I. MỤC TIÊU
Nhớ và viết đúng, đẹp, đoạn từ: “Hôm sau chúng tôi đi SAPA đất nước ta” trong bài “Đường đi SAPA”
Rèn viết đúng chính tả, trình bày sạch đẹp
Giáo dục HS có ý thức rèn chữ, giữ vở
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
Bài tập 2a hoặc 2b trong bảng phụ
Bài tập 3a hoặc 3b vào nháp ép
Các từ cần kiểm tra bài cũ viết sẵn vào nháp ép
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY, HỌC
16 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 845 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án khối 4 - Môn Tiếng Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khi giao chiến với dân đảo Ma-tan, chỉ còn một chiếc thuyền và mười tám thuỷ thủ sống sót.
Hạm đội của Ma-gien-lăng đã đi theo hành trình châu Âu-Đại Tây Dương- châu Mĩ – Thái Bình Dương – châu Á – Ấn Độ Dương – châu Phi.
- Quan sát lắng nghe.
Đoàn thám hiểm đã khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện ra Thái Bình Dương và nhiều vùng đất mới.
- Tiếp nối nhau phát biểu:
Đoạn 1: Mục đích của cuộc thám hiểm
Đoạn 2: Phát hiện ra Thái Bình Dương
Đoạn 3: Những khó khăn của đoàn thám hiểm.
Đoạn 4: Giao tranh với dân đảo Ma-ta, Ma-gien-lăng bỏ mạng.
Đoạn 5: Trở về Tây Ban Nha
Đoạn 6: Kết quả của đoàn thám hiểm.
- HS tiếp nối nhau nêu suy nghĩ của mình trước lớp.
Các nhà thám hiểm rất dũng cảm, dám vượt qua mọi khó khăn để đạt được mục đích đề ra.
Các nhà thám hiểm là những người ham hiểu biết, tìm tòi, khám phá, đem lại những cái mới cho loài người.
- HS trao đổi và nêu:
Bài ca ngợi Ma-gien-lăng và đoàn thám hiểm đã dũng cảm vượt bao khó khăn, hhy sinh mất mát để hoàn thành sứ mạng lịch sử, khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện ra Thái Bình Dương và những vùng đất mới.
Hoạt động: Cá nhân, thi đua.
- 3 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm, tìm cách đọc như đã hướng dẫn ở phần luyện đọc
Theo dõi GV đọc.
Luyện đọc theo cặp.
- 3 đến 5 HS thi đọc.
Vượt Đại Tây Dương, Ma-gien-lăng cho đoàn thuyền đi dọc bờ biển Nam Mĩ. Tới gần mõm cực nam thì phát hiện một eo biển dẫn tới một đại dương mênh mông. Thấy sóng yên biển lặng, Ma-gien-lăng đặt tên cho đại dương mới tìm được là Thái Bình Dương.
Thái Bình Dương bát ngát, đi mãi chẳng thấy bờ. Thức ăn cạn nước ngọt hết sạch. Thuỷ thủ phải uống nước tiểu, ninh nhừ dày và thắt lưng da để ăn. Mỗi ngày có vài ba người chết phải ném xác xuống biển. May sao gặp một hòn đảo nhỏ, được tiếp tế thức ăn và cho nước ngọt, đoàn thám hiểm ổn định được tinh thần.
- 1 HS đọc.
- Là HS chúng em cần phải: học giỏi, ham học hỏi, ham hiểu biết, ham đọc sách khoa học, dũng cảm, không ngại khó khăn.
IV. CỦNG CỐ, DẶN DÒ. ( 4 phút)
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài, kể lại câu chuyện cho người thân nghe và soạn bài Dòng sông mặc áo.(đọc kỹ bài và trả lời câu hỏi, chia đoạn, tìm ý)
Tập đọc
DÒNG SÔNG MẶC ÁO
I. MỤC TIÊU
1. Đọc thành tiếng
Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẩn do ảnh hưởng của phương ngữ:điệu, thướt tha, sông mặc, thơ thẩn áng mây, ráng vàng, vầng trăng, ngẩn ngơ
Đọc trôi chảy toàn bài thơ, ngắt nghỉ hhơi đúng giữa các cụm từ , dòng thơ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm vẻ đẹp của dòng sông, sự thay đổi màu sắc đến bất ngờ của dòng sông.
Đọc diễn cảm toàn bài thơ với giọng vui, dịu dàng, ngạc nhiên.
