Giáo án Khoa học lớp 5 kì 1 - Trường Tiểu học Huy Tân

Tuần 1

Bài 1:SỰ SINH SẢN

I. Mục tiêu

- Nhận biết mọi người đều do bố mẹ sinh ra và có một số đặc điểm giống với bố mẹ của minh

II.Các KNS cơ bản được giáo dục

- Kĩ năng phân tích và đối chiếu các đặc điểm của bố,mẹ và con cái để rút ra nhận xét bố mẹ và con có đặc điểm giống nhau.

III.Các phương pháp/kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng.

- Trò chơi.

IV. Đồ dùng dạy học.

- Các hình minh hoạ trang 4 - 5 SGK

Bộ đồ dùng để thực hiện trò chơi "Bé là con ai ?" (Đủ dùng theo nhóm) gồm 5 -7 hình bố, mẹ; 5 -7 hình bé có đặc điểm giống bố, mẹ; một tờ phiếu to để dán ảnh có kẻ sẵn bảng:

 

doc44 trang | Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 641 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Khoa học lớp 5 kì 1 - Trường Tiểu học Huy Tân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HS nêu KQ thảo luận nhóm. - GVNX, tuyên dương. - GVKL: Sốt xuất huyết là mọt trong những bệnh nguy hiểm đối với trẻ em. HĐ3: Liên hệ thực tế. ? Gia đình, địa phương em đã làm những gì để phòng chống bệnh sốt xuất huyết ? - GVNX, tuyên dương. - GV cho HSQS hình 2, 3 và KL: Muỗi vằn ưa sống trong nhà, ẩn nấp trong xó nhà, gầm giường, đặc biệt là nơi treo quần áo.. * Ghi nhớ: (SGK-29). - Gọi HS đọc bài. C. Củng cố - dặn dò: (2’) - GVNX tiết học. - VN học bài và chuẩn bị bài sau. + Đó là một loại kí sinh trùng sống trong máu người bệnh. + Gây thiếu máu, người mắc bệnh nặng có thể tử vong vì hồng cầu bị phá hủy hàng loạt sau mỗi cơn sốt rét. + Cách phòng bệnh sốt rét tốt nhất là giữ vệ sinh nhà ở và môi trường xung quanh, diệt muỗi, diệt bọ gậy và tránh để muỗi đốt. - 1HS nhắc lại. - HS nghe. - HS ghi bài. - 1HS đọc. - HS kết nhóm và thực hiện y/c. - Vài HS nêu câu trả lời, HS khác NX. Đáp án đúng: 1 – b ; 2 – b ; 3 – a ; 4 – b ; 5 – b + Tác nhân gây bệnh sốt xuất huyết là một loại vi-rút gây ra. + Muỗi vằn hút máu người bệnh trong đó có chứa vi-rút gay bệnh sốt xuất huyết sau đó lại hút máu người lành, truyền vi-rút gây bệnh sang cho người lành. + Bệnh sốt xuất huyết có nhiều diễn biến ngắn, trường hợp nặng có thể gây chết người trong vòng 3 đến 5 ngày. Bệnh đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ em. - HS kết nhóm và thực hiện y/c. - Vài HS nêu, HS khác NX bổ xung. VD: Các việc nên làm: + Khi đã mắc bệnh sốt xuất huyết: đi đến cơ sở y tế gần nhất; Uống thuốc, nghỉ ngơi theo y/c của bác sĩ hoặc cán bộ y tế; Nằm trong màn cả ngày và đêm để tránh lây truyền sang người khác. + Cách phòng bệnh: Quét dọn, làm vệ sinh sạch sẽ xung quanh nơi ở; đi ngủ phải mắc màn; diệt muỗi diệt bọ gậy; bể nước, chum nước phải có nắp đậy hoặc thả cá; phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh. - HS nghe. - Vài HS nêu: VD: