Tiết 17: Phòng tránh tai nạn đuối nước
I/ Mục tiêu:
-Nêu được một số việc làm và không nên làm dể phòng tránh bệnh sông nước.
-Nêu được một số điều cần thiết khi đi bơi hoặc tập bơi. Nêu được tác hại của tai nạn sông nước.
-Luôn có ý thức phòng tránh tai nạn sông nước và vận động các bạn cùng thực hiện.
II/ Đồ dùng dạy- học:
-GV: Các hình minh hoạ trang 36, 37 / SGK (phóng to). Câu hỏi thảo luận ghi sẵn trên bảng lớp.
-HS: Phiếu ghi sẵn các tình huống.
173 trang |
Chia sẻ: dangnt0491 | Lượt xem: 1051 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Khoa học lớp 4 tập 2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hảo luận
Các nhóm thảo luận theo các câu hỏi sau:
Ở địa phương bạn thường sử dụng loại nhà tiêu nào?
Bạn và những người trong gia đình cần làm gì để giữ cho nhà tiêu luôn sạch sẽ?
Đối với vật nuôi thì cần làm gì để phân vật nuôi không làm ô nhiễm môi trường?
Lưu ý: GV hướng dẫn HS, ở các vùng miền khác nhau có loại nhà tiêu khác nhau, cách sử dụng cũng khác nhau.
Ví dụ:
Ở thành phố thường dùng nhà tiêu tự hoại thì phải có đủ nước dội thường xuyên để không có mùi hôi và phải sử dụng loại giấy vệ sinh dùng cho nhà tiêu tự hoại.
Ở nông thôn thường dùng nhà tiêu hai ngăn và phải có tro bếp hoặc mùn cưa đổ lên trên sau khi đi đại tiện, giấy vệ sinh phải cho vào sọt rác.
Kết luận: Dùng nhà tiêu hợp vệ sinh. Xử lí phân người và động vật hợp lí sẽ góp phần phòng chống ô nhiễm môi trường không khí, đất và nước.
- HS đọc mục “ Bạn cần biết ” / 71 .
*Hoạt động nối tiếp :
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị tiết sau.
-.. có mùi hôi thối , chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh , là nơi trú ngụ của các con vật trung gian truyền bệnh ..
-..4 cách : chôn đốt , ủ , tái chế ,..
HS quan sát các hình trang 70, 71 SGK
Họp nhóm và yêu cầu các em quan sát hình 3, 4 trang 71 SGK và trả lời theo gợi ý
Ngày soạn: 27-12-2012
Ngày dạy: 01-01-2013 Khoa học
Tiết 38: Gió nhẹ, gió mạnh – Phòng chống bão
I.Mục tiêu :
-Phân biệt được gió nhẹ, gió khá mạnh, gió to, gió dữ.
-Nêu được những thiệt hại do giông, bão gây ra.
-Biết được một số cách phòng chống bão.
II.Chuẩn bị :
-Hình minh hoạ 1, 2, 3, 4 / 76 SGK phóng to.
-Các băng giấy ghi: cấp 2: gió nhẹ, cấp 5: gió khá mạnh, cấp 7: gió to, cấp 9: gió dữ và các băng giấy ghi 4 thông tin về 4 cấp gió trên như SGK.
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt độngcủa giáo viên
Hoạt động của HS
*Hoạt động khởi động:
-Ổn định
-KTBC:
Gọi HS lên KTBC.
-Mô tả thí nghiệm giải thích tại sao có gió ?
-Dùng tranh minh hoạ giải thích hiện tượng ban ngày gió từ biển thổi vào đất liền và ban đêm gió từ đất liền thổi ra biển.
GV nhận xét, ghi điểm.
-Bài mới:
*Giới thiệu bài:
Bài học trước các em đã làm thí nghiệm chứng minh rằng tại sao có gió. Vậy gió có những cấp độ nào ? Ở cấp độ nào gió sẽ gây hại cho cuộc sống của chúng ta ? Chúng ta phải làm gì để phóng chống khi có gió bão? Bài học hôm nay sẽ giải thích câu hỏi đó.
*Hoạt động 1: Một số cấp độ của gió
-Gọi HS nối tiếp nhau đọc mục Bạn cần biết trang 76 SGK.
-Hỏi :
+Em thường nghe thấy nói đến các cấp độ của gió khi nào ?
-Yếu cầu HS quan sát hình vẽ và đọc thông tin trong SGK / 76. GV phát PHT cho các nhóm.
STT
Cấp gió
Tác động của cấp gió
a
Khi có gió này, mây bay, cây cỏ đu đưa, sóng nước trong hồ dập dờn.
b
Khi có gió này, bầu trời đầy những đám mây đen, cây lớn gãy cành, mái nhà có thể bị tốc.
c
Lúc này khói bay thẳng lên trời, cây cỏ đứng im.
d
Khi có gió này, bầu trời thường sáng sủa, bạn có thể thấy gió trên da mặt, nghe thấy tiếng lá rì rào, nhìn được làn khói bay.
