
38 x 24 = 38 x ( 10 +10 +4)
=38 x 10 +38 x 10 +38 x 4
HS E:
+ Em tách theo phép cộng: 24 = 20 + 4
+ 38 x 24 =38 x (24 + 4)
=38 x 20 + 38 x 4
Thảo luận về các phát hiện đã công bố:
+ Đúng, sai?
+ Cách nào gọn hơn, dễ làm hơn?
+ Cách nào dài hơn, khó làm?
+Cách nào quá đặc biệt?
Chẳng hạn:
+ A làm hay nhưng 38 x17 thì làm sao tách 17 thành tích của hai số
+ B làm đúng sông dài hơn C
+ C làm đúng nhưng không hay bằng E: Phép trừ khó làm hơn phép cộng.
+ Cách làm của D và e cũng giống nhau nhưng D làm dài hơn.
+ Như vậy, cách làm của E là hay nhất.
Bước 4:
Gv tổng kết thảo luận để chốt lại cách làm của E. Sau đó nêu cách tính thực tiễn như SGK.
HS vận dụng giải bài tập.
File đính kèm:
- Tiet 73Nhan voi so co hai chu so.doc