luân quét dọn sạch sẽ nhà cửa, gầm giường để không có chỗ cho muỗi vằn trú ngụ và đẻ trứng. - HSQS và nghe GV giảng. - Vài HS đọc. - HS nghe. Bài 14: PHÒNG BỆNH VIÊM NÃO I. Mục tiêu - Biết nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh viêm não. II. Đồ dùng dạy học - Hình minh họa SGK. III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của cô Hoạt động của trò A. Kiểm tra bài cũ: (5’) ? Tác nhân gây bệnh sốt xuất huyết là gì ? ? Bệnh sốt xuất huyết nguy hiểm ntn ? ? Em hãy nêu cách phòng chống bệnh sốt xuất huyết ? - Gọi HS nhắc lại ghi nhớ. - GVNX cho điểm. B. Bài mới: (33’) 1. GTB: (1’) ? Trẻ em thường mắc các bệnh gì ? - GVGT: Bệnh viêm não rất nguy hiểm. Nó không chỉ có khả năng tử vong mà còn có thể để lại di chứng lâu dài. Tiết học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu về bệnh viêm não: tác nhân gây bệnh, sự nguy hiểm, con đường lây truyền và cách phòng bệnh viêm não. - Ghi đầu bài. 2. Nội dung hoạt động: (32’) HĐ1: Nguyên nhân gây bệnh viêm não. - GV phát cho các nhóm PBT (ghi sẵn nội dung như SGK). - Gọi HS báo cáo KQ. - GVNX, KL. ? Tác nhân gây bệnh viêm não là gì ? ? Lứa tuổi nào thường bị mắc bệnh viêm não nhiều nhất ? ? Bệnh viêm não lây truyền ntn ? ? Bệnh viêm não nguy hiểm ntn ? - GVNX, KL: Viêm não là một bệnh. HĐ2: Cách phòng tránh bệnh viêm não. - Y/c HSQS hình minh họa SGK (1, 2, 3, 4) và cho biết: ? Các hình minh họa này họ đang làm gì ? Làm như vậy có tác dụng gì ? ? Theo em, cách tốt nhất để phòng bệnh viêm não là gì ? - GVNX, KL: Viêm não là. * Ghi nhớ: (SGK-31) - Gọi HS đọc bài. C. Củng cố - dặn dò: (2’) - GVNX tiết học. - VN học bài và chuẩn bị bài sau. + Tác nhân gây bệnh sốt xuất huyết là một loại vi-rút gây ra. + Bệnh sốt xuất huyết có nhiều diễn biến ngắn, trường hợp nặng có thể gây chết người trong vòng 3 đến 5 ngày. Bệnh đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ em. + 1HS nêu. - 1HS nêu. + Lao, sởi, viêm phổi, viêm gan, viêm não, - HS nghe. - HS ghi bài. - HS kết nhóm 4 và LBT. - Các nhóm báo cáo. Đáp án: 1 – c ; 2 – d ; 3 – b ; 4 – a + Bệnh này do mọt loại vi-rút có trong máu các gia súc của động vật hoang dã như khỉ, chuột, chim gây ra. + Ai cũng có thể mắc bệnh này nhưng nhiều nhất là trẻ em từ 3 đến 15 tuổi. + Muỗi hút máu các con vật bị bệnh và truyền vi-rút gây bệnh sang người. + Viêm não là một bệnh cực kì nguy hiểm đối với mọi người, đặc biệt là trẻ em. Bệnh có thể gây tử vong hoặc để lại di chứng lâu dài. - HSQS và TLCH. + H1: Bạn nhỏ đang ngủ trong màn. Ngủ trong màn để không bị muỗi đốt, phòng bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não do muỗi truyền bệnh. H2: Bác sĩ đang tiêm cho em bé. Tiêm phòng cho trẻ em là một biện pháp tốt để phòng bệnh viêm não. H3: Một người đang lấy nước từ bể. Bể nước kín, có