Giáo án khối 4 - Luyện tập về từ đồng nghĩa

A. Mục tiêu :

- Biết vận dụng những hiểu biết đã có về từ đồng nghĩa, làm đúng các BT thực hành tìm từ đồng nghĩa , phân loại các từ đã cho thành nhóm từ đồng nghĩa

- Biết viết một đoạn miêu tả khoảng 5 câu có sử dụng từ đồng nghĩa đã cho .

B. Đồ dùng dạy học :

- Bảng phụ viết đoạn văn BT1,BT3

- 6 bảng nhóm làm BT2

C. Các hoạt động dạy học :

 

doc7 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1348 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án khối 4 - Luyện tập về từ đồng nghĩa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN Luyện từ và câu LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA Mục tiêu : Biết vận dụng những hiểu biết đã có về từ đồng nghĩa, làm đúng các BT thực hành tìm từ đồng nghĩa , phân loại các từ đã cho thành nhóm từ đồng nghĩa Biết viết một đoạn miêu tả khoảng 5 câu có sử dụng từ đồng nghĩa đã cho . Đồ dùng dạy học : Bảng phụ viết đoạn văn BT1,BT3 6 bảng nhóm làm BT2 Các hoạt động dạy học : Thời gian Hoạt động của GV Hoạt động của HS Phương pháp 3ph 1ph Ổn định lớp Kiểm tra bài cũ : Mở rộng vốn từ : Tổ quốc - Yêu cầu HS thảo luận nhóm 3, tìm những từ đồng nghĩa với Tổ quốc. GV nhận xét , khen thưởng HS làm tốt GV hỏi “Từ đồng nghĩa là những từ như thế nào?” GV nhận xét, cho điểm HS. II. Dạy bài mới Giới thiệu bài : Luyện tập về từ đồng nghĩa Tiết trước các em đã biết được thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn, từ đồng nghĩa không hoàn toàn. Tiết LTVC hôm nay, cô sẽ hướng dẫn các em luyện tập về từ đồng nghĩa, để giúp các em nắm được sắc thái của từ, hiểu từ và vận dụng từ để viết một đoạn văn miêu tả . Dạy bài mới: Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm BT1 và BT2 Mục tiêu : HS vận dụng hiểu biết về từ đồng nghĩa để tìm từ đồng nghĩa, phân loại từ đã cho thành nhóm từ đồng nghĩa, nhận biết từ đồng nghĩa hoàn toàn hoặc không hoàn toàn. Bài tập 1: nhận biết về từ đồng nghĩa hoàn toàn - Yêu cầu HS làm bài cá nhân vào trong sách - GV đính bảng phụ đã viết sẵn đoạn văn lên bảng , yêu cầu 1 HS lên bảng gạch dưới những từ đồng nghĩa trong đoạn văn. - Yêu cầu HS nêu lại các từ đồng nghĩa mà bạn đã gạch trên bảng. - Vậy đoạn văn có bao nhiêu từ đồng nghĩa? - GV nhận xét bài làm của HS trên bảng và của cả lớp, chốt lại đáp án đúng . - GV hỏi “Những từ đồng nghĩa trong đoạn văn cùng chỉ về đối tượng nào?” - Vậy những từ đồng nghĩa trên là từ đồng nghĩa hoàn toàn hay không hoàn toàn? - GV chốt và chuyển ý Bài tập 2: - GV chia lớp thành 6 nhóm - Yêu cầu các nhóm phải xếp các từ đã cho thành những nhóm từ đồng nghĩa vào bảng nhóm GV nhận xét bài làm của nhóm trên bảng, sau đó là bài của các nhóm còn lại. Hỏi HS :Vì sao xếp các từ : bao la, mênh mông, bát ngát, thênh thang vào một nhóm? GV cùng HS nhận xét - Hỏi HS các nhóm khác: Vì sao xếp các từ: lung linh, long lanh, lóng lánh, lấp loáng, lấp lánh vào một nhóm? - Hỏi HS :Vì sao xếp các từ: vắng vẻ, hiu quạnh, vắng teo, vắng ngắt, hiu hắt vào một nhóm? - GV nhận xét Những nhóm từ đồng nghĩa trên là những nhóm từ đồng nghĩa nào? Đối với những từ đồng nghĩa không hoàn toàn, khi sử dụng ta phải lưu ý điều gì? Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm BT3 Mục tiêu: Biết viết một đoạn văn miêu tả khoảng 5 câu có sử dụng các từ đồng nghĩa đã cho Bài tập 3: Lưu ý HS trước khi viết đoạn văn: + Đoạn văn miêu tả phải có ý mở đoạn, kết đoạn , các ý trong đoạn phải liên kết với nhau. + Đoạn văn khoảng 5 câu . Cũng có thể viết 4 câu hoặc nhiều hơn 5 câu + Không nhất thiết phải là các từ của cùng một nhóm từ đồng nghĩa - HS sau khi làm xong có thể trao đổi bài lẫn nhau - GV phát bảng phụ cho 1 bạn để viết đoạn văn, gạch dưới những từ đồng nghĩa sử dụng trong đoạn văn, sau đó trình bày trước lớp Đoạn văn trên bảng có mấy câu? Bạn đã sử dụng bao nhiêu từ ở BT2 để miêu tả ? Yêu cầu HS nhận xét về cách dùng từ đã hợp lí chưa ( nếu chưa yêu cầu HS sửa lại ) GV chỉ ra những điểm hay trong đoạn văn ( sử dụng từ đúng ngữ cảnh, đúng yêu cầu BT3) GV khen ngợi HS đó GV yêu cầu HS đọc các đoạn văn khác mà HS cảm thấy hay GV nhận xét về các đoạn văn mà HS đã viết – tuyên dương . Củng cố-dặn dò : - GV hỏi : Ở BT1 và BT 2 chúng ta đã tìm được những từ đồng nghĩa có gì khác nhau ? - Nhận xét tiết học - Dặn dò chuẩn bị bài LTVC tiết sau : Mở rộng vốn từ Nhân dân . Hát HS thảo luận Các nhóm được GV phát bảng trình bày kết quả trên bảng lớp : non sông, đất nước, quốc gia, quê hương, nước nhà HS khác nhận xét bài làm của các nhóm “Từ đồng nghĩa là từ cùng chỉ một sự vật, hoạt động, trạng thái hay tính chất.” - HS đọc yêu cầu, đọan văn trong BT1. Cả lớp đọc thầm đoạn văn - HS làm BT - HS nêu : mẹ, má, u, bu, bầm, mạ - Có 6 từ đồng nghĩa Những từ đồng nghĩa trong đoạn văn cùng chỉ đối tượng là mẹ Từ đồng nghĩa hoàn toàn . HS đọc yêu cầu BT2 Các nhóm hoạt động Nhóm hoàn thành sớm nhất trình bày trên bảng lớp . + bao la, mênh mông, bát ngát, thênh thang + lung linh, long lanh, lóng lánh, lấp loáng, lấp lánh + vắng vẻ, hiu quạnh, vắng teo, vắng ngắt, hiu hắt Các nhóm khác quan sát bài trên bảng để so sánh và nhận xét - Vì các từ đều có nghĩa là rộng . Vì các từ đều có nghĩa chung là sáng . - Vì các từ đều có nghĩa là vắng HS quan sát bài làm của nhóm trên bảng để so sánh bài làm của nhóm Nhóm từ đồng nghĩa không hoàn toàn . Chúng ta phải cân nhắc, lựa chọn sao cho đúng . HS đọc yêu cầu BT3 - HS làm việc cá nhân - HS lên đọc to đoạn văn mình đã viết . Vd: Về đêm, Hồ Tây có vẻ đẹp thật huyền ảo . Mặt hồ rộng mênh mông, lấp loáng dưới ánh đèn . Trong các lùm cây xanh , những bóng đèn lung linh, tỏa sáng. Thỉnh thoảng, một chiếc oto chạy qua, quét đèn pha làm mặt nước sáng rực lên. Trên trời lấp lánh những vì sao đêm . - 5 câu - 4 từ: mênh mông, lấp loáng, lung linh, lấp lánh - BT1 cho chúng ta biết về từ đồng nghĩa hoàn toàn. Còn BT2 là về từ đồng nghĩa không hoàn toàn. Thảo luận nhóm

File đính kèm:

  • docluyen tap tu dong nghia.doc
Giáo án liên quan