BÀI 14: PHÒNG MỘT SỐ BỆNH LÂY QUA ĐƯỜNG TIÊU HOÁ
I. Mục tiêu:
- HS kể đươc tên một số bệnh lây qua đường tiêu hoá: tiêu chảy, tả, lị,
- HS nêu được nguyên nhân và cách phòng tránh một số bệnh lây qua đường tiêu hoá.
- HS thực hiện giữ vệ sinh ăn uống để phòng bệnh.
II. Đồ dùng:
- Tranh SGK phong to
- Phiếu thảo luận nhóm
6 trang |
Chia sẻ: dangnt0491 | Lượt xem: 1052 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Khoa học lớp 4: Phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hoá, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 14: Phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hoá
I. Mục tiêu:
- HS kể đươc tên một số bệnh lây qua đường tiêu hoá: tiêu chảy, tả, lị,
- HS nêu được nguyên nhân và cách phòng tránh một số bệnh lây qua đường tiêu hoá.
- HS thực hiện giữ vệ sinh ăn uống để phòng bệnh.
II. Đồ dùng:
Tranh SGK phong to
Phiếu thảo luận nhóm
Phiếu thảo luận nhóm
1) Những việc làm nào của các bạn trong hình có thể dẫn đến bị lây bệnh qua đường tiêu hoá? Tại sao?
2) Những việc làm nào của các bạn trong hình có thể đề phòng được các bệnh lây bệnh qua đường tiêu hoá? Tại sao?
III. Hoạt động dạy - học:
Kiểm tra bài cũ:
Nêu tác hại và cách phòng tránh bệnh béo phì.
Dạy bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn tìm hiểu bài
Hoạt động 1: Tìm hiểu về một số bệnh lây qua đường tiêu hoá
* Mục tiêu: Kể tên một số bệnh lây qua dường tiêu hoá và nhận thức được mỗi nguy hiểm của các bệnh này
* Cách tiến hành:
Dẫn: Để biết được nguyên nhân cũng như cách phòngtránh các bệnh lây qua đường tiêu hoá trước hết chúng ta cần biết 1 số bệnh lây qua đường tiêu hoá thường gặp viết bảng
( 1. Một số bệnh lây qua đường tiêu hoá)
- Vận dụng hiểu biết thực tế kể tên 1 số bệnh lây qua đường tiêu hoá mà em biết
- tiêu chảy
- tả
- lị
- Chốt: đúng các bệnh lây qua đường tiêu hoá thường gặp là: tiêu chảy, tả, lị, (viết bảng tiêu chảy, tả, lị,)
(?) Bạn nào đã từng bị bệnh lây qua đường tiêu hoá?
- 1 số HS bị bệnh giơ tay
(?) Khi đó con thấy biểu hiện của bệnh thế nào?
- HS1: Đi ngoài nhiều lần
- HS2: Bụng đâu quặn mót rặn
- HS3:
* Chốt: Cả 3 bệnh trên đều có 1 biểu hiện chung là đi ngoài nhiều lần nhưng mỗi bệnh lại có những biểu hiện riêng; các con cùng theo dõi lên bảng để hiểu rõ hơn về điều này.
( Sơ đồ triệu chứng bệnh)
- Yêu cầu 3 HS nối tiếp nhau đọc các triệu chứng của 3 bệnh
- 3 HS nối tiếp nhau đọc các triệu chứng của 3 bệnh
- Các con đã biết được triệu chứng của các bệnh lây qua đường tiêu hoá. Những bệnh này có tác hại như thế nào đối với sức khoẻ cong người?
- làm cho cơ thể mệt mỏi
- bị sốt
- khát nước
- khô miệng
- có trường hợp tử vong
* Chốt: Các con trả lời đều đúng. Khi mắc các bệnh lây qua đường tiêu hoá, người bệnh bị đi ngoài nhiều lần nên lượng nước trong cơ thể mất đi khá nhiều. Nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời bệnh dễ phát tán và lây lan thành dịch làm thiệt hại về người và của, thậm chí gây chết ngưòi. Vì vậy, khi có các biểu hiện như trên các con cần báo cho thầy cô và người thân được biết để có biện pháp phòng tránh và chữa trị kịp thời.