nắp đậy, có lỗ thoát nước, không để nước đọng để tránh muỗi đẻ trứng. Chuồng gia súc để xa nhà ở để tránh muỗi đốt gia súc rồi lại đốt người. H4: Mọi người đang cùng dọn VS đường làng, ngõ xóm, chôn rác thải. Làm như vậy để muỗi không có chỗ ẩn nấp và đẻ trứng, đề phòng các bệnh lây truyền do muỗi mang đến. + Giữ vệ sinh nhà ở và môi trường xung quanh, diệt muỗi, bọ gậy, ngủ trong màn. - Vài HS đọc. - HS nghe. ĐÁ VÔI I. Mục tiêu : - Nêu được một số tính chất của đá vôi và công dụng của đá vôi . - Quan sát , nhận biết đá vôi . II. Đồ dùng dạy – học : - HS sưu tầm các tranh ảnh về hang, động đá vôi. - Hình minh hoạ trong SGK trang 54. - Một số hòn đá, đá vôi nhỏ, giấm đựng trong các lọ nhỏ, bơm tiêm. III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu : Hoạt động dạy Nội dung , kiến thức cơ bản HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG ( 6’) - Kiểm tra bài cũ: GV gọi 3 HS lên bảng trả lời câu hỏi về nội dung bài trước, sau đó nhận xét cho điểm từng HS. ?Hãy nêu tính chất của nhôm và hợp kim của nhôm ? ? Nhôm và hợp kim của nhôm dùng để làm gì ? ?Khi sử dụng những đồ dùng bằng nhôm cần lưu ý điều gì ? - Giới thiệu: Ở nước ta có nhiều hang, động, núi đá vôi. Đó là những vùng nào ? Đá vôi có tính chất và ích lợi gì ? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay. - 3 HS lên bảng lần lượt trả lời các câu hỏi: - Lắng nghe. Hoạt động 1 (10’) MỘT SỐ VÙNG NÚI ĐÁ VÔI CỦA NƯỚC TA - HS thảo luận nhóm 3 người . - Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ trang 54 SGK và sự hiểu biết để trả lời câu hỏi . ? Em hãy kể tên một số vùng núi đá vôi ở nước ta mà em biết ? - Kết luận : Ở nước ta có nhiều vùng núi đá vôi với những hang, động nổi tiếng . - 3 HS tiếp nối nhau đọc. - Một số nhóm kể tên những địa danh mà mình biết. - GV ghi bảng : + Động Hương Tích ở Hà Tây . + Vịnh Hạ Long ở Quảng Ninh. + Hang động Phong Nha - Kẻ Bàng ở Quảng Bình. + Núi Ngũ Hành Sơn ở Đà Nẵng. + Tỉnh Ninh Bình có nhiều núi đá vôi. - Kết luận . Hoạt động 2 (11’) TÍNH CHẤT CỦA ĐÁ VÔI - Cho HS quan sát hòn đá cuội và hòn đá vôi và cho biết đâu là hòn đá cuội đâu là hòn đá vôi . - Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm, cùng làm thí nghiệm như sau: * Thí nghiệm 1: - GV nêu cách làm thí nghiệm 1 . + Giao cho mỗi nhóm 1 hòn đá cuội và hòn đá vôi. + Yêu cầu: Cọ sát 2 hòn đá vào nhau. Quan sát chỗ cọ xát và nhận xét. ? Chỗ cọ xát 2 hòn đá cuội và đá vôi có hiện tượng gì ? ? Ta rút ra kết luận gì ?Đá vôi có độ cứng như thế nào ? + Thư kí ghi lại hiện tượng và kết luận của thí nghiệm vào bảng . * Thí nghiệm 2: - GV nêu cách làm thí nghiệm 2 . + Dùng bơm tiêm hút giấm trong lọ. + Nhỏ giấm vào hòn đá vôi và hòn đá cuội + Quan sát và mô tả hiện tượng xảy ra . ? Khi nhỏ a-xít loãng vào đá vôi ta thấy có hiện tượng gì xảy ra ? ? Khi nhỏ a-xít loãng vào đá cuội ta thấy có hiện tượng gì xảy ra ? + Thư kí ghi lại hiện tượng và kết luận của thí nghiệm vào bảng . - Các nhóm trình bày KQ thí nghiệm . - Qua 2 thí nghiệm trên, em thấy đá vôi có tính chất gì ?