I. Mục tiêu: - Giúp HS củng cố và hệ thống các kiến thức về:
+ Tháp dinh dưỡng cân đối.
+ Một số tính chất của nước và không khí; thành phần chính của không khí.
+ Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
+ Vai trò của nước và không khí trong sinh hoạt, lao động sản xuất và vui chơi giải trí.
- HS có khả năng tuyên truyền, vận động để bảo vệ môi trường nước và không khí.
II. Đồ dùng dạy-học: Hình vẽ tháp dinh dưỡng cân đối chưa hoàn chỉnh; tranh, ảnh hoặc đồ chơi về việc sử dụng nước, không khí .
III. Hoạt động dạy- học:
HĐ1: Trò chơi ai nhanh, ai đúng?
- GV chia nhóm, phát hình vẽ tháp dinh dưỡng cân đối- Các nhóm hoàn thiện-Đại diện các nhóm trình bày.
8 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 859 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Khoa học: Tuần 17: Ôn tập học kì I, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoạt động sản xuất của con người ở đồng bằng?”.
HĐ2: Trả lời câu hỏi.
GV ghi các câu hỏi vào phiếu- Từng HS lên bắt thăm trả lời, các em khác nghe nhận xét- GV ghi bảng một số ý chính lên bảng.
3. Củng cố-dặn dò: GV nhận xét giờ học, về nhà xem lại bài.
Thứ năm, ngày 27 tháng 12 năm 2007.
Phụ đạo.
Dấu hiệu chia hết cho 2; 3; 5; 9.
I. Các kiến thức cần ghi nhớ:
1. Dấu hiệu chia hết cho 2:
- Các số tận cùng bằng 0; 2; 4; 6; 8 thì chia hết cho 2.
Hoặc các số chẵn thì chia hết cho 2.
- Các số không tận cùng bằng 0; 2; 4; 6; 8 thì không chia hết cho 2.
Hoặc các số lẻ thì không chia hết cho 2.
2. Dấu hiệu chia hết cho 5:
- Các số tận cùng bằng 0 hặc 5 thì chia hết cho 5.
- Các số không tận cùng bằng 0 hoặc 5 thì không chia hết cho 5.
- Các số tận cùng bằng 0 vừa chia hết cho 2 và 5 đồng thời chia hết cho 10.
- Các số không tận cùng bằng 0 thì không thể vừa chia hết cho 2, vừa chia hết cho 5 và không chia hết cho 10.
II. Bài tập:
1.HS hoàn thành bài tập ở VBT.GV chấm, chữa bài.
2. GV gọi 1 số HS trả lời miệng:
? Trong các số sau số nào chia hết cho2, số nào chia hết cho 5, số nào vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho5?
1245, 2168, 3100, 5781, 4378,2901, 23472.
? Trong các số sau số nào chia hết cho 3, số nào chia hết cho 9, số nào vừa chia hết cho 3 vừa chia hết cho 9? Vì sao?
3185, 21375, 55143, 98703, 50067.
Tiếng Việt .
HS hoàn thành phần bài tập ở vở luyện tiếng việt.
Gọi 1 số HS đọc kết quả bài làm của mình – GV cùng cả lớp nhận xét.
Thứ sáu, ngày28 tháng 12 năm 2007
Luyện Toán:
Luyện tập.
I. Mục tiêu:
- Củng cố về dấu hiệu chia hết cho 2 và dấu hiệu chia hết cho 5.
- Biết kết hợp hai dấu hiệu để nhận biết các số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5.
II. Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
1. Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu của tiết học.
2. Các hoạt động:
HĐ1: Luyện tập.
Bài1: GV nêu yêu cầu, HS tự làm bài.
Bài2: HS tự làm bài, vài em nêu kết quả, cả lớp phân tích, bổ sung. GV cho HS kiểm tra chéo lẫn nhau.
Bài3: HS tự làm bài.
Bài4: GV cho HS nhận xét, khái quát kết quả phjần a và nêu số có chữ số tận cùng là 0 thì vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5.
Phần b. Các số chia hết cho 2 phải là số chẵn (trừ số tận cùng là 0 vì 0 chia hết cho 5).
Phần c. Tương tự phần b.
HĐ2: Chữa bài.
3. Củng cố-dặn dò: GV nhận xét giờ học, về nhà xem lại bài và hoàn thành bài tập.
Luyện Tiếng Việt:
Luyện Tập làm văn.
I. Mục tiêu: HS viết được đoạn văn tả bên trong và bên ngoài hộp bút của em.
II. Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Các hoạt động:
HĐ1: Luyện tập.
GV chép đề bài lên bảng lớp, HS đọc lại.
Câu 1: Viết đoạn văn tả bên ngoài chiếc hộp bút của em.
Câu 2: Viết đoạn văn tả bên trong chiếc hộp bút của em.
HS suy nghĩ và làm bài, GV theo dõi, bổ sung thêm.
HĐ2: Chữa bài.
Vài em trình bày bài làm của mình, GV theo dõi, nhận xét.