** Chuyển hoạt động 1 sang hoạt động 2: Chúng nguy hiểm là thế. Vậy nguyên nhân mắc bệnh do đâu và cách phòng tránh thế nào? Cô trò mình cùng tìm hiểu tiếp bài Ghi bảng
( 2. Nguyên nhân và cách phòng tránh)
b) Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên nhân và cách phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá
* Mục tiêu: Nêu được nguyên nhân và cách đề phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hoá.
* Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS quan sát các hình vẽ SGK và nêu nội dung từng hình.
- HS quan sát các tranh vẽ SGK và nêu nội dung từng tranh:
+ HS1: tranh1+2
+ HS1: tranh3 + 4
+ HS1: tranh 5 + 6
- Cho HS thảo luận nhóm 4 ( 3 phút) các câu hỏi sau:
1) Những việc làm nào của các bạn trong hình có thể dẫn đến bị lây bệnh qua đường tiêu hoá? Tại sao?
2) Những việc làm nào của các bạn trong hình có thể đề phòng được các bệnh lây bệnh qua đường tiêu hoá? Tại sao?
- HS thảo luận
(?)Những việc làm nào của các bạn trong hình có thể dẫn đến bị lây bệnh qua đường tiêu hoá?
- Những việc làm của các bạn trong hình 1+2 có thể dẫn đến bị lây bệnh qua đường tiêu hoá.
(?) Những việc làm nào của các bạn trong hình có thể đề phòng được các bệnh lây bệnh qua đường tiêu hoá?
- Những việc làm nào của các bạn trong hình 3 + 4 + 5 + 6 có thể đề phòng được các bệnh lây bệnh qua đường tiêu hoá.
(?) Tại sao con lại cho rằng việc làm của các bạn trong hình 1+2 có thể dẫn đến bị lây bệnh qua đường tiêu hoá.
- Vì trong nước lã và quà vặt ở dọc đường có rất nhiều bụi bẩn và vi khuẩn gây bệnh. Khi ăn và uống vi khuẩn sẽ theo vào cơ thể rồi gây bệnh cho con người.
* Chốt: đúng rồi các con ạ, khi dùng những đồ ăn, thức uống không hợp vệ sinh, vi khuẩn sẽ vào cơ thể và gây nên các bệnh về đường tiêu hoá. Vậy, nguyên nhân gây nên các bệnh lây qua đường tiêu hoá là gì?
- Do vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua con đường ăn uống
* Chốt chuyển: Chúng ta vừa được biết nguyên nhân gây nên các bệnh lây qua đường tiêu hoá là do cơ thể con người bị vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào cơ thể qua con đường ăn uống. Vậy, làm thế nào để ngăn chặn được vi khuẩn gây bệnh? Cô trò ta cùng trở lại với các hình 3; 4; 5; 6
- Căn cứ vào những việc làm của các bạn trong hình và vận dụng hiểu biết của mình, cho cô biết :có những cách nào để ngăn chặn vi khuẩn gây bệnh?
- HS1: Uống nước đã đun sôi trong bình có nắp đậy và không ăn thức ăn ôi thiu
(?) Tại sao con lại cho rằng: uống nước đã được đun sôi trong bình đậy kín nắp và không ăn thức ăn ô thiu lại có thể ngăn chặn được vi khuẩn gây bệnh?
- Vì nước đã đun sôi trong bình có nắp đậy không còn vi khuẩn gây bệnh;và không ăn thức ăn ôi thiu thì vi khuẩn gây bệnh cũng không thể vào cơ thể được
* Chốt: Các con trả lời hoàn toàn chính xác và đó cũng chính là những việc làm cho thấy ta đã đã biết giữ vệ sinh ăn uống đấy
( Viết bảng: - Giữ vệ sinh ăn uống)
(?) Ngoài việc uống nước đã đun sôi trong bình có nắp đậy và không ăn thức ăn ôi thiu còn có những việc làm nào khác để giữ vệ sinh ăn uống?
- Vài HS nêu:
+ Rửa sạch thức ăn.
+ Ăn thức ăn đã được nấu chín; không ăn cá sống, thịt sống.
+ Dùng bát đũa và đồ nấu ăn sạch.
* Chốt chuyển: Vừa rồi các con đã nêu được rất nhiều và chính xác các việc làm để giữ vệ sinh ăn uống. Vậy, ngoài giữ vệ sinh ăn uống chúng ta còn cần phải làm những việc gì khác để ngăn chặn vi khuẩn gây bệnh?
- Rửa tay bằng xà phòng.
(?) Tại sao lại cần rửa tay bằng xà phòng?
