Giáo án Khoa học lớp 4 học kỳ 2

KHOA HỌC

Lớp 4

TIẾT35: KHÔNG KHÍ CẦN CHO SỰ CHÁY.

I. MỤC TIÊU:

- Làm thí nghiệm chứng minh:

+ Càng có nhiều khồng khí thì càng có nhiều ô-xi để duy trì sự cháy được lâu hơn.

+ Muốn sự cháy diễn ra liên tục, không khí phải được lưu thông.

- Nói về vai trò của khí ni tơ đối với sự cháy diễn ra trong không khí: Tuy không duy trì sự cháy nhưng nó giữ cho sự cháy xảy ra không quá mạnh, quá nhanh.

- Nêu ứng dụng thực tế liên quan đến vai trò của không khí đối với sự cháy.

* HST: Tham gia hoạt động nhóm theo bạn

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Gv chuẩn bị lọ thuỷ tinh, nến.(TBDH).

- Chuẩn bị theo nhóm: 2 lọ thuỷ tinh; 2 nến bằng nhau; 1 lọ thuỷ tinh không đáy, đế kê.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định lớp.

2.kiểm tra bài cũ.

3.bài mới.

3.1 Giới thiệu bài:

 

docx246 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3002 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Khoa học lớp 4 học kỳ 2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n cho nhóm trưởng điều khiển mỗi bạn lần lượt quan sát và giới thiệu về một con. --GV yêu cầu HS trình bày kết quả thảo luận. -Cả lớp rút ra đặc điểm chung của cá. -Giáo viên giảng thêm: Màu sắc, hình dáng cá rất đa dạng ; có cá màu sắc sặc sỡ nhất là các loài cá cảnh như cá vàng ; có loài có màu trắng bạc như cá mè, các loài cá biển thường có màu xanh lục pha đen ; trên mình cá, sống cá thường sẫm, màu phần bụng ngả dần sang màu trắng. Có con mình tròn như cá vàng ; có con dài như cá chuối, lươn ; có con trông như quả trám như cá chim ; có con trông giống cái diều như cá đuối ; có con cá rất bé có con lại rất to như cá mập, cá voi, cá heo,… Có con có vây cứng như cá mập, rô phi, cá ngừ, cá chuối ; có con có vây lại rất mềm như cá vàng, cá đuối ; các loài cá nước ngọt thường có vẩy, cá loài cá biển thường có da trơn, không vảy ; mồm cá có con rất nhỏ, có con mồm lại to và nhiều răng như cá mập. ® Kết luận: Cá là động vật có xương sống, sống dưới nước, thở bằng mang. Cơ thể chúng thường có vảy bao phủ, có vây. 3.3 Hoạt động 2: Thảo luận cả lớp a/Mục tiêu: Nêu được ích lợi của cá b/Cách tiến hành: -Giáo viên yêu cầu các nhóm học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi theo gợi ý: + Kể tên một số cá sống ở nước ngọt và nước mặn mà em biết. + Nêu ích lợi của cá + Giới thiệu về hoạt động nuôi, đánh bắt hay chế biến cá mà em biết. -GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. -Nhận xét, tuyên dương ® Kết luận: +Phần lớn các loài cá được sử dụng làm thức ăn. Cá là thức ăn ngon và bổ, chứa nhiều chất đạm cần cho cơ thể con người. +Ở nước ta có nhiều sông, hồ và biển đó là những môi trường thuận tiện để nuôi trồng và đánh bắt cá. Hiện nay, nghề nuôi cá khá phát triển và cá đã trở thành một mặt hàng xuất khẩu của nước ta. -GV hỏi: Chúng ta cần làm gì để bảo vệ cá ? -Giáo viên giáo dục tư tưởng: Để bảo vệ cá, chúng ta cần bảo vệ môi trường sống, không đánh bắt bừa bãi, phát triển nghề nuôi cá, sử dụng cá hợp lí. 4. Củng cố. Dặn dò : -GV nhận xét tiết học. -Chuẩn bị bài : Chim -Hát đầu giờ. -Học sinh nêu -Học sinh thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy. +Bên trong cơ thể chúng có xương sống +Cá