Giáo án Khoa học lớp 4 tuần 23

Khoa học: ÁNH SÁNG

I.Mục tiêu

-KT: Nêu được ví dụ về vật tự phát sáng (Mặt trời. ngọn lửa) và vật được chiếu sáng (Mặt trăng, bàn ghế .).

Nêu được các vật cho ánh sáng truyền qua và một số vật không cho ánh sáng truyền qua.

-KN: Nhận biết được mắt ta chỉ nhìn thấy vật khi có ánh sáng từ vật truyền tới mắt.

TĐ: Sử dụng ánh sáng hợp lí, đúng mục đích.

II. Chuẩn bị:

 -HS chuẩn bị theo nhóm: Hộp cat-tông kín, đèn pin, tấm kính, nhựa trong, tấm kín mờ, tấm gỗ, bìa cát-tông.

 

doc4 trang | Chia sẻ: dangnt0491 | Lượt xem: 3286 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Khoa học lớp 4 tuần 23, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khoa học: ÁNH SÁNG I.Mục tiêu -KT: Nêu được ví dụ về vật tự phát sáng (Mặt trời. ngọn lửa) và vật được chiếu sáng (Mặt trăng, bàn ghế ...). Nêu được các vật cho ánh sáng truyền qua và một số vật không cho ánh sáng truyền qua. -KN: Nhận biết được mắt ta chỉ nhìn thấy vật khi có ánh sáng từ vật truyền tới mắt. TĐ: Sử dụng ánh sáng hợp lí, đúng mục đích. II. Chuẩn bị: -HS chuẩn bị theo nhóm: Hộp cat-tông kín, đèn pin, tấm kính, nhựa trong, tấm kín mờ, tấm gỗ, bìa cát-tông. III.Các hoạt động dạy học Hoạt độngcủa giáo viên Hoạt động của HS 1p 3p 1p 7p 6p 8p 6p 3p 1p 1.Ổn định 2.KTBC +Tiếng ồn có tác hại gì đối với con người ? +Hãy nêu những biện pháp để phòng chống ô nhiễm tiếng ồn. 3.Bài mới 1. Giới thiệu bài: Giới thiệu, ghi đề. 2. Tìm hiểu bài: a. Vật tự phát sáng và vật được phát sáng. -Yêu cầu: Quan sát hình minh hoạ 1, 2 trang 90, 91 SGK, trao đổi và viết tên những vật tự phát sáng và những vật được chiếu sáng. + Vật tự phát sáng? +Vật được chiếu sáng? b. Ánh sáng truyền theo đường thẳng: -Thí nghiệm 1: -GV phổ biến thí nghiệm -Như vậy ánh sáng đi theo đường thẳng hay đường cong ? -Thí nghiệm 2: -Hãy dự đoán xem ánh sáng qua khe có hình gì ? -GV yêu cầu HS làm thí nghiệm. -GV gọi HS trình bày kết quả. -Hỏi: Qua thí nghiệm trên em rút ra kết luận gì về đường truyền của ánh sáng? c. Sự truyền ánh sáng qua các vật: -Lần lượt đặt ở khoảng giữa đèn và mắt một tấm bìa, một tấm kính thuỷ tinh, một quyển vở, một thước mêka, chiếc hộp sắt,sau đó bật đèn pin. Hãy cho biết với những đồ vật nào ta có thể nhìn thấy ánh sáng của đèn ? -GV đi hướng dẫn các nhóm gặp khó khăn. -Ứng dụng liên quan đến các vật cho ánh sáng truyền qua và những vật không cho ánh sáng truyền qua? -Kết luận : Ánh sáng truyền theo đường thẳng và có thể truyền qua các lớp không khí, nước, thuỷ tinh, nhựa trong. Ánh sáng không thể truyền qua các vật cản sáng như: tấm bìa, tấm gỗ, quyển sách, chiếc hộp sắt hay hòn gạch, d. Mắt nhìn thấy vật khi nào ? +Mắt ta nhìn thấy vật khi nào ? -Hướng dẫn thí nghiệm 3, yêu cầu HS suy nghĩ và dự đoán xem kết quả thí nghiệm như thế nào ? -Gọi HS trình bày dự đoán của mình. -Mắt ta có thể nhìn thấy vật khi nào ? -Kết luận: Khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt. 3.Củng cố +Ánh sáng truyền qua các vật nào? +Khi nào mắt ta nhìn thấy vật ? 4.Dặn dò -Chuẩn bị bài tiết sau, mỗi HS chuẩn bị 1 đồ chơi. -Nhận xét tiết học. -Hát -2 HS trả lời. -Lớp nhận xét, bổ sung. Theo dõi. -HS quan sát hình và thảo luận cặp đôi. -Đại diện các nhóm trình bày, các HS khác nhận xét bổ sung. + Mặt trời, ngọn đèn, con đom đóm. + Mặt trăng, bàn ghế, gương, quần áo, sách vở, đồ dùng, bàn ghế , tủ ... -Theo dõi. -Ánh sáng truyền theo đường thẳng. -Một số HS trả lời theo suy nghĩ của từng em. -HS làm thí nghiệm theo nhóm. -Đại diện nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm. -Anh sáng truyền theo những đuờng thẳng. -HS thảo luận nhóm 4. -Làm theo hướng dẫn của GV, 1 HS ghi tên vật vào 2 cột kết quả. Vật cho ánh sáng truyền qua Vật không cho ánh sáng truyền qua -Thước kẻ bằng nhựa trong, tấm kính