- Vì xà phòng giúp diệt sạch vi khuẩn có trên tay.
(?) Chúng ta nên rửa tay vào những lúc nào?
- Trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
* Chốt: Đúng rồi các con ạ, rửa tay bằng xà phòng trứơc khi ăn và sau khi đi vệ sinh cũng là cách để ta không cho vi khuẩn vào được cơ thể. Và đó cũng chính là 1 việc làm cho thấy ta đã biết giữ vệ sinh cá nhân. Viết bảng: Giữ vệ sinh cá nhân
( ?)Ngoài giữ vệ sinh ăn uống, giữ vệ sinh cá nhân ta còn có những việc làm nào nữa để ngăn chặn vi khuẩn gây bệnh?
- Đổ rác đúng nơi quy định và thùng rác luôn phải có nắp đậy.
( ?) Tại sao phải đổ rác đúng nơi quy định và thùng rác luôn phải có nắp đậy.
- Vì trong rác thải có nhiều vi khuẩn và mùi khó chịu nên phải đổ rác đúng nơi quy định và thùng rác luôn phải có nắp đậy để vi khuẩn và mùi khó chịu không phát tán ra môi trường xung quanh.
* Chốt: Đúng, cần đổ rác đúng nơi quy định để các bác công nhân môi trường đến thu gom và xử lí đúng cách
(?) ở lớp 3 các con đã được học về cách xử lí phân rác, mời nhắc lại cho cô.
- ủ
- đốt
- chôn
- tái chế
* Chốt+giảng: Chúng ta không được sử dụng phân chưa ủ kĩ để bón ruộng, tưới cây. Các con có biết vì sao không? Vì trong phân chưa ủ kĩ chứa rất nhiều vi khuẩn gây bệnh, nếu đem bón ruộng, tưới cây vi khuẩn sẽ phát tán ra môi trường và gây bệnh cho con người.
(?) Ngoài những việc làm trên còn có những việc làm nào khác để ngăn chặn vi khuẩn gây bệnh phát tán ra môi trường xung quanh?
- Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh
- Đi vệ sinh đúng nơi quy định
- Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ nơi đại tiểu tiện, chuồng gia súc, gia cầm.
- Diệt ruồi
- Các con trả lời hoàn toàn chính xác. Vậy tại sao phải diệt ruồi? Mời các con xem một số hình ảnh sau:
- HS xem và trả lời phải diệt ruồi vì: Ruồi mang vi khuẩn gây bệnh vào thức ăn. Khi ăn thức ăn có vi khuẩn con người sẽ bị mắc bệnh vể tiêu hoá.
* Chốt: Những việc làm các con vừa nêu đều là những việc làm góp phần giữ vệ sinh môi trường đấy các con ạ. Viết bảng: Giữ vệ sinh môi trường
* Chốt: Giữ vệ sinh ăn uống; giữ vệ sing cá nhân; giữ vệ sinh môi trường chính là các cách phòng tránh bệnh lây qua đường tiêu hoá.
Viết bảng: Cách phòng tránh
Đó cũng chính là điều các con cần biết sau khi học bài học ngày hôm nay.
- Mời 1 HS đọc mục bạn cần biết SGK
-1 HS đọc mục bạn cần biết SGK
-1 HS đọc mục bạn cần biết bảng
*** Liên hệ: Để phòng các bệnh lây qua đường tiêu hoá con đã và sẽ làm gì?
- Không ăn quà bánh bán rong
- Không vứt rác bừa bãi
- Đi vệ sinh đúng nơi quy định
- Tích cực tham gia các buổi lao động vệ sinh ở trường, ở tổ dân phố
- Nhắc nhở mọi người cùng làm theo
* Chốt: Cô nhận thấy các con đã biết cách phòng tránh bệnh lây qua đường tiêu hoá rồi đấy. Và hơn thế nữa các con đúng là những học sinh tích cực hưởng ứng phong trào thi đua: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.”
Củng cố - dặn dò:
Cho HS xem tiểu phẩm
GV chốt: Ăn sạch, ở sạch, uống sạch chính là những việc làm giúp ta phòng tránh các bệnh lây qua đường tiêu hoá. Các con hãy ghi nhớ điều này để bảo vệ sức khoẻ cho mình và mọi người nhé.
- Dặn chuẩn bị bài sau.
File đính kèm:
- Phong benh tieu hoa.doc