( Độ cứng của đá vôi như thế nào ? Nó tác dụng với các chất gì ? - GV Kết luận: Qua 2 thí nghiệm trên chứng tỏ: Đá vôi không cứng lắm có thể làm vỡ vụn. Trong giấm chua có axit tạo thành một chất khác và khí các-bô-níc bay lên tạo thành bọt. Có những tính chất như vậy nên đá vôi có nhiều ích lợi trong đời sống. - HS ngồi 1 dãy bàn trên tạo thành 1 nhóm cùng làm thí nghiệm theo hướng dẫn. * Thí nghiệm 1: + Khi cọ xát 1 hòn đá cuội vào 1 hòn đá vôi thì có hiện tượng: Chỗ cọ xát ở hòn đá vôi bị mài mòn, chỗ cọ xát ở hòn đá cuội có màu trắng, đó là vụn của đá vôi. + Kết luận : Đá vôi mềm hơn đá cuội. *Thí nghiệm 2 : + Hiện tượng: Trên hòn đá vôi có sủi bọt và có khói bay lên . + Trên hòn đá cuội không có phản ứng gì, giấm bị chảy đi. KL : Đá vôi không cứng lắm . Dưới tác dụng của a – xít thì đá vôi sủi bọt . - Lắng nghe. Thí nghiệm Mô tả hiện tượng Kết luận 1. Cọ xát một hòn đá vôi vào một hòn đá cuội . - Trên mặt đá vôi , chỗ cọ xát vào đá cuội bị mài mòn . - Trên mặt đá cuội , chỗ cọ xát vào đá vôi có màu trắng do đá vôi vụn ra dính vào - Đá vôi mềm hơn đá cuội ( đá cuội cứng hơn đá vôi) Nhỏ vài giọt giấm ( hoặc a – xít loãng ) lên một hòn đá vôi Khi bị giấm chua ( hoặc a – xít loãng ) nhỏ vào + Trên hòn đá cuội có sủi bọt và có khí bay lên + Trên hòn đá cuội không có phản ứng gì , giấm ( hoặc a – xít ) bị chảy đi . - Đá vôi tác dụng với giấm ( hoặc a- xít loãng ) tạo thành một chất khác và khí các – bô – níc sủi lên . - Đá cuội không có phản ứng gì Hoạt động 3 ( 11’) ÍCH LỢI CỦA ĐÁ VÔI - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi : Đá vôi được dùng để làm gì ? - Gọi HS trả lời câu hỏi. GV ghi nhanh lên bảng. - Kết luận: Có nhiều loại đá vôi. Đá vôi có nhiều ích lợi trong đời sống. Đá vôi được dùng để lát đường, xây nhà, nung vôi, sản xuất xi măng, làm phấn viết, tạc tượng, làm mặt bàn ghế, đồ lưu niệm, ốp lát, trang hoàng nhà ở, các công trình văn hoá nghệ thuật,.... - Đá vôi dùng để: lát đường , xây nhà , nung vôi , sản xuất xi măng , tạc tượng , làm phấn viết ,.. HOẠT ĐỘNG KẾT THÚC ( 3’) ? Muốn biết một hòn đá có phải là đá vôi hay không, ta làm thế nào ? - Nhận xét câu trả lời của HS. - Nhận xét tiết học, khen ngợi những HS ham hiểu biết, tích cực tham gia xây dựng bài. - Dặn HS về nà học thuộc mục Bạn cần biết, ghi lại vào vở và chuẩn bị bài sau. - Muốn biết một hòn đá có phải là đá vôi hay không ta có thể cọ xát nó vào một hòn đá khác hoặc nhỏ lên đó vài giọt giấm hoặc a - xít loãng.

File đính kèm:

  • docGiáo án Dưỡng - Khoa học 5.doc