đ
Khi có gió này, trời có thể tối và có bão. Cây lớn đu đưa, người đi bộ ở ngoài trời sẽ rất khó khăn vì phải chống lại sức gió.
e
Gió mạnh liên tiếp, kèm theo mưa to có gió xoáy, có thể cuốn bay người, nhà cửa, làm gãy, đổ cây cối
-Gọi HS trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
-GV kết luận: Gió có khi thổi mạnh, có khi thổi yếu. Gió càng lớn càng gây tác hại cho con người.
*Hoạt động 2: Thiệt hại do bão gây ra và cách phóng chống bão
-GV hỏi:
+Em hãy nêu những dấu hiệu khi trời có dông ?
+Nêu những dấu hiệu đặc trưng của bão ?
-Tổ chức cho HS hoạt đông trong nhóm.
-Yêu cầu HS đọc mục Bạn cần biết trang 77 SGK, sử dụng tranh, ảnh sưu tầm nói về :
+Tác hại do bão gây ra.
+Một số cách phòng chống bão mà em biết.
-GV hướng dẫn, giúp đỡ những nhóm gặp khó khăn.
-Gọi đại diện nhóm trình bày .
-Nhận xét về sự chuẩn bị của HS, khả năng trình bày.
-Kết luận: Các hiện tương dông, bão gây thiệt hại rất nhiều về nhà cửa. Cơn bão càng lớn, thiệt hại về người và của càng nhiều. Bão thường làm gãy đổ cây cối, làm nhà cửa bị hư hại. Bão tó có lốc có thể cuốn bay người, nhà cửa, làm gãy, đổ cây cối, gây thiệt hại về mùa màng, gây tai nạn cho máy bay, tàu thuyền như ở một số tranh, ảnh các em đã sưu tầm. Vì vậy, cần tích cực phòng chống bão bằng cách theo dõi bản tin thời tiết, tìm cách bảo vệ nhà cửa, sản xuất, đề phòng tai nạn do bão gây ra. Khi cần, mọi người phải đến nơi trú ẩn an toàn. Ở thành phố, cần cắt điện. Ở vùng biển, ngư dân không nên ra khơi vào lúc có gió to.
*Hoạt động 3: Trò chơi ghép chữ vào hình và thuyết minh
-Cách tiến hành:
GV dán 4 hình minh hoạ như trang 76 SGK lên bảng. Gọi HS tham gia thi bốc các tấm thẻ ghi chú dán vào dưới hình minh hoạ. Sau đó thuyết minh về những hiểu biết của mình về cấp gió đó (hiện tượng, tác hại và cách phòng chống).
-Gọi HS tham gia trò chơi.
-Nhận xét và cho điểm từng HS.
-Hỏi :
+Từ cấp gió nào trở lên sẽ gây hại cho người và của ?
+Nêu một số cách phòng chống bão mà em biết.
-GV nhận xét, ghi điểm và giáo dục HS luôn có ý thức không ra khỏi nhà khi trời có dông, bão, lũ.
*Hoạt động nối tiếp:
-Chuẩn bị bài tiết sau.
-Nhận xét tiết học
Hát
-HS lên bảng trả lời câu hỏi của GV.
-HS nhận xét, bổ sung.
-HS nghe.
-HS đọc.
+Em thường nghe thấy nói đến các cấp độ gió trong chương trình dự báo thời tiết.
-HS các nhóm quan sát hình vẽ, mỗi HS đọc 1 thông tin, trao đổi và hoàn thành phiếu.
-Trình bày và nhận xét câu trả lời của nhóm bạn
a) Cấp 5: Gió khá mạnh.
b) Cấp 9: Gió dữ.
c) Cấp 0: Không có gió.
d) Cấp 2: Gió nhẹ.
đ) Cấp 7: Gió to.
e) Cấp 12: Bão lớn.
-HS nghe.
+Khi có gió mạnh kèm mưa to là dấu hiệu của trời có dông.
+Gió mạnh liên tiếp kèm theo mưa to, bầu trời đầy mây đen, đôi khi có gió xoáy.
-HS hoạt động nhóm 4. Trao đổi, thảo luận, ghi ý chính ra nháp, trình bày trong nhóm.
-HS đọc và tìm hiểu.
-HS các nhóm đại diện trình bày (vừa nói vừa chỉ tranh, ảnh)
-HS nghe.
-HS nghe GV phổ biến cách chơi.
-4 HS tham gia trò chơi. Khi trình bày có thể chỉ vào hình và nói theo sự hiểu biết của mình.
-HS trả lời.
-HS khác nhận xét, bổ sung.
-HS nghe.
Ngày soạn: 27-12-2012
Ngày dạy: 01-01-2013 Tự nhiên và xã hội
Tiết 38 : Vệ sinh môi trường (tiếp theo)
I/ MỤC TIÊU:
Nêu được vai trò của đất nước sạch đối với sức khoẻ.
Cần có ý thức và hành vi đúng, phòng tránh ô nhiễm nguồn nước để nâng cao sức khoẻ cho bản thân và cộng đồng.
