Giáo án khối 4 môn Khoa học - Phạm Thị Hợp - Trường tiểu học Vĩnh Lương 1 - Tuần 25

I. MỤC TIÊU

 Sau bài học, HS có thể :

· Vận dụng kiến thức về sự tạo thành bóng tối, về vật cho ánh sáng truyền qua một phần, vật cản sáng, để bảo vệ đôi mắt.

· Nhận biết và biết phòng tránh những trường hợp ánh sáng quá mạnh có hại cho mắt.

· Biết tránh không đọc, viết ở nơi có ánh sáng quá yếu.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

· Hình trang 98, 99 SGK.

· Chuẩn bị chung : Tranh ảnh về các trường hợp ánh sáng quá mạnh không được để chiếu thẳng vào mắt ; về các cách đọc, viết ở nơi ánh sáng hợp lí, không hợp lí, đèn bàn.

 

doc4 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1105 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án khối 4 môn Khoa học - Phạm Thị Hợp - Trường tiểu học Vĩnh Lương 1 - Tuần 25, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 49 : ÁNH SÁNG VÀ VIỆC BẢO VỆ ĐÔI MẮT I. MỤC TIÊU Sau bài học, HS có thể : Vận dụng kiến thức về sự tạo thành bóng tối, về vật cho ánh sáng truyền qua một phần, vật cản sáng,để bảo vệ đôi mắt. Nhận biết và biết phòng tránh những trường hợp ánh sáng quá mạnh có hại cho mắt. Biết tránh không đọc, viết ở nơi có ánh sáng quá yếu. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Hình trang 98, 99 SGK. Chuẩn bị chung : Tranh ảnh về các trường hợp ánh sáng quá mạnh không được để chiếu thẳng vào mắt ; về các cách đọc, viết ở nơi ánh sáng hợp lí, không hợp lí, đèn bàn. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Khởi động (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (4’) GV gọi 2 HS làm bài tập 2, 3 / 60 VBT Khoa học. GV nhận xét, ghi điểm. 3. Bài mới (30’) Hoạt động dạy Hoạt động học Hoạt động 1 : Tìm hiểu những trường hợp ánh sáng qua mạnh không được nhìn trực tiếp vào nguồn sáng Mục tiêu : Nhận biết và biết phòng tránh những trường hợp ánh sáng quá mạnh có hại cho mắt. Cách tiến hành : Bước 1 : - Yêu cầu HS quan sát các hình 1, 2 và trả lời câu hỏi trang 98 SGK. - Nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát các hình và trả lời câu hỏi trang 98SGK. Bước 2 : - Yêu cầu HS quan sát các hình 3, 4 và trả lời câu hỏi : Để tránh tác hịa do ánh sáng quá mạnh gây ra, ta nên và không nên làm gì? - Nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát các hình và trả lời câu hỏi. Kết luận: Như mục Bạn cần biết trang 99 SGK. Hoạt động 2 : Tìm hiểu về một số việc nên / không nên làm để đản bảo đủ ánh sáng khi đọc, viết Mục tiêu: Vận dụng kiến thức về sự tạo thành bóng tối, về vật cho ánh sáng truyền qua một phần, vật cản sáng,để bảo vệ đôi mắt. Biết tránh không đọc, viết ở nơi có ánh sáng quá yếu. Cách tiến hành : Bước 1 : - Yêu cầu HS quan sát các hình và trả lời câu hỏi trang 99 SGK. - Làm việc theo nhóm. Yêu cầu HS nêu lí do cho lựa chọn của mình. Bước 2 : - GV nêu câu hỏi cho HS thảo luận: - HS thảo luận theo nhóm. + Tại sao khi viết bằng tay phải, không nên đạt đèn chiếu sáng ở phái tay phải? - Gọi các nhóm trình bày. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. - GV cho một số HS thực hành về vị trí chiếu sáng (ngồi đọc, viết sử dụng đèn bàn để chiếu sáng). - HS thực hành. Bước 3 : - GV cho HS làm việc theo phiếu. Nội dung phiếu học tập như SGV trang 170. - HS làm việc cá nhân. - GV giải thích : Khi đọc viết, tư thế phải ngay ngắn, khoảng cách giữa mắt và sách giữ ở cự li khoảng 30 cm. Không được đọc sách, viết chữ ở nơi có ánh sáng yếu hoặc nơi ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào. Không đọc sách khi đang nằm, đang đi trên đường hoặc trên xe chạy lắc lư. Khi đọc sách bằng tay phải, ánh sáng phải được chiếu tới từ phía trái hoặc từ phía bên trái phía trước để tránh bóng của tay phải. Kết luận: Như mục Bạn cần biết trang 99 SGK. Hoạt động cuối: Củng cố dặn dò -Yêu cầu HS mở SGK đọc phần Bạn cần biết. - 1 HS đọc. - GV nhận xét tiết học. - Về nhà đọc lại phần Bạn cần biết, làm bài tập ở VBT và chuẩn bị bài mới. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY : KHOA HỌC Bài 50 : NÓNG LẠNH VÀ NHIỆT ĐỘ I. MỤC TIÊU Sau bài học, HS có thể : Nêu được ví dụ về các vật có nhiệt độ cao, thấp. Nêu được nhiệt độ bình thường của cơ thể người ; nhiệt độ của hơi nước đang sôi ; nhiệt độ của nước đá đang tan. Biết sử dụng từ “nhiệt độ” trong diễn tả sự nóng lạnh. Biết cách đọc nhiệt kế và sử dụng nhiệt kế. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Hình vẽ trang 100, 101 SGK. Chuẩn bị theo nhóm : nhiệt kế, ba chiếc cốc. Chuẩn bị chung : Một số loại nhiệt kế, phích nước sôi, một ít nước đá. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Khởi động (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (4’) GV gọi 2 HS làm bài tập 2, 3 / 60 VBT Khoa học. GV nhận xét, ghi điểm. 3. Bài mới (30’) Hoạt động dạy Hoạt động học Hoạt động 1 : Tìm hiểu về sự truyền nhiệt Mục tiêu : Nêu được ví dụ về các vật có nhiệt độ cao, thấp. Biết sử dụng từ “nhiệt độ” trong diễn tả sự nóng lạnh. Cách tiến hành : Bước 1 : - GV yêu cầu HS kể tên một số vật nóng và vật lạnh thường gặp hằng ngày. - HS kể tên một số vật nóng và vật lạnh thường gặp hằng ngày. Bước 2 : - GV yêu cầu HS quan sát hình 1 và trả lời câu hỏi trang 100 SGK. - Một vài HS trả lời. Bước 3 : GV : Người ta dùng khái niệm nhiệt độ để diễn tả mức độ nóng lạnh của các vật. GV yêu cầu HS tìm và nêu các ví dụ về nhiệt độ bằng nhau ; vật này co nhiệt độ cao hơn vạt kia ; vật có nhiệt độ cao nhất trong các vật Hoạt động 2 : Thực hành sử dụng nhiệt kế Mục tiêu: HS biết sử dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ trong những trường hợp đơn giản. Cách tiến hành : Bước 1 : - GV giới thiệu cho HS về 2 loại nhiệt kế. GV mô tả sơ lược cấu tạo nhiệt kế và hướng dẫn cách đọc nhiệt kế. - Một vài HS lên thực hành đọc nhiệt kế. Bước 2 : - GV cho HS thực hành sử dụng nhiệt kế đo nhiệt độ của cốc nước ; sử dụng nhiệt kế y tế để đo nhiệt độ cơ thể. - HS thực hành đo nhiệt độ. Kết luận: Như mục Bạn cần biết trang 101 SGK Hoạt động cuối: Củng cố dặn dò -Yêu cầu HS mở SGK đọc phần Bạn cần biết. - 1 HS đọc. - GV nhận xét tiết học. - Về nhà đọc lại phần Bạn cần biết, làm bài tập ở VBT và chuẩn bị bài mới. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :

File đính kèm:

  • docKH TUAN 25.doc