3. Củng cố-dặn dò: GV nhận xét giờ học, về nhà xem lại bài.
Sinh hoạt:
Sơ kết tuần 17.
I. Mục tiêu: Sau giờ học, giúp HS:
- Biết được những ưu, khuyết trong tuần.
- Biết được kế hoạch của nhà trường trong tuần tới.
II. Nội dung:
+ GV nhận xét chung tuần qua về ưu, nhược điểm.
Những em có cố gắng trong học tập , sinh hoạt:
Những em còn thiếu cố gắng trong các mặt:
+ Phổ biến kế hoạch tuần tới.
+ Đọc xếp loại qua sổ theo dõi của tổ.
Tuần 18 Thứ hai, ngày 31 tháng 12 năm 2007.
Khoa học:
Không khí cần cho sự cháy.
I. Mục tiêu: sau bài học, HS biết:
- Làm thí nghiệm chứng minh:
+ Càng có nhiều không khí càng có nhiều o-xi để duy trì sự cháy được lâu hơn.
+ Muốn sự cháy diễn ra liên tục, không khí phải được lưu thông.
- Nói về vai trò của khí nitơ đối với sự cháy diễn ra trong không khí.
- Nêu ứng dụng thực tế liên quan đến vai trò của không khí đối với sự cháy.
II. Đồ dùng dạy-học: Hai lọ thuỷ tinh khác nhau ( to, nhỏ), hai cây nến bằng nhau.
1 lọ thuỷ tinh không đáy, nến, đế kê.
III. Hoạt động dạy-học:
1. Tìm hiểu vai trò của o-xi đối với sự cháy:
- GV chia nhóm, HS đọc mục thực hành trang 70- làm thí nghiệm-ghi kết quả.
Kích thước lọ thuỷ tinh.
Thời gian cháy.
Giải thích.
1. Lọ thuỷ tinh to.
2. Lọ thuỷ tinh nhỏ.
- Đại diện các nhóm trình bày- GV bổ sung- GV giảng về vai trò của khí nitơ.
Kết luận chung: càng có nhiều không khí thì càng có nhiều o-xi để duy trì sự cháy lâu hơn.
2. Tìm hiểu cách duy trì sự cháy và ứng dụng trong cuộc sống:
HS đọc mục thực hành- làm thí nghiệm-Báo cáo kết quả.
Kết luận: để duy trì sự cháy, cần liên tục cung cấp không khí.
3. Củng cố-dặn dò: vài em đọc mục “Cần ghi nhớ”. GV nhận xét giờ học.
Luyện Tiếng Việt:
Luyện Chính tả.
I. Mục đích, yêu cầu:
- HS viết đúng chính tả bài Cái đồng hồ.
- Hoàn thành bài tập ở vở luyện Tiếng Việt.
II.Hoạt động dạy-học:
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Các hoạt động:
HĐ1: Luyện viết.
- GV đọc bài Cái đồng hồ, HS theo dõi SGK.
- HS đọc thầm lại bài viết, GV nhắc HS chú ý những chữ dễ viết sai và khó trong bài.
- GV đọc từng câu để HS viết.
HĐ2: Làm bài tập.
HS làm bài tập trang 131; 132; 133. GV theo dõi, bổ cứu thêm.
HĐ3: Chữa bài.
Vài em trình bày bài làm của mình, cả lớp theo dõi, bổ sung.
3. Củng cố-dặn dò: GV nhận xét giờ học, về nhà xem lại bài.
Luyện Toán:
Dấu hiệu chia hết cho 9.
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết dấu hiệu chia hết cho 9.
- Vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9 để làm bài tập.
II. Hoạt động dạy-học:
1. Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu của tiết học.
2. Các hoạt động:
HĐ1: Luyện tập.
Bài1: Vài em nhắc lại yêu cầu của bài. GV cùng cả lớp làm một ssó bài mẫu.
Bài2: Tương tự bài 1.
Bài 3: HS làm rồi nêu kết quả, cả lớp nhận xét, bổ sung.
Bài 4: GV cùng HS làm vài số đầu.
HĐ2: Chữa bài.
Vài em trình bày kết quả, cả lớp theo dõi, nhận xét.
3. Củng cố-dặn dò: GV nhận xét giờ học, về nhà xem lại bài.
Thứ tư, ngày 02 tháng 1 năm 2008.
Dạy bù bài sáng thứ ba: Toán +Luyện từ và câu.
Kể chuyện:
Ôn tập (Tiết 5).
I. Mục đích, yêu cầu:
- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng.
- Ôn luyện về danh từ, động từ, tính từ. Biết đặt câu hỏi cho các bộ phận của câu.
II. Đồ dùng dạy-học: Bảng phụ.
III. Hoạt động dạy-học:
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết ôn tập.
2. Các hoạt động:
HĐ1: Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng.
HĐ2: Bài tập.
- HS đọc yêu cầu của bài tập 2- làm bài vào vở bài tập- 1 số em làm ở bảng phụ.
- HS phát biểu ý kiến, cả lớp và GV nhận xét- chữa bài tập ở bảng phụ.