Giải thích được tại sao cần phải xử lí nước thải.
II/ CHUẨN BỊ:
GV: Các hình trang 72, 73 SGK.
HS: VBT,bút mực
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
*Hoạt động khởi động:
- Kiểm tra bài cũ :
- Nêu tác hại của việc người và gia súc phóng uế bừa bãi ?
- Bài mới :
* Hoạt động 1: Quan sát tranh
a) Bước 1 : Quan sát hình 1, 2 trang 72 SGK theo nhóm và trả lời theo gợi ý: Hãy nói và nhận xét những gì bạn nhìn thấy trong hình. Theo bạn, hành vi nào đúng, hành vi nào sai? Hiện tượng trên có xảy ra ở nơi bạn sinh sống không?
b) Bước 2 :Gọi một vài nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
c) Bước 3 : Tổ chức thảo luận nhóm các câu hỏi trong SGK.
Trong nước thải có gì gây hại cho sức khoẻ của con người?
Theo bạn các loại nước thải của gia đình, bệnh viện, nhà máy,cần cho chảy ra đâu?
d) Bước 4: Một số nhóm trình bày, GV phân tích cho HS hiểu trong nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất bẩn, vi khuẩn gây bệnh cho con người đặc biệt là nước thải từ các bệnh viện. Nước thải từ các nhà máy có thể gây nhiễm độc cho con người, làm chết cây cối và sinh vật sống trong nước.
Kết luận: Trong nước thải có chứa nhiều chất bẩn, độc hại, các vi khuẩn gây bệnh .Nếu để nước thải chưa xử lí thường xuyên chảy vào ao, hồ, sông ngòi sẽ làm nguồn nước bị ô nhiễm, làm chết cây cối và các sinh vật sống trong nước.
* Hoạt động 2 : Thảo luận về cách xử lí nước thải hợp vệ sinh
a) Bước 1 : Từng cá nhân hãy cho biết ở gia đình hoặc ở địa phương em thì nước thải được chảy vào đâu? Theo em cách xử lí như vậy hợp lí chưa? Nên xử lí như thế nào thì hợp vệ sinh, không ảnh đến môi trường xung quanh?
b) Bước 2 :Quan sát hình 3, 4 trang 73 SGK theo nhóm và trả lời câu hỏi:
Theo bạn, hệ thống cống nào vệ sinh? Tại sao?
Theo bạn, nước thải có cần được xử lí không?
c) Bước 3 : Các nhóm trình bày nhận định của nhóm mình.
GV cần lí ví dụ cụ thể để phân tích cho các em thấy nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khoẻ con người.
Kết luận: Việc xử lí các loại nước thải, nhất là nước thải công nghiệp trước khi đổ vào hệ thống thoát nước chung là cần thiết.
- HS đọc mục “ Bạn cần biết ” / 73.
*Hoạt động nối tiếp :
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị tiết sau.
- ..gây hôi thối , chứa nhiều mầm bệnh ..
Quan sát hình 1, 2 trang 72 SGK theo nhóm và trả lời theo gợi ý:
Các nhóm trình bày nhận định của nhóm mình ,các nhóm khác bổ sung.
Thảo luận nhóm các câu hỏi trong SGK
Một số nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung
- HS nêu
Quan sát hình 3, 4 trang 73 SGK
Các nhóm trình bày nhận định của nhóm mình.
Ngày soạn: 27-12-2012
Ngày dạy: 01-01-2013 Tiếng Việt 1
Rèn đọc: iêc, ươc
I/ Mục tiêu:
- Củng cố đọc đúng iêc, ươc
- Rèn đọc nhanh đọc đúng
- GD HS Ý thức rèn đọc ở nhà.
II/ Chuẩn bị:
- GV: Nội dung bài
- HS: SGK, vở
III/ Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
*Hoạt động khởi động:
- Ổn định
- Giới thiệu bài
*Hoạt động 1: Rèn đọc
- Cho học sinh đánh vần: iêc, ươc
- Cho học sinh cài vần: iêc, ươc
- Gọi học sinh đọc trơn: rước đèn, xem xiếc
*Hoạt dộng 2:
+Luyện đọc từ
- Giáo viên viết từng từ
- Yêu cầu học sinh phân tích từ
- Yêu cầu học sinh đọc tiếng – Giáo viên giải thích từ - Giáo viên đọc mẫu
- Yêu cầu học sinh đọc từ
+Luyện viết
- Hướng dẫn học sinh viết iêc, ươc, rước đèn, xem xiếc
- Nhận xét chữ viết
*Hoạt động nối tiếp:
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò về nhà rèn đọc lại
- Hát
- Đọc nối tiếp
- Cài + phân tích + Đánh vần
- HS đọc trơn
- Học sinh đọc trơn
- Tìm tiếng có vần iêc, ươc
- Phân tích tiếng + Đánh vần tiếng
- Đọc từ cá nhân đồng thanh
- Học sinh viết
- Lắng nghe
File đính kèm:
- Giao an 20122013 tap 2.doc