I.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
HS biết
- Nhà ở và làng xóm của người dân ở đồng bằng Nam Bộ.
- Một số trang phục & lễ hội của người dừn ở đồng bằng Nam Bộ.
2. Kĩ năng:
- HS trình bày được những đặc điểm tiêu biểu về dân tộc, nhà ở, làng xóm, trang phục lễ hội của người dân ở đồng bằng Nam Bộ.
- Sự thích ứng của con người với tự nhiên ở đồng bằng Nam Bộ.
- Biết dựa vào tranh ảnh để tìm ra kiến thức.
3. Thái độ:
- Có ý thức tôn trọng thành quả lao động của người dân và truyền thống văn hóa của dân tộc.
II. DỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Bản đồ phân bố dân cư Việt Nam.
- Tranh ảnh về nhà ở, làng quê, trang phục, lễ hội của người dân ở đồng bằng Nam Bộ.
- Bảng phụ
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
5 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 3641 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án khối 4 - Bài 18: Người dân ở đồng bằng Nam Bộ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 18: NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG NAM BỘ
I.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
HS biết
Nhà ở và làng xóm của người dân ở đồng bằng Nam Bộ.
Một số trang phục & lễ hội của người dừn ở đồng bằng Nam Bộ.
2. Kĩ năng:
HS trình bày được những đặc điểm tiêu biểu về dân tộc, nhà ở, làng xóm, trang phục lễ hội của người dân ở đồng bằng Nam Bộ.
Sự thích ứng của con người với tự nhiên ở đồng bằng Nam Bộ.
Biết dựa vào tranh ảnh để tìm ra kiến thức.
3. Thái độ:
Có ý thức tôn trọng thành quả lao động của người dân và truyền thống văn hóa của dân tộc.
II. DỒ DÙNG DẠY - HỌC:
Bản đồ phân bố dân cư Việt Nam.
Tranh ảnh về nhà ở, làng quê, trang phục, lễ hội của người dân ở đồng bằng Nam Bộ.
Bảng phụ
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1’
4’
1'
15’
12’
3’
1’
1’
ỔN ĐỊNH:
GV yêu cầu lớp phó văn thể mĩ bắt giọng hát cho cả lớp hát tập thể
KIỂM TRA BÀI CŨ:
Bài cũ: Đồng bằng Nam Bộ.
Hs chỉ vào lược đồ vả trả lời:
+Đồng bằng Nam Bộ nằm ở phía nào của đất nước ta? Do phù sa của các sông nào bồi đắp nên?
+Nêu một số đặc điểm tự nhiên của đồng bằng Nam Bộ?
Yêu cầu HS nhận xét
GV nhận xét, ghi điểm.
BÀI MỚI
Giới thiệu bài:
Người dân sống ở đồng bằng Bắc Bộ chủ yếu là người Kinh. Còn ở đồng bằng Nam Bộ thì người dân sống ở đây là những dân tộc nào? Nhà ở, làng xóm nơi đây có đặc điểm gì khác với đồng bằng Bắc Bộ? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài: Người dân ở đồng bằng Nam Bộ.
Yêu cầu 2 HS nhắc lại tựa bài
GV ghi tựa
Gv giới thiệu tiết học hôm nay gồn có 2 phần:
+Nhà ở của người dân
+Trang phục và lễ hội
Hoạt động 1: Nhà ở của người dân
GV treo bản đồ phân bố dân cư Việt Nam
Dựa vào SGK kết hợp quan sát bản đồ phân bố dân cư Việt Nam hãy cho thầy biết: người dân sống ở đồng bằng Nam Bộ thuộc những dân tộc nào?
Yêu cầu HS nhận xét
GV đính hình 1 và hình 2 phóng to lên bảng và vả cho học sinh đọc thầm SGK trang 119 và hỏi:
Người dân thường làm nhà ở đâu? Nhà ở của họ có đặc điểm gì?
Yêu cầu HS nhận xét
GV nhận xét, nói thêm về nhà ở của người dân ở đồng bằng Nam Bộ: Vì khí hậu nắng nóng quanh năm, ít có gió bão lớn nên người dân ở đây thường làm nhà ở rất đơn sơ. Nhà ở truyền thống của người dân Nam Bộ, cả vách nhà và mái nhà, thường làm bằng lá cây dừa nước (loại cây mọc ở các vùng trũng có nước hoặc ven các sông ngòi, kênh rạch, lá dừa nước rất dai và không thấm nước).
