Giáo án Khoa - Sử - Địa lớp 4 và 5 tuần 30

TUẦN 30 MÔN KHOA HỌC - LỚP 4

BÀI 59: NHU CẦU VỀ CHẤT KHOÁNG CỦA THỰC VẬT

I .Mục tiêu:

 Sau bài học, HS biết:

- Kể ra vai trò của chất khoáng đối với đời sống thực vật.

- Trình bày nhu cầu về các chất khoáng của thực vật và ứng dụng thực tế của kiến thức đó trong trồng trọt.

- HS có ý thức tham gia tìm hiểu khoa học.

II . Đồ dùng dạy - học:

- Hình trang 118, 119 SGK.

- Phiếu học tập, SGV.

- Sưu tầm tranh ảnh,cây thật hoặc lá cây, bao bì quảng cáo cho các loại phân bón.

 

doc16 trang | Chia sẻ: dangnt0491 | Lượt xem: 936 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Khoa - Sử - Địa lớp 4 và 5 tuần 30, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
luận nhóm đôi các câu hỏi của GV. - Đại diện nhóm trả lời. Nhóm khác nghe và nhận xét bổ sung. - Thảo luận nhóm 4 , đọc thông tin SGK và trả lời các câu hỏi ở mục 2 . - Đại diện nhóm trả lời. Một số HS trả lời. - Lắng nghe. Tuần 30: môn KHOA HọC - lớp 5 Sự SINH SảN CủA THú I. Mục tiêu: Sau bài học, học sinh biết: 1. Kiến thức: - Bào thai của thú phát triển trong bụng mẹ. - Kể tên một số thú đẻ một con một lứa, một số thú đẻ từ 2 đến 5 con một lần, một số thú đẻ trên 5 con một lứa. 2. Kĩ năng: - So sánh, tìm ra sự khác nhau và giống nhau trong quá trình sinh sản của thú và chim. 3. Thái độ: - Giáo dục học sinh ham thích tìm hiểu khoa học. II. Đồ dùng dạy - học: GV: Hình vẽ trong SGK trang 112, 113. Phiếu học tập. HS: SGK. III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: Nội dung và Thời gian Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Bài cũ: (5phút) II. Bài mới: (25 phút) III. Củng cố - dặn dò: (5 phút) Trình bày sự sinh sản và nuôi con của chim. Giáo viên nhận xét, cho điểm HS. 1.Giới thiệu bài: Sự sinh sản của thú. 2.Tiến hành hoạt động: vHoạt động 1: Quan sát và thảo luận. - Yêu cầu HS quan sát, đọc thông tin và trả lời câu hỏi trong SGK trang 112: + Chỉ vào bào thai trong hình. + Bào thai của thú được nuôi dưỡng ở đâu? + Chỉ và nói tên một số bộ phận của thai mà bạn nhìn thấy. + Bạn có nhận xét gì về thú con và thú mẹ? + Thú con mới ra đời được thú mẹ nuôi bằng gì? + So sánh sự sinh sản của thú và của chim, bạn có nhận xét gì? - Gọi các nhóm trình bày. đ GV nhận xét, kết luận: Thú là loài động vật đẻ con và nuôi con bằng sữa. Thú khác với chim là: + Chim đẻ trứng rồi trứng mới nở thành con. + ở thú, hợp tử được phát triển trong bụng mẹ, thú non sinh ra có hình dáng như thú mẹ. Cả chim và thú đều có bản năng nuôi con tới khi con của chúng có thể tự đi kiếm ăn. v Hoạt động 2: Làm việc với phiếu học tập. Giáo viên phát phiếu học tập cho các nhóm. Yêu cầu các nhóm hoàn thành phiếu học tập. GV chữa bài, nhận xét hoạt động các nhóm. v Hoạt động 3: Tổ chức trò chơi. Thi đua hái hoa dân chủ (2 đội). Nêu sự giống và khác nhau trong quá trình sinh sản của thú và chim? Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài mới: “Sự nuôi và dạy con của một số loài thú”. - 2 HS trả lời. -Hoạt động nhóm 4. Nhóm trưởng điều khiển quan sát các hình 1, 2 trang 112 SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi. - Đại diện trình bày,các nhóm khác bổ sung. Hoạt động nhóm, lớp. Nhóm trưởng điều khiển quan sát các hình. Đại diện nhóm trình bày. Số con trong một lứa Tên động vật 1 con Trâu, bò, ngựa, hươu, nai, voi, khỉ... Từ 2 đến 5 con Hổ, sư tử, chó, mèo,... Trên 5 con Lợn, chuột,... - HS chơi theo hướng dẫn của GV - Một số HS nêu. Tuần 30 môn khoa học - lớp 5 Sự nuôi và dạy con của một số loài thú I. Mục tiêu: Sau bài học, học sinh biết: 1. Kiến thức: Trình bày sự sinh sản, nuôi con của hổ và của hươu nai. 2. Kĩ năng: Nắm rõ cách nuôi và dạy con của một số loài thú. 3. Thái độ: Giáo dục học sinh ham thích tìm hiểu khoa học. II. Đồ dùng dạy- học: - GV: Hình vẽ trong SGK trang 114, 115. - HS: SGK. III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: Nội dung và Thời gian Hoạt động của thầy Hoạt động của trò I. Bài cũ (5 phút) II. Bài mới: (25 phút) III. Củng cố - dặn dò.