Giáo án Khoa học lớp 4 tuần thứ 26

Khoa học: NÓNG, LẠNH VÀ NHIỆT ĐỘ

 (Tiếp theo)

I.Mục tiêu

-KT: Nhận biết được chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi; Vật ở gần vật nóng hơn thì thu nhiệt nên nóng lên, vật ở gần vật lạnh hơn thì tỏa nhiệt nên lạnh đi.

-KN: Giải thích được một số hiện tượng đơn giản liên quan đến sự co giãn vì nóng lạnh của chất lỏng.

-T Đ: Ham mê tìm hiêu khoa học, cận thận khi sử dụng nhiệt.

II.Đồ dùng dạy học

 -Chuẩn bị theo nhóm: 2 chiếc chậu, 1 chiếc cốc, lọ có cắm ống thuỷ tinh, nhiệt kế.

 -Phích đựng nước sôi, nước đá.

III.Các hoạt động dạy học

 

doc4 trang | Chia sẻ: dangnt0491 | Lượt xem: 1653 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Khoa học lớp 4 tuần thứ 26, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khoa học: NÓNG, LẠNH VÀ NHIỆT ĐỘ (Tiếp theo) I.Mục tiêu -KT: Nhận biết được chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi; Vật ở gần vật nóng hơn thì thu nhiệt nên nóng lên, vật ở gần vật lạnh hơn thì tỏa nhiệt nên lạnh đi. -KN: Giải thích được một số hiện tượng đơn giản liên quan đến sự co giãn vì nóng lạnh của chất lỏng. -T Đ: Ham mê tìm hiêu khoa học, cận thận khi sử dụng nhiệt. II.Đồ dùng dạy học -Chuẩn bị theo nhóm: 2 chiếc chậu, 1 chiếc cốc, lọ có cắm ống thuỷ tinh, nhiệt kế. -Phích đựng nước sôi, nước đá. III.Các hoạt động dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS 1. Ổn định 2.KTBC: +Muốn đo nhiệt độ của vật, người ta dùng dụng cụ gì? có những loại nhiệt kế nào ? +Nhiệt độ của hơi nước đang sôi, nước đá đang tan? Dấu hiệu cho biết cơ thể bị bệnh? 3.Bài mới a. Giới thiệu bài: Nóng,lạnh và nhiệt độ (TT) b. Tìm hiểu bài: Hoạt động 1: Sự truyền nhiệt -Nêu thí nghiệm 1: -Yêu cầu HS dự đoán xem mức độ nóng lạnh của cốc nước có thay đổi không ? Nếu có thì thay đổi như thế nào ? -Tổ chức cho HS làm thí nghiệm trong nhóm. Hướng dẫn HS đo và ghi nhiệt độ của cốc nước, chậu nước trước và sau khi đặt cốc nước nóng vào chậu nước rồi so sánh nhiệt độ. +Tại sao mức nóng lạnh của cốc nước và chậu nước thay đổi ? -Hãy lấy các ví dụ trong thực tế mà em biết về các vật nóng lên hoặc lạnh đi. -Trong các ví dụ trên thì vật nào là vật thu nhiệt ? vật nào là vật toả nhiệt ? +Kết quả sau khi thu nhiệt và toả nhiệt của các vật như thế nào ? -Kết luận: Các vật ở gần vật nóng hơn thì thu nhiệt sẽ nóng lên. Các vật ở gần vật lạnh hơn thì toả nhiệt, sẽ lạnh đi. -Gọi HS đọc mục Bạn cần biết tr 102. Hoạt động 2: Nước nở ra khi nóng lên, và co lại khi lạnh đi -Tổ chức cho HS làm thí nghiệm trong nhóm. -Hướng dẫn HS dùng nhiệt kế để làm thí nghiệm: -Kết luận: Vật càng nóng, mực chất lỏng trong ống nhiệt kế càng cao. Dựa vào mực chất lỏng này, ta có thể biết được nhiệt độ của vật. Hoạt động 3: Những ứng dụng trong thực tế +Tại sao khi đun nước, không nên đổ đầy nước vào ấm ? +Tại sao khi sốt người ta lại dùng túi nước đá chườm lên trán ? +Khi ra ngoài trời nắng về nhà chỉ còn nước sôi trong phích, em sẽ làm như thế nào để có nước nguội uống nhanh ? 4.Củng cố -Lưu ý: Khi nhiệt độ tăng từ 00C đến 40C thì nước co lại mà không nở ra. 5.Dặn dò -Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết và chuẩn bị: 1 chiếc cốc hoặc 1 thìa nhôm hoặc thìa nhựa. -Nhận xét tiết học. Hát -2 HS trả lời, lớp nhận xét, bổ sung. -Lắng nghe. -Nêu dự đoán. -Nghe GV phổ biến cách làm thí nghiệm. -Tiến hành làm thí nghiệm. -Kết quả: Nhiệt độ của cốc nứơc nóng giảm đi, nhiệt độ của chậu nước tăng lên. +Mức nóng lạnh của cốc nước và chậu nước thay đổi là do có sự truyền nhiệt từ cốc nước nóng hơn sang chậu nước lạnh. +Các vật nóng lên: +Các vật lạnh đi +Vật thu nhiệt: +Vật toả nhiệt: +Vật thu nhiệt thì nóng lên, vật toả nhiệt thì lạnh đi. -Lắng nghe. -2 HS nối tiếp nhau đọc. -Tiến hành làm thí nghiệm trong