Tiết 1 KHOA HỌC
Đ1: CON NGƯỜI CẦN GÌ ĐỂ SỐNG
I. Mục tiêu: Sau bài HS có thể:
- Nêu được những điều kiện vật chất mà con người cần để duy trì sự sống .
- Kể được những điều kịên về tinh thần cần cho sự sống của con người như sự quan tâm, chăm sóc, giao tiếp xã hội, các phương tiện giao thông, giải trí.
- Có ý thức giữ gìn các điều kiện vật chất và tinh thần.
II. Đồ dùng dạy- học.
- GV: Hình minh hoạ SGK. ; HS: Phiếu học tập, SGK.
56 trang |
Chia sẻ: dangnt0491 | Lượt xem: 1002 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Khoa học lớp 4 kì thứ 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g tỏ không khí có ở xung quanh ta .
+ Khi ta bịt 1 đầu của bơm tiêm và cho xi lanh vào ta thấy nặng ... chứng tỏ không khí có ở trong bơm tiêm .
- HS đọc mục bạn cần biết SGK 63.
khoa học
Không khí có những tính chất gì ?
I . Mục tiêu : Giúp HS :
- Tự làm thí nghiệm và phát hiện ra 1số tính chất của không khí : Trong suốt , không màu , không có mùi , không có vị , không có hình dạng nhất định . Không khí có thể bị nén lại hoặc giãn ra .
- Biết được ứng dụng tính chất của không khí vào đời sống .
- Có ý thức giữ sạch bầu không khí chung .
II - Đồ dùng dạy – học .
- GV: Hình minh hoạ SGK .
- HS chuẩn bị : 5 quả bóng bay với những hình dạng khác nhau , chun , bơm tiêm ...
III – Hoạt động dạy – học .
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A . Kiểm tra bài cũ :
- Gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi :
+ Không khí có ở đâu ? Láy VD ?
+ Hãy nêu định nghĩa về khí quyển ?
- Nhận xét cho điểm .
B . Bài mới :
1 . Giới thiệu bài : Ghi bảng .
2 . Tìm hiểu nội dung bài :
* HĐ1 – Phát hiện màu , mùi , vị của không khí .
+ Cách tiến hành :
- Em có nhìn thấy không khí không ? Tại sao ?
- Dùng mũi ngửi , dùng lưỡi nếm , em nhận thấy không khí có mùi gì ? Có vị gì
- Đôi khi ta ngửi thấy 1hương thơm hay 1 mùi khó chịu , đó có phải là mùi của không khí không ?Cho VD ?
KL : Không khí trong suốt , không màu, không mùi , không vị .
+ Để bảo vệ không khí em cần phải làm gì ?
* HĐ2 - Chơi thổi bóng phát hiện hình dạng của không khí .
+ Cách tiến hành :
- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm :
-Yêu cầu HS trong nhóm thi thổi bóng từ 3-5 phút .
- Nhận xét , tuyên dương những nhóm thổi nhanh bóng có đủ màu sắc , hình dạng .
- Cái gì chứa trong quả bóng và làm cho chúng có hình dạng như vậy ?
- Các quả bóng này có hình dạng như thế nào ?
- Điều đó chứng tỏ không khí có hình dạng nhất định không ? Vì sao ?
- NêuVD chứng tỏ không khí không có hình dạngnhất định ?
KL : không khí không có hình dạng nhất định mà nó có hình dạng của toàn bộ khoảng trống bên trong vật chứa nó .
* HĐ3 - Không khí có thể bị nén lại hoặc giãn ra .
+ Cách tiến hành :
Bước 1 : Tổ chức và hướng dẫn .
- GVchia nhóm và yêu cầu đọc mục quan sát 65 SGK .
Bước 2 : Làm việc theo nhóm .
Bước 3 : Làm việc cả lớp .
- HS trình bày .
- Tác động lên chiếc bơm như thế nào để chứng minh không khí có thể bị nén lại và giãn ra .
- Nêu 1số VD về việc ứng dụng 1số tính chất của không khí trong đời sống ?
KL : Không khí không có hình dạng nhất địnhcó thể bị nén lại hoặc giãn ra .
C . Củng cố dặn dò :
- Tóm tắt nội dung bài học .
- Liên hệ thực tế .
Nhận xét giờ học .
- HD HS học ở nhà và chuẩn bị bài sau
- 2 HS trả lời .
- HS nhận xét bổ xung .
- HS trả lời :
+ Mắt ta không nhìn thấy không khí vì không khí trong suốt và không màu
+ Không khí không có mùi , không có vị.
+ Đó không phải là mùi của không khí mà là mùi của các chất khác có trong không khí . VD mùi của nước hoa hay mùi của rác thải ...
- HS nhắc lại .
- Để bảo vệ không khí em cần phải làm
- HS hoạt động nhóm .