thuỷ tinh. -Tấm bìa, hộp sắt, quyển vở. -HS trả lời: Ứng dụng sự kiện quan, người ta đã làm các loại cửa bằng kính trong, kính mờ hay làm cửa gỗ. -HS nghe. +Mắt ta nhìn thấy vật khi: Vật đó tự phát sáng. có ánh sáng chiếu vào vật, không có vật gì che mặt ta, vật đó ở gần mắt -Tiến hành làm thí nghiệm và trả lời các câu hỏi. Lắng nghe. -HS trả lời. -Lớp nhận xét, bổ sung. Khoa học: BÓNG TỐI I.Mục tiêu -KT: Nắm được bóng tối ở phía sau vật cản sáng khi vật này được chiếu sáng. -KN: Nhận biết được khi hình dạng, kích thước, vị trí của vật cản sáng thay đổi thì bóng của vật cản sáng thay đổi về hình dạng, kích thước. -T Đ: Say mê tìm hiểu và vận dụng. II.Đồ dùng dạy học -Một cái đèn bàn. -Chuẩn bị theo nhóm : đèn pin, tờ giấy to hoặc tấm vải, kéo, thanh tre nhỏ, một số nhân vật hoạt hình quen thuộc với HS. III.Các hoạt động dạy học Hoạt độngcủa giáo viên Hoạt động của HS 3p 1p 14p 12p 3p 2p 1.Bài cũ: +Khi nào ta nhìn thấy vật ? +Nêu một số vật tự phát sáng và vật được chiếu sáng mà em biết ? 2.Bài mới *Giới thiệu bài: Bóng tối a. Hoạt động 1: Tìm hiểu về bóng tối. -GV mô tả thí nghiệm : -GV yêu cầu HS dự đoán xem: +Bóng tối sẽ xuất hiện ở đâu ? +Bóng tối có hình dạng như thế nào ? -GV ghi bảng phần dự đoán của HS để đối chiếu với kết quả sau khi làm thí nghiệm. -Cho các nhóm cùng thí nghiệm. -Gọi HS trình bày kết quả thí nghiệm. GV ghi nhanh kết quả vào cột gần cột dự đoán. -Hướng dẫn thay quyển sách bằng vỏ hộp và tiến hành làm tương tự. +Ánh sáng có truyền qua quyển sách hay vỏ hộp đựơc không ? +Những vật không cho ánh sáng truyền qua gọi là gì ? +Bóng tối xuất hiện ở đâu ? +Khi nào bóng tối xuất hiện ? -GV nêu kết luận : Khi gặp vật cản sáng, ánh sáng không truyền qua được nên phía sau vật có một vùng không nhận được ánh sáng truyền tới, đó chính là vùng bóng tối. b. Hoạt động 2: Sự thay đổi về hình dạng, kích thước của bóng tối. +Theo em, hình dạng, kích thước của bóng tối có thay đổi hay không ? Khi nào nó sẽ thay đổi ? +Hãy giải thích tại sao vào ban ngày, khi trời nắng, bóng của ta lại tròn vào buổi trưa, dài theo hình người vào buổi sáng hoặc chiều ? -Cho HS tiến hành làm thí nghiệm chiếu ánh đèn vào chiếc bút bi được dựng thẳng trên mặt bìa. +Bóng của vật thay đổi khi nào ? +Làm thế nào để bóng của vật to hơn? -GV kết luận : Do ánh sáng truyền theo đường thẳng nên bóng của vật phụ thuộc vào vật chiếu sáng hay vị trí của vật chiếu sáng. 3.Củng cố -Kể một số vật chiếu sáng và vật được chiếu sáng. -Bóng tối có ở đâu, tại sao? 4.Dặn dò -Dặn chuẩn bị bài mới: dãy 1 mỗi HS trồng 2 cây non nhỏ trong 2 chiếc cốc, tưới nước hàng ngày, 1 cây đặt ở nơi có ánh sáng, 1 cây đặt trong góc tối của gầm giường. Dãy 2,3 gieo hạt đậu vào cốc và đắt cốc trong bóng tối có để 1 đèn điện phía trên hoặc cho vào hộp giấy nằm ngang mở nắp. -Nhận xét tiết học. -HS trả lời. -Lớp bổ sung. -HS lắng nghe. -HS phát biểu dự đoán của mình. +Bóng tối xuất hiện ở phía sau quyển sách. +Bóng tối có hình dạng giống hình quyển sách. -HS làm thí nghiệm theo nhóm, mỗi nhóm 4-6 HS, các thành viên quan sát và ghi lại hiện tượng. -HS trình bày kết quả thí nghiệm. -HS làm thí nghiệm. -HS trình bày kết quả thí nghiệm: +Ánh sáng không thể truyền qua vỏ hộp hay quyển sách. +Những vật không cho ánh sáng truyền gọi là vật cản sáng. +Ở phía sau vật cản sáng. +Khi vật cản sáng được chiếu sáng. -HS nghe. +Có thay đổi. Nó thay đổi khi vị trí của vật chiếu sáng đối với vật cản sáng thay đổi. +HS giải thích theo sự hiểu biết của mình. -Lắng nghe. -HS làm thí nghiệm theo nhóm với 3 vị trí của đèn pin: phía trên, bên phải, bên trái chiếc bút bi. -Khi thay đổi vị trí vật chiếu sáng. +Muốn bóng của vật to hơn, ta nên đặt vật gần với vật chiếu sáng. -HS nghe. -Trả lời.

File đính kèm:

  • docKH 4 Tuan 23.doc
Giáo án liên quan