(5 phút) - Trình bày sự sinh sản của thú. - GV nhận xét, cho điểm HS. 1.Giới thiệu bài: Sự nuôi và dạy con của một số loài thú. 2.Tiến hành hoạt động: Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận. gv chia lớp thành 4 nhóm. -2 nhóm tìm hiểu sự sinh sản và nuôi con của hổ. -2 nhóm tìm hiểu sự sinh sản và nuôi con của hươu nai. - GV gọi nhóm trình bày. - GV nhận xét, giảng thêm: Thời gian đầu hổ con đi theo học cách săn mồi của hổ mẹ. Sau đó cùng hổ mẹ săn mồi. - Chạy là cách bảo vệ tốt nhất của các con hươu, nai để trốn kẻ thù. Hoạt động 2: Trò chơi: “Săn mồi ”. - Nhóm 1 cử một bạn đóng vai hổ mẹ và một bạn đóng vai hổ con. -Nhóm 2 cử một bạn đóng vai hươu mẹ và một bạn đóng vai hươu con. -Cách chơi: “Săn mồi” ở hổ hoặc chạy trốn kẻ thù ở hươu, nai. -Đặc điểm chơi: động tác các em bắt chước. Hoạt động 3: Củng cố. - Đọc lại nội dung phần ghi nhớ. -Trình bày sự sinh sản và nuôi con của hổ và hươu? - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị: Ôn tập: Thực vật, động vật. - 2 HS trả lời. - Lắng nghe - Hoạt động nhóm, lớp. - Nhóm trưởng điều khiển thảo luận các câu hỏi trang 114 SGK. - Đại diện trình bày kết quả . - Các nhóm khác bổ sung. - Hình 1a: cảnh hổ con nằm phục xuống đát trong đám cỏ lau để quan sát hổ mẹ săn mồi như thế nào. - Hình 1b: Hổ mẹ đang nhẹ nhàng tiến đến gần con mồi. - Hoạt động nhóm, lớp. - Học sinh tiến hành chơi. - Các nhóm nhận xét, đánh giá lẫn nhau. -2 em đọc - Một số HS trả lời. Tuần 30: môn LịCH Sử - lớp 5 XâY DựNG NHà MáY THuỷ ĐIệN HOà BìNH. I. Mục tiêu: Sau bài hoc, học sinh biết: 1. Kiến thức: - Học sinh biết thuật lại những nét chính về việc xây dựng nhà máy thuỷ điện Hoà Bình. - Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình là một trong những thành tựu nổi bật của công cuộc xây dựng CNXH trong 20 năm sau khi đất nước thống nhất. 2. Kĩ năng: - Thuật lại việc xây dựng nhà máy thuỷ điện Hoà Bình. 3. Thái độ: - Giáo dục sự yêu lao động, tiết kiệm điện trong cuộc sống hằng ngày. II. Đồ dùng dạy - học: + GV: ảnh trong SGK, bản đồ Việt Nam ( xác định vị trí nhà máy) + HS: SGK. III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: Nội dung và Thời gian HOạT độNG CủA thầy HOạT độNG Của trò I.Bài cũ: (5 phút) II.Bài mới: (25 phút) III.Củng cố - dặn dò: (5 phút) Nêu những quyết định quan trọng nhất của kì họp đầu tiên Quốc hội khoá VI? ý nghĩa của cuộc bầu cử và kì họp Quốc hội khoá VI? đ Nhận xét , cho điểm HS. 1.Giới thiệu bài: Xây dựng nhà máy thuỷ điện Hòa Bình. 2.Tiến hành hoạt động: Hoạt động 1: Sự ra đời của nhà máy thuỷ điện Hòa Bình. GV nêu câu hỏi: + Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình được xây dựng vào năm nào? ở đâu? Trong thời gian bao lâu? - GV giải thích sở dĩ phải dùng từ “chính thức” bởi vì từ năm 1971 đã có những hoạt động đầu tiên, ngày càng tăng tiến, chuẩn bị cho việc xây dựng nhà máy. Đó là hàng loạt công trình chuẩn bị: kho tàng, bến bãi, đường xá, các nhà máy sản xuất vật liệu, các cơ sở sửa chữa máy móc. Đặc biệt là xây dựng các khu chung cư lớn bao gồm nhà ở, cửa hàng, trường học, bệnh viện cho 3500 công nhân xây dựng và gia đình họ. - GV yêu cầu học sinh chỉ trên bản đồ vị trí xây dựng nhà máy. đ GV nhận xét + chốt ý+ ghi bảng: Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình được xây dựng từ ngày 6/11/1979 đến