Buổi chiều, xe dừng lại ở một thị trấn nhỏ. Nắng phố huyện vàng hoe. Những em bé
DT DT DT ĐT DT TT DT TT DT
Hmông mắt một mí, những em bé TuDí, Phù Lá cổ đeo móng hổ, quần áo sặc sỡ
DT DT ĐT DT TT
đang chơi đùa trước sân.
ĐT DT
HĐ3: Chữa bài.
3. Củng cố-dặn dò: GV nhận xét giờ học, về nhà luyện đọc thêm.
Thứ năm, ngày 03 tháng 1 năm 2008.
Bồi dưỡng
Tiếng việt
I.Mục tiêu : Giúp HS nắm chắc hơn về danh từ, động từ, tính từ trong đoạn văn.
- HS làm 1 số đề, củng cố kiến thớc về tiếng việt.
II. Hoạt động dạy học:
Nhắc lại kiến thức cần ghi nhớ về danh từ, động từ, tính từ.
HS làm 1 số BT vào vở.
Bài 1: Tìm các danh từ, động từ, tính từ trong đoạn văn sau:
Ong xanh đảo quanh một lượt, thăm dò, rồi nhanh nhẹn xông vào cửa tổ dùng răng và chân bới đất. Những hạt đất vụn do dế đùn lên bị hất ra ngoài.Ong ngoạm rứt, lôi ra một túm lá tươi. Thé là cửa đã mở.
( Vũ Tú Nam)
Bài 2:Tìm danh từ, động từ, tính từ trong các câu văn sau. Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu được in đậm.
Trước mặt Minh, đầm sen rộng mênh mông. Những bông sen trắng, sen hồng khẽ đu đưa nổi bật trên nền lá xanh mượt. Giữa đầm, bác Tâm đang bơi thuyền đi hái hoa sen.Bác cẩn thận ngắt từng bông, bó thành từng bó, ngoài bọc một chiếc lấ rồi để nhè nhẹ vào lòng thuyền.
Bài 3: Đọc bài ca dao sau:
Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi! Bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.
Em hiểu người nông dân muốn nói với ta điều gì? Cách diễn tả hình ảnh có sự đối lập ở câu cuối bài đã nhấn mạnh được ý gì?
Gợi ý: + hai dòng đầu:
? Người nông dân cày đồng vào lúc nào?
? Hình ảnh so sánh mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày ý nói gì?(Công việc của người cày ruộng, làm đồng áng vô cùng vất vả, khó nhọc.)
+ Hai dòng cuối: ? Người nông dân muốn nhắn gửi điều gì?(Hỡi người bưng bát cơm đầy trước khi ăn hãy nhớ: mỗi hạt gạo dẻo thơm đã chứa đựng muôn phần đắng cay vất vả của người lao động làm ra nó.)
Một số HS nêu kết quả- GV cùng cả lớp chữa bài.
3. Dặn dò.
Thứ sáu, ngày 04 tháng 1 năm 2008.
Luyện Toán:
Luyện tập chung.
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Củng cố về các dấu hiệu chia hết cho 2; 3; 5; 9.
- Vận dụng dấu hiệu chia hết để viết số chia hết cho 2; 3; 5; 9 và giải toán.
II. Hoạt động dạy-học:
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Các hoạt động:
HĐ1: Luyện tập.
Bài1: HS tự làm vào vở, sau đó chữa bài.
Bài2: a. HS nêu cách làm, sau đó HS tự làm vào vở.
b; c. HS nêu cách làm, tự làm.
Bài3: HS tự làm- nêu kết quả.
Bài4: Vài em nêu cách làm- HS tự làm- Chữa bài.
Bài5: HS tự làm vào vở- Kiểm tra chéo kết quả lẫn nhau.
HĐ2: Chữa bài.
Vài em trình bày bài làm của mình, cả lớp theo dõi, bổ cứu thêm.
3. Củng cố-dặn dò: GV nhận xét giờ học, về nhà xem lại bài.
Luyện Tiếng Việt:
Luyện tập làm văn.
I. Mục tiêu: HS viết được mở bài và một đoạn thân bài của bài văn tả đồ vật.
II. Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Các hoạt động:
HĐ1: Luyện tập.
GV chép đề bài ở bảng lớp, vài em đọc lại.
Đề bài: 1. Tả một đồ vật trong nhà em.
2. Tả một đồ chơi của em.
HS chọn đề bài để làm, GV theo dõi.
HĐ2: Chữa bài.
Vài em đọc bài làm của mình, cả lớp theo dõi, bổ cứu thêm.
3. Củng cố-dặn dò: GV nhận xét giờ học, về nhà xem lại bài.
Sinh hoạt:
Sơ kết tuần 18.
I. Mục tiêu: Sau giờ học, giúp HS:
- Biết được những ưu, khuyết trong tuần.
- Biết được kế hoạch của nhà trường trong tuần tới.
II. Nội dung:
+ GV nhận xét chung tuần qua về ưu, nhược điểm.
+ Phổ biến kế hoạch tuần tới.
+ Đọc xếp loại qua sổ theo dõi của tổ
File đính kèm:
- tuan 14 chieu.doc