- HS thi thổi bóng .
- HS trả lời :
+ Không khí được thổi vào quả bóng và bị buộc lại trong đó khiến quả bóng căng phồng lên .
+Các quả bóng có hình dạng khác nhau .
+Chứng tỏ không khí không có hình dạng nhất định mà nó phụ thuộc vào hình dạng của vật chứa nó .
+ Các chai không to , nhỏ khác nhau .
Các cốc có hình dạng khác nhau .
Các túi ni lông to nhỏ khác nhau ...
- HS nhắc lại .
- HS họat động theo nhóm .
- HS đọc SGK 65.
- HS quan sát hình vẽ và mô tả hiện tượng xảy ra ....
- HS trình bày .
- HS làm thử và giải thích .
- Làm bơm kim tiêm , bơm xe , bơm phao bơi ...
- HS nhắc lại .
- HS đọc mục bạn cần biết SGK .
khoa học
Không khí gồm những thành phần nào ?
I . Mục tiêu : Giúp HS :
- Tự làm TN để xác định được 2 thành phần chính của không khí là khí ô-xi duy trì sự cháy và ni-tơ không duy trì sự cháy .
- Tự làm TN để chứng minh trong không khí còn có khí các-bô-níc , hơi nước, bụi , nhiều loại vi khuẩn khác .
- Luôn có ý thức giữ sạch bầu không khí trong lành .
II - Đồ dùng dạy – học :
- GV: Hình minh hoạ SGK
- HS :Chuẩn bị : 2 cây nến 2 cốc thuỷ tinh , 2 đĩa thuỷ tinh , nước vôi trong , ...
III – Hoạt động dạy- học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A . Kiểm tra bài cũ :
- Gọi HS trả lời câu hỏi :
+ Nêu 1số tính chất của không khí ?
+ Con người đã ứng dụng 1số tính chất của không khí vào những việc gì ?
- Nhận xét cho điểm .
B . Bài mới :
1 . Giới thiệu bài : Ghi bảng .
2 . Tìm hiểu nội dung bài :
*HĐ1- Xác định thành phần chính của không khí .
+ Cách tiến hành :
Bước 1 : Tổ chức và hướng dẫn .
- GV chia nhóm và yêu cầu HS đọc mục thực hành SGK 66 .
Bước 2 : HS làm TN theo nhóm .
- Thảo luận : Có đúng là không khí gồm 2 thành phần chính không ...?
- HS làm TN như gợi ý SGK , giải thích :
- Tại sao khi nến tắt nước lại dâng vào trong cốc ?
- GV : phần không khí mất đi chính là chất khí duy trì sự cháy đó là ô-xi .
- Phần không khí còn lại có duy trì sự cháy không ? Tại sao em biết ?
- TN trên cho ta thấy không khí gồm mấy thành phần chính ?
Bước 3 : HS trình bày .
- GV nhận xét bổ xung .
- GV giới thiệu trong không khí ô-xi chiếm khoảng 21% , ni-tơ chiếm khoảng 78% còn các khí khác 1%...
KL : Không khí gồm 2 thành phần chính là khí ô-xi duy trì sự cháy và khí ni-tơ không duy trì sự cháy .
* HĐ2 – Tìm hiểu 1 số thành phần khác của không khí .
+ Cách tiến hành :
Bước 1 : Tổ chức và hướng dẫn .
Bước 2 : HS thực hiện theo chỉ dẫn của GV thảo luận và giải thích hiện tượng .
Bước 3 : Trình bày .
- Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả và lý giải các hiện tượng .
Bước 4 : Thảo luận cả lớp .
- Theo em trong không khí còn chứa các thành phần nào khác ?
- Trong không khí còn chứa hơi nước , bụi , nhiều loại vi khuẩn . Vậy chúng ta phải làm gì để giảm bớt lượng các chất độc hại trong không khí ?
KL : Không khí gồm những thành phần nào ?
C – Củng cố dặn dò :
- Tóm tắt nội dung bài .
- Nhận xét giờ học .
- HD HS học bài ở nhà và chuẩn bị bài sau .
- 2 HS trả lời .
- HS nhận xét bổ xung .
- HS đọc mục thực hành SGK 66.
- HS làm TN , trả lời .
- Chứng tỏ sự cháy đã làm mất đi 1 phần không khí ở trong cốc và nước tràn vào trong cốc chiếm chỗ phần không khí bị mất đi .
- Phần không khí còn lại trong cốc không duy trì sự cháy , vì vậy nến đã bị tắt .
- 2 thành phần : 1thành phần duy trì sự cháy , thành phần còn lại không duy trì sự cháy .
- HS nghe .
- HS nhắc lại .
- HS thực hiện thảo luận và giải thích hiện tượng .