2. Đọc hiểu
Hiểu các từ khó trong bài: điệu, hây hây, ráng, ngẩn ngơ
Hiểu nội dung bài: Ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông quê hương.
3. Học thuộc lòng bài thơ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY, HỌC:
GV: SGK, tranh ảnh
HS: SGK
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Khởi động: (1’) Hát
2. Kiểm tra bài cũ ( 4’)
- Yêu cầu 2 HS đọc tiếp nối, 1 HS đọc toàn bài Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất và trả lời câu hỏi về nội dung bài
- Gọi HS nhận xét bạn đọc bài và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét và cho điểm từng HS.
3. Bài mớí :
a) Giới thiệu bài: (1’)
- Treo tranh minh hoạ và hỏi: Tranh vẽ cảnh gì?
- Giới thiệu: Dòng sông quê hương từ lâu đã là đề tài muôn thuở của thơ ca. Chúng ta đã biết đến những bài thơ rất hay nói về dòng sông hiền hoà, gắn bó với cuộc sống, tuổi thơ của con người. Nhưng dòng sông dưới con mắt của nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo đẹp như thế nào? Các em cùng học bài để biết.
b)Phát triển hoạt động : (30’)
Hoạt động 1: Luyện đọc (10 phút)
MT: HS hiểu nghĩa từ và đọc đúng từ, câu
PP: Đàm thoại, luyện tập, thực hành
- GV đọc mẫu
- Yêu cầu HS tham gia chia đoạn, GV chốt 2 đoạn:
Đoạn 1 : 8 dòng đầu
Đoạn 2 : 6 dòng còn lại
- Yêu cầu 2 HS tiếp nối nhau đọc toàn bài thơ (3 lượt). GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS. Chú ý các câu thơ sau:
Khuya rồi/ sông mặc áo đen
Nép trong rừng bưởi/ lặng yên đôi bờ
Sáng ra/thơm đến ngẩn ngơ
Dòng sông đã mặc bao giờ áo hoa
Ngước lên bổng gặp la đà
Ngàn hoa bưởi đã nở nhoà áo ai//
- Yêu cầu HS đọc phần chú giải.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Yêu cầu HS đọc toàn bài thơ.
- GV đọc mẫu. Chú ý giọng đọc như sau:
Toàn bài với giọng đọc vui, dịu dàng thiết tha, tình cảm thể hiện niềm vui, sự bất ngờ của tác giả khi phát hiện ra sự đổi sắc muôn màu của dòng sông quê hương.
Nhấn giọng ở những từ ngữ: điệu làm sao, thướt tha, bao la, thơ thẩn, hây hây, ráng vàng, nép, ngẩn ngơ, áo hoa, ngước lên, la đà, hoa bưởi, nở nhoà
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài (12phút)
MT: HS nắm được nội dung bài
PP: Đàm thoại, động não, giảng giải
- Yêu cầu HS đọc thầm toàn bài, trao đổi và trả lời câu hỏi:
Vì sao tác giả là dòng sông “điệu”?
Tác giả đã dùng những từ ngữ nào để tả cái rất “điệu” của dòng sông?
“ Ngẩn ngơ” nghĩa là gì?
Màu sắc của dòng sông thay đổi như thế nào trong một ngày? Hãy tìm những từ ngữ, hình ảnh nói lên sự thay đổi ấy?
Vì sao tác giả nói là dòng sông mặc áo lụa đào khi nắng lên, mặc áo xanh khi trưa đến?
Cách nói “Dòng sông mặc áo” có gì hay?
Trong bài thơ có nhiều hình ảnh thơ đẹp. Em thích hình ảnh nào? Vì sao?
8 Dòng thơ đầu miêu tả gì?
6 dòng thơ cuối cho em biết điều gì?
Em hãy nêu nội dung chính của bài.
- Ghi ý chính của bài.
Hoạt động 3: Đọc diễn cảm và học thuộc lòng. ( 7 ‘)
MT: HS đọc được diễn cảm
PP: Luyện tập, thực hành
- Yêu cầu 2 HS đọc tiếp nối bài thơ, cả lớp đọc thầm và tìm cách đọc hay.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm từng đoạn.
- Nhận xét, cho điểm từng HS.
- Yêu cầu HS nhẩm đọc thuộc lòng bài thơ.
- Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng từng đoạn thơ.
- Thi đọc cả bài.
- Nhận xét và cho điểm từng HS.