nhóm theo sự hướng dẫn của GV. -Nêu kết quả thí nghiệm. -Tiến hành làm thí nghiệm trong nhóm theo sự hướng dẫn của GV. -Nêu kết quả làm thí nghiệm: -Theo dõi +Trả lời. +Biết được nhiệt độ của vật đó. -Lắng nghe. -Thảo luận cặp đôi và trình bày: Khoa học:VẬT DẪN NHIỆT VÀ VẬT CÁCH NHIỆT I.Mục tiêu Giúp HS: -KT: Nhận biết được những vật dẫn nhiệt tốt (kim loại: đồng, nhôm, ), những vật dẫn nhiệt kém (không khí, các vật xốp như bông, len,). -KN: Biết sử dụng các chất dẫn nhiệt, cách nhiệt và biết cách sử dụng chúng trong những trường hợp liên quan đến đời sống. -T Đ: Đam mê tìm hiểu, ứng dụng vào cuộc sống. II.Đồ dùng dạy học -HS chuẩn bị: cốc, thìa nhôm, thìa nhựa. -Phích nước nóng, xoong, nồi, giỏ ấm, cái lót tay, giấy báo cũ, len, nhiệt kế. III.Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS 1. Ổn định: 2.KTBC: +Mô tả thí nghiệm chứng tỏ vật nóng lên do thu nhiệt, lạnh đi do toả nhiệt. +Mô tả thí nghiệm chứng tỏ nước và các chất lỏng khác nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi. 3.Bài mới a. Giới thiệu bài: "Vật dẫn nhiệt, vật cách nhiệt". Hoạt động 1: Vật dẫn nhiệt và vật cách nhiệt -Yêu cầu HS đọc thí nghiệm trang 104, SGK và dự đoán kết quả thí nghiệm. -Cho HS làm thí nghiệm theo nhóm. Lưu ý: Nhắc các em cẩn thận với nước nóng để bảo đảm an toàn. +Tại sao thìa nhôm lại nóng lên ? -KL: Các kim loại: đồng, nhôm, sắt, dẫn nhiệt tốt còn gọi đơn giản là vật dẫn điện; Gỗ, nhựa, len, bông, dẫn nhiệt kém còn gọi là vật cách điện. -Cho HS quan sát xoong, nồi và hỏi: +Xoong và quai xoong được làm bằng chất liệu gì ? Chất liệu đó dẫn nhiệt tốt hay dẫn nhiệt kém ? Vì sao lại dùng những chất liệu đó ? +Hãy giải thích tại sao vào những hôm trời rét, chạm tay vào ghế sắt tay ta có cảm giác lạnh ? +Tại sao khi ta chạm vào ghế gỗ, tay ta không có cảm giác lạnh bằng khi chạm vào ghế sắt ? Hoạt động 2: Tính cách nhiệt của không khí. -Cho HS quan sát giỏ ấm hoặc dựa vào kinh nghiệm để miêu tả bên trong vật. -Cho HS làm thí nghiệm để khẳng định không khí dẫn nhiệt kém (cách nhiệt) -Yêu cầu HS đọc kĩ thí nghiệm trang 105 SGK. +Đo nhiệt độ của mỗi cốc 2 lần, mỗi lần cách nhau 5 phút (thời gian đợi kết quả là 10 phút). -Trong khi đợi đủ thời gian để đo kết quả, GV có thể cho HS tiến hành trò chơi ở hoạt động 3. -Gọi HS trình bày kết quả thí nghiệm. +Không khí là vật cách nhiệt hay vật dẫn nhiệt? Hoạt động 3: Trò chơi: Tôi là ai, tôi được làm bằng gì ? -Hướng dẫn cách chơi. -Tổng kết trò chơi. 4.Củng cố: +Tại sao chúng ta không nên nhảy lên chăn bông? +Tại sao khi mở vung xoong, nồi bằng nhôm, gang ta phải dùng lót tay ? 5.Dặn dò -Dặn HS học bài và chuẩn bị bài sau. -Nhận xét tiết học. Hát -HS trả lời, lớp nhận xét, bổ sung. -Lắng nghe. -HS đọc thầm và suy nghĩ, nêu dự đoán. -Tiến hành làm thí nghiệm trong nhóm. Trình bày kết quả. +Thìa nhôm nóng lên là do nhiệt độ từ nước nóng đã truyền sang thìa. -Lắng nghe. -Quan sát trao đổi và trả lời câu hỏi: +Vào những hôm trời rét, chạm tay vào ghế sắt ta có cảm giác lạnh là do sắt dẫn nhiệt tốt nên tay ta ấm đã truyền nhiệt cho ghế sắt. Ghế sắt là vật lạnh hơn, do đó tay ta có cảm giác lạnh. +Khi chạm vào ghế gỗ, tay ta không có cảm giác lạnh bằng khi chạm vào ghế sắt vì gỗ là vật dẫn nhiệt kém nên tay ta không bị mất nhiệt nhanh như khi chạm vào ghế sắt. -Quan sát hoặc dựa vào trí nhớ của bản thân khi đã quan sát giỏ ấm ở gia đình, miêu tả. +HS trả lời theo suy nghĩ. -Làm thí nghiệm, trả lời. -2 HS đọc thí nghiệm. -Làm thí nghiệm theo hướng dẫn của GV để đảm bào an toàn. +Đo và ghi lại nhiệt độ của từng cốc sau mỗi lần đo. -Đại diện của 2 nhóm lên đọc kết quả của thí nghiệm: +Không khí là vật cách nhiệt. -Theo dõi. Cùng chơi. -Trả lời. -Theo dõi, ghi bài.

File đính kèm:

  • docKH4 Tuan 26.doc
Giáo án liên quan