Phương tiện đi lại phổ biến của người dân nơi đây là gì?
GV đính tranh các ngôi nhà kiên cố ở đồng bằng Nam Bộ và hỏi: Em có nhận xét gì về ngôi nhà trên bảng và ngôi nhà trong SGK?
GV nhận xét, kết luận: Ngày nay diện mạo làng quê ở đồng bằng Nam Bộ đã được thay đổi. Nhiều ngôi nhà kiên cố khang trang được xây dựng. đời sống mọi mặt của người dân đang được nâng cao.
GV tổng hợp kiến thức cần ghi nhớ dưới dạng sơ dồ:
Đồng bằng Nam Bộ
Các dân tộc sinh sống: Kinh, Khơ-me, Chăm, Hoa
Phương tiện đi lại chủ yếu: Xuồng, ghe.
Nhà ở: xây dọc theo các sông ngòi, kênh rạch
- Yêu cầu 3 HS đọc
Hoạt động 2: Trang phục và lễ hội.
GV yêu cầu HS dựa vào SGK, tranh ảnh thảo luận theo nhóm 4 trong vòng 3 phút, dựa theo gợi ý sau:
GV treo bảng phụ có ghi các câu hỏi:
- Trang phục thường ngày của người dân đồng bằng Nam Bộ trước đây có gì đặc biệt?
- Lễ hội của người dân nhằm mục đích gì?
- Trong lễ hội, người dân thường có những hoạt động nào?
Kể tên một số lễ hội nổi tiếng của người dân đồng bằng Nam Bộ?
GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày
GV yêu cầu các nhóm khác nhận xét bổ sung
GV nhận xét, sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
GV kể thêm một số lễ hội của người dân đồng bằng Nam Bộ.
* Hình thành bài học:
+ Các dân tộc sống chủ yếu ở đồng bằng Nam Bộ là dân tộc nào?
+Người dân thường lập ấp,làm nhà ở đâu?
+ Kể tên những lễ hội nổi tiếng của người dân ở đồng bằng Nam Bộ?
-Gv cho một học sinh đọc ghi nhớ trong SGK
CỦNG CỐ
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong SGK(nếu còn thời gian)
- Yêu cầu HS nhận xét
- GV nhận xét
NHẬN XÉT - DẶN DÒ
- GV nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài: Hoạt động sản xuất của người dừn ở đồng bằng Nam Bộ.
Cả lớp hát
+Đồng bằng Nam bộ nằm ở phía nam của nước ta. Do phù sa của hệ thống sông Mê Công và sông Đồng Nai bồi đắp nên.
+Đồng bằng Nam Bộ có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. Ngoài đất phù sa màu mỡ, đồng bằng còn có nhiều đất phèn, đất mặn cần cải tạo
HS nhắc lại tựa bài
Ở đồng bằng Nam Bộ có những dân tộc sinh sống như: người Kinh, Khơ-me, Chăm, Hoa
HS nhận xét
Làm nhà dọc theo các sông ngòi kênh rạch. Nhà cửa đơn sơ.
HS nhận xét
HS lắng nghe
Phương tiện đi lại phổ biến là xuồng ghe.
Ngôi nhà này đẹp hơn, kiên cố hơn ngôi nhà trong SGK
HS lắng nghe
HS quan sát
- 3 HS đọc
- HS tiến hành thảo luận
-Trang phục áo bà ba và chiếc khăn rằn.
-Cầu được mùa và những điều mai mắn trong cuộc sống
-vui chơi,ca hát,nhảy múa,đua ghe,.
-Lễ hội: Bà Chúa Xứ ở Châu Đốc( An Giang),hội xuân núi Bà(Tây Ninh);lễ cúng trăng của đồng bào Khơ-me;lễ tế thần cá ông(cá voi) ở làng chày ven biển
-Đại diện nhóm báo cáo kết quả làm việc trước lớp.
Các nhóm nhận xét bổ sung.
-Lễ hội Kỳ Yên,lễ hôi cúng đình..
- HS lắng nghe
+Kinh,Khơme,Chăm,Hoa
+Ở ven sông,ngòi ngòi,kênh rạch
+Bà Chúa Xứ,hội xuân núi Bà,lễ cúng Trăng..
-Hs đọc ghi nhớ.
HS trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa
HS nhận xét
Rút kinh nghiệm tiết dạy:
File đính kèm:
- Nguoi dan dong bang Nam Bo.doc