- Bài thơ cho em biết điều gì?
- 3 HS thực hiện yêu cầu.
- Nhận xét.
- Tranh vẽ cảnh dòng sông xanh rất đẹp.
- Lắng nghe.
Hoạt động: Cá nhân, nhóm
- HS lắng nghe
- HS khá đọc, cả lớp đọc thầm
- HS tham gia chia đoạn, bạn nhận xét, bổ sung
- HS đọc bài theo trình tự:
+ HS1: Dòng sông mới điệusao lên.
+ HS2: Khuya rồinở nhoà áo ai.
- 1 HS đọc thành tiếng phần chú giải.
- 2 HS ngồi cùng bàn tiếp nối nhau đọc từng dòng thơ.
- 3 HS đọc toàn bài thơ.
- Theo dõi GV đọc mẫu.
Hoạt động: Cá nhân, nhóm
- 2 HS ngồi cùng bàn đọc thầm, trao đổi và trả lời câu hỏi:
Tác giả nói dòng sông “điệu” vì dòng sông luôn thay đổi màu sắc giống như con người đổi màu áo.
Những từ ngữ: thướt tha, mới may, ngẩn ngơ, nép, mặc áo hống, áo xanh, áo vàng, áo đen, áo hoa
Ngẩn ngơ: ngây người ra, không còn chú ý đến xung quanh, tâm trí để đâu đâu.
Màu sắc của dòng sông lụa đào, áo xanh, hây hây ráng vàng, nhung tím, áo đen, áo hoa thay đổi theo thời gian: nắng lên - trưa về – chiều tối – đêm khuya – sáng sớm.
Nắng lên: áo lụa đào thướt tha
Trưa: áo xanh như là mới may
Chiều tối: màu áo hây hây ráng vàng
Tối: áo nhung tím thêu trăm ngàn sao lên.
Đêm khuya: sông mặc áo đen
Sáng ra: lại mặc áo hoa.
- HS trao đổi, một số HS trả lời trước lớp mỗi HS chỉ cần lí giải về một màu sắc của sông. Ví dụ:
Trưa đến trời cao xanh in hình xuống sông, ta lại thấy dòng sông như có màu xanh ngắt.
Cách nói”dòng sông mặc áo” làm cho dòng sông trở nên gần gũi, giống như con người, làm nổi bật sự thay đổi màu sắc của dòng sông theo thời gian, màu nắng, màu cỏ cây
- Tiếp nối nhau phát biểu:
Em thích hình ảnh: nắng lên mặc áo lụa đào thiết tha vì ánh nắng lúc bình minh rất đẹp gợi cho dòng sông vẻ mềm mại, thướt tha như thiếu nữ.
Hình ảnh rèm thêu trước ngực vầng trăng. Trên nền nhung tím trăm ngàn sao lên lúc này dòng sông trải rộng một màu nhung tím in hình vầng trăng và những ngôi sao lung linh, lấp lánh.
Hình ảnh: : Sáng ra thơm đến ngẩn ngơ. Ngàn hoa bười đã nở nhoà áo ai. Hình ảnh dòng sông với những bông hoa bưởi rụng trắng, thơm ngát thật đẹp và làm ta xao xuyến trước hương vị của quê hương
8 dòng thơ đầu miêu tả màu áo của dòng sông vào các buổi sáng, trưa, chiều, tối .
6 dòng thơ cuối miêu tả màu áo của dòng sông lúc đêm khuya và trời sáng.
Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông quê hương và nói lên tình yêu của tác giả đối với dòng sông quê hương.
Hoạt động: Cá nhân, cả lớp, nhóm
- 2 HS đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi tìm cách đọc hay
- Mỗi đoạn có 3 HS đọc diễn cảm.
- HS nhẩm đọc thuộc lòng theo cặp.
- HS nối tiếp nhau đọc thuộc lòng từng đoạn thơ.
- 3 đến 5 HS đọc thuộc lòng bài thơ.
- Bài thơ cho em biết tình yêu dòng sông quê hương tha thiết của tác giả và sự quan sát tinh tế của ông về vẻ đẹp của dòng sông.
IV. CỦNG CỐ, DẶN DÒ. ( 4 phút)
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học thuộc lòng bài thơ và soạn bài Ăng-co Vát. (Đọc kỹ bài và trả lời câu hỏi, chia đoạn, tìm ý)
File đính kèm:
- tap docchinh ta tuan 30.doc