Khoa học
Tiết 37: Bài 37: TẠI SAO CÓ GIÓ ?
I.MỤC TIÊU:
- Làm thí nghiệm để nhận ra không khí chuyển động tạo thành gió.
- Giải thích được nguyên nhân gây ra gió.
- Có ý thức bảo vệ môi trường.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Hình trang 74-75 SGK.
-HS chuẩn bị chong chóng và đồ dùng thí nghiệm theo nhóm: hộp đối lưu, nến, diêm, miếng giẻ, vài nén hương.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Kiểm tra bài cũ: (5’)
-2 HS lên bảng trả lời câu hỏi trong bài 37.
-GV nhận xét, ghi điểm.
-Nhận xét bài cũ
2 trang |
Chia sẻ: dangnt0491 | Lượt xem: 1260 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Khoa học tuần 19 lớp 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19: Thứ hai ngày 15 tháng 1 năm 2013
Khoa học
Tiết 37: Bài 37: TẠI SAO CÓ GIÓ ?
I.MỤC TIÊU:
- Làm thí nghiệm để nhận ra không khí chuyển động tạo thành gió.
- Giải thích được nguyên nhân gây ra gió.
- Có ý thức bảo vệ môi trường.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Hình trang 74-75 SGK.
-HS chuẩn bị chong chóng và đồ dùng thí nghiệm theo nhóm: hộp đối lưu, nến, diêm, miếng giẻ, vài nén hương.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Kiểm tra bài cũ: (5’)
-2 HS lên bảng trả lời câu hỏi trong bài 37.
-GV nhận xét, ghi điểm.
-Nhận xét bài cũ
2.Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Giới thiệu bài: (1’) GV giới thiệu tên bài: Tại sao có gió? Nêu mục tiêu cần đạt của bài học.
Hoạt động 1: Chơi chong chóng (8’)
*Mục tiêu: Làm thí nghiệm chứng minh: không khí chuyển động tạo thành gió
*Cách tiến hành:
w Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn
-Chia nhóm, kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm.
-Yêu cầu các nhóm trong quá trình chơi tìm hiểu:
+ Khi nào chong chóng không quay?
+ Khi nào chong chóng quay?
+ Khi nào chong chóng quay nhanh, quay chậm?
wBước 2: Chơi ngoài sân theo nhóm.
-Cho các nhóm tiến hành chơi như hd trong SGV trang 137.
-Ghi lại ý kiến, nhận xét và công bố kết quả chơi.
wBước 3: Làm việc cả lớp
-Cho HS trình bày.
-Nhận xét, kết luận: Khi ta chạy, không khí xung quanh ta chuyển động tạo ra gió, gió thổi làm chong chóng quay. Gió thổi mạnh làm chong chong quay chậm. không có gió tác động thì chong chóng không quay.
Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên nhân gây ra gió (10’)
*Mục tiêu: HS biết giải thích tại sao có gió.
*Cách tiến hành :
w Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn
-Chia nhóm, kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm.
-Yêu cầu các nhóm đọc mục Thực hành SGK / 74
wBước 2: Làm việc theo nhóm
-Cho các nhóm tiến hành thí nghiệm, thảo luận nhóm theo các câu hỏi gợi ý trong SGK.
wBước 3: Làm việc cả lớp
-Cho HS trình bày kết quả thảo luận.
-Nhận xét, kết luận: không khí chuyể động từ nơi lạnh đến nơi nóng. Sự chênh lệch nhiệt độ của không khí là nguyên nhân gây ra sự chuyển động của không khí. Không khí chuyển động tạo thành gió.
Hoạt động 3 : Tìm hiểu nguyên nhân gây ra sự chuyển động của không khí trong tự nhiên (10’)
*Mục tiêu: HS biết giải thích tại sao ban ngày gió từ biển thổi vào đất liền, ban đêm gió từ đất liền thổi ra biển.
*Cách tiến hành :
w Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn
-Chia nhóm đôi.
-Yêu cầu các cặp đọc mục Bạn cần biết SGK / 75.
wBước 2: Làm việc theo cặp
wBước 3: Làm việc cả lớp
-Cho HS trình bày.
-Nhận xét, kết luận: Sự chênh lệch nhiệt độ ban ngày và ban đêm giữa biển và đất liền đã làm cho chiều gió thay đổi giữa ban ngày và ban đêm.
*GDBVMTBĐ: Vì ban ngày gió ngoài biển thổi vào nên cần bảo vệ môi trường biển sạch sẽ để gió thổi vào trong lành, đảm bảo sức khỏe tốt cho con người.
-HS nhắc lại tên bài học.
- Các nhóm nhận nhiệm vụ.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn tiến hành chơi.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Lớp nhận xét bổ sung.
- Các nhóm làm việc với SGK.
- Các nhóm thí nghiệm, thảo luận, giải thích.
- Đại diện các nhóm lên trình bày.
- Lớp nhận xét bổ sung.
- Các nhóm làm việc với SGK.
- HS thay nhau hỏi và chỉ vào hình để rõ câu hỏi trên.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Lớp nhận xét bổ sung.
3.Củng cố, dặn dò: (4’)
-Cho HS nhắc lại nội dung bài học.
-Về nhà xem lại bài học, học thuộc mục bạn cần biết; chuẩn bị bài sau: Gió nhẹ, gió mạnh, phòng chống bão.
-Nhận xét tiết học.
File đính kèm:
- khoa hoc tuan 19.docx