ngày 4/4/1994. Hoạt động 2: Quá trình làm việc trên công trường. GV nêu câu hỏi: +Trên công trường xây dựng nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, công nhân Việt Nam và chuyên gia Liên Xô đã làm việc như thế nào? + Tác dụng của nhà máy thuỷ điện Hoà Bình? - gọi HS trả lời. đ GV nhận xét + chốt ý : Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình là thành tựu nổi bật trong 20 năm qua. - Nêu tác dụng của nhà máy thuỷ điện Hoà Bình? - Nhận xét tiết học. - Dặn dò HS về nhà học bài. Chuẩn bị: Ôn tập. - 2 học sinh lên bảng trả lời. Học sinh thảo luận nhóm 4. (đọc SGKđ gạch dưới các ý chính) - Dự kiến: - Nhà máy được chính thức khởi công xây dựng tổng thể vào ngày 6/11/1979. - Nhà máy được xây dựng trên sông Đà, tại thị xã Hoà Bình. - sau 15 năm thì hoàn thành( từ 1979 đ1994) - Học sinh chỉ bản đồ. - Học sinh đọc SGK, thảo luận nhóm đôi, gạch dưới các ý chính cần trả lời.. - 1 số học sinh nêu. - Một số HS nêu. Tuần 30: môn Địa lí - lớp 5 Các đại dương trên thế giới I. Mục tiêu: Sau bài học, học sinh biết: 1. Kiến thức: - Học sinh nhớ tên và tìm được vị trí của bốn Đại dương trên quả Địa cầu hoặc trên bản đồ Thế giới. 2. Kĩ năng: - Mô tả được vị trí địa lí, độ sâu trung bình, diện tích của các đại dương vào bản đồ và bảng số liệu. 3. Thái độ: - Giáo dục HS lòng ham hiểu biết về các đại dương. II. Đồ dùng dạy - học: + GV: Quả Địa cầu hoặc bản đồ Thế giới. Bảng số liệu về các đại dương. + HS: SGK. và các tranh ảnh, thông tin về các đại dương. III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: Nội dung và Thời gian HOạT độNG CủA thầy HOạT độNG Của trò I.Bài cũ: (5 phút) II.Bài mới (25 phút) III.Củng cố – dặn dò (5 phút) - Tìm trên bản đồ Thế giới (hoặc quả Địa cầu) vị trí châu Đại Dương và châu Nam Cực. - Em biết gì về châu Đại Dương? - Nêu những đặc điểm nổi bật của châu Nam Cực. - GV nhận xét, cho điểm HS. 1.Giới thiệu bài: Các đại dương trên thế giới. 2.Tiến hành hoạt động: Hoạt động 1: Vị trí của các đại dương. - GV yêu cầu HS tự quan sát H1 trang 130 SGK và hoàn thành bảng thống kê về vị trí, giới hạn của các đại dương trên thế giới. - GV gọi các nhóm trình bày kết quả của nhóm. - GV nhận xét, chữa bài. Hoạt động 2:Một số đặc điểm của đại dương. GV treo bảng số liệu về các đại dương, yêu cầu HS dựa vào bảng số liệu để: - Nêu diện tích, độ sâu trung bình (m), độ sâu lớn nhất (m) của từng đại dương. - Xếp các đại dương theo thứ tự từ lớn đến nhỏ về diện tích. - Cho biết độ sâu lớn nhất thuộc về đại dương nào? - GV nhận xét câu trả lời của HS và đưa ra đáp án đúng. Hoạt động 3: Thi kể về các đại dương. - GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu các nhóm trưng bày các tranh ảnh, bài báo, câu chuyện, thông tin để giới thiệu với các bạn. - GV và HS cùng nhận xét, đánh giá kết quả các nhóm. - Kể tên các đại dương mà em biết. - GV nhận xét tiết học. - Dặn dò HS về nhà học bài và chuẩn bị bài mới. - HS lên bảng trả lời. - Lớp nghe và nhận xét. - Lắng nghe. - HS làm việc theo cặp, thảo luận và hoàn thành phiếu học tập theo mẫu: Tên đại dương Vị trí(nằm ở bán cầu nào?) Tiếp giáp với châu lục, đại dương Thái Bình Dương ấn Độ Dương Đại Tây Dương Bắc Băng Dương - Đại diện các nhóm trình bày,nhóm khác nghe và bổ sung. - HS làm việc cá nhân,sau đó mỗi HS trình bày về một câu hỏi. - ấn độ dương rộng 75 triệu km2, độ sâu trung bình 3963m, độ sâu lớn nhất 7455m, - Các đại dương xếp theo thứ tự từ lớn đén nhỏ về diện tích là: Thái bình dương, đại tây dương, ấn độ dương, bắc băng dương. - HS làm việc theo nhóm - Lần lượt các nhóm trình bày. - Một số HS nêu.

File đính kèm:

  • docGiao an Khao Su DiaGV Dieu Loan.doc
Giáo án liên quan