(tham khảo mục bạn cần biết để giải thích )
- HS trình bày : TN trên cho biết trong không khí có chứa các-bô-níc . Khikhí các-bô-níc gặp nước vôi trong sẽ tạo ra các hạt đá vôi rất nhỏ lơ lửng trong nước làm nước vôi vẩn đục .
- Không khí còn chứa hơi nước , chất bụi bẩn , các khí độc do khói của các nhà máy , khói xe máy , ôtô thải vào không khí , còn chứa các vi khuẩn do rác thải , nơi ô nhiễm sinh ra ...
- Sử dụng các loại xăng không chì hoặc nhiên liệu thiên nhiên , nên trồng nhiều cây xanh , vứt rác đúng nơi qui định , thường xuyên làm vệ sinh nơi ở ...
- Không khí gồm có 2 thành phần chính là ô-xi và ni-tơ . Ngoài ra còn chứa khí các- bô-níc , hơi nước , bụi vi khuẩn .
- HS đọc mục bạn cần biết SGK66-67.
Khoa học
Ôn tập học kì I
I . Mục tiêu : Giúp HS củng cố các kiến thức :
- Tháp dinh dưỡng cân đối .
- Tính chất của nước .
- Tính chất , các thành phần của không khí .
- Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên .
- Vai trò của nước và không khí trong sinh hoạt , lao động sản xuất và vui chơi giải trí .
- Luôn có ý thức bảo vệ môi trường nước , không khí và vận động mọi người cùng thực hiện .
II - Đồ dùng dạy – học .
- Hình vẽ “ Tháp dinh dưỡng cân đối ”chưa hoàn thiện .
- Sưu tầm tranh ảnh về sử dụng nước , không khí trong sinh hoạt , lao động sản xuất và vui chơi giải trí .
- Giấy , bút màu ...
III . Hoạt động dạy – học .
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A – Kiểm tra bài cũ :
- Gọi HS trả lời câu hỏi :
+ Không khí gồm những thành phần nào?
+ Chúng ta phải làm gì để giảm bớt lượng các chất độ hại trong không khí ?
- Nhận xét cho điểm .
B – Bài mới :
1 – Giới thiệu bài : Ghi bảng .
2 – Tìm hiểu nội dung bài :
* HĐ1 – Trò chơi : Ai nhanh , ai đúng
- Tháp dinh dưỡng cân đối .
- 1số tính chất của nước và không khí ; thành phần chính của không khí .
- Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên .
+ Cách tiến hành :
Bước 1 : - GV chia nhóm .
- Phát cho HS phiếu học tập .
Bước 2 : Yêu cầu HS trình bày .
- GV cho điểm .
Bước 3 : - Cho HS bốc thăm câu hỏi trả lời ở trang 69 SGK .
- GV cho điểm .
* HĐ2 – Triển lãm .
+ Cách tiến hành :
Bước 1 : Yêu cầu HS trình bày tư liệu HS sưu tầm được theo chủ đề ...
- GV thống nhất tiêu chí đánh giá SP .
Bước 2 : Cả lớp tham quan khu triển lãm của từng nhóm .
- Ban giám khảo đánh giá . -
- GV nhận xét cho điểm .
* HĐ3 – Vẽ tranh cổ động .
+ Cách tiến hành :
Bước 1 : Tổ chức và hướng dẫn .
Yêu cầu các nhóm hội ý đăng kí đề tài .
Bước 2: Thực hành .
- GVgiúp đỡ HS thực hành .
Bước 3: Trình bày và đánh giá .
Yêu cầu các nhóm treo tranh của mình .
- GV đánh giá nhận xét và cho điểm .
C . Củng cố dặn dò .
- Tóm tắt nội dung bài .
- Nhận xét giờ học .
- HD HS học bài ở nhà và chuẩn bị bài sau .
- 2 HS trả lời .
- HS nhận xét bổ xung .
- HS học nhóm .
- Các nhóm thi đua hoàn thiện : “ Tháp dinh dưỡng cân đối ”
- HS trình bày .
- HS các nhóm trả lời câu hỏi .
- HS nhận xét bổ xung .
- Các nhóm trình bày tranh sưu tầm theo chủ đề .VD : Chủ đề về vai trò của nước,
chủ đề về vai trò của không khí ...
- Các thành viên trong nhóm tập thuyết trình , giải thích về sản pgẩm của nhóm
- Cả lớp tham quan khu triển lãm , nghe các thành viên trong nhóm trình bày .
Trả lời câu hỏi của ban giám khảo .
- Các HS khác có thể đưa ra nhận xét riêng của mình .
- HS thảo luận đưa ra chủ đề của bức tranh cổ động.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn làm việc theo HD của GV .
- HS trình bày ý tưởng của bức tranh
- HS nhóm khác có thể bình luận góp ý .
- HS đọc mục bạn cần biết SGK.
File đính kèm:
- Khoa hoc lop 4 Ky I.doc