sống ở dưới nước. +Chúng thở bằng mang, … -Nhóm trưởng điều khiển mỗi bạn lần lượt quan sát -Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình -Các nhóm khác nghe và bổ sung. - HS lắng nghe -Nhóm trưởng điều khiển mỗi bạn lần lượt quan sát và trả lời -Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình -Học sinh trả lời theo suy nghĩ. LỊCH SỬ Lớp 5 CHIẾN THẮNG “ĐIỆN BIÊN PHỦ TRÊN KHÔNG” I. MỤC TIÊU : - Biết cuối năm 1972, Mĩ dùng máy bay B52 ném bom hòng huỷ diệt Hà Nội và các thành phố lớn ở miền Bắc, âm mưu khuất phục nhân dân ta. - Quân và dân ta đã lập nên chiến thắng oanh liệt “ Điện Biện Phủ trên không”. - GD : Tinh thần tự hào về truyền thống đấu tranh bất khuất của dân tộc. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: + GV: SGK, gợi ý. + HS: SGK, học bài cũ, xem bài mới. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.Ổn định: -Hát vui. 2.Kiểm tra bài cũ - Tiết Lịch sử tuần vừ qua lớp chúng ta học bài gì? -Sấm sét đêm giao thừa +Nêu diễn biến cuộc tấn công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968? -Đêm 30 Tết Mậu Thân 1968, khi mọi người chuẩn bị đón giao thừa thì ở các địa điểm bí mật trong thành phố Sài Gòn, các chiến sĩ quân giải phóng lặng lẽ xuất kích.....Cuộc tiến công quá bất ngờ ngoài sức tưởng tượng của địch. +Nêu ý nghĩa của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968? Sau đòn bất ngờ Tết Mậu Thân, Mĩ buộc phải thừa nhận thất bại một bước, chấp nhận đàm phán tại Pa-ri về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam. Nhân dân yêu chuộng hoà bình ở Mĩ cũng đấu tranh rầm rộ, đòi chính phủ Mĩ phải rút quân khỏi Việt Nam trong thời gian ngắn nhất. -GV nhận xét cho điểm. 3. Bài mới 3.1 Giới thiệu bài: -Cuối năm 1972, Mĩ dùng máy bay B52 ném bom hòng huỷ diệt Hà Nội và các thành phố lớn ở miền Bắc, âm mưu khuất phục nhân dân ta. Quân và dân ta đã lập nên chiến thắng oanh liệt “ Điện Biện Phủ trên không”. -HS lắng nghe . - GV yêu cầu HS đọc SGK và tìm hiểu các vấn đề sau : - HS tự đọc SGK, làm việc cá nhân để tìm câu trả lời cho từng câu hỏi. 3.2 HĐ1: Nguyên nhân Mĩ ném bom Hà Nội. Nêu tình hình nước ta trên mặt trận chống Mĩ và chính quyền Sài Gòn sau cuộc tấn công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968? -Sau cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, ta tiếp tục giành được nhiều thắng lợi trên chiến trường miền Nam. Đế quốc Mĩ buộc phải thoả thuận sẽ kí Hiệp định Pa-ri vào tháng 10-1972 để chấm dứt chiến tranh. Lập lại hoà bình ở Việt Nam. -Tại sao Mĩ ném bom Hà Nội? -Nhưng đến ngày ký, Tổng thống Mĩ Ních-xơn đã lật lọng, ra lệnh sử dụng máy bay tối tân nhất bấy giờ "Pháo đài B52" ném bom hòng hủy diệt Hà Nội và các thành phố lớn ở miền Bắc Việt Nam -GV cho HS quan sát tranh -HS quan sát tranh +Nêu những điều em biết về máy bay B52? Đế quốc Mĩ có âm mưu gì trong việc dùng máy bay B52? -Máy bay B52 là loại máy bay ném bom hiện đại nhất thời ấy, có thể bay cao 16 km nên pháo cao xạ không thể bắn được. Máy bay B52 mang khoảng 100-200 quả bom (gấp 40 lần các loại máy bay khác), máy bay này còn được gọi là “pháo đài bay”. -Mĩ ném bom vào Hà Nội tức là ném bom vào trung tâm đầu não của ta, hòng buộc chính phủ ta phải kí Hiệp định Pa-ri có lợi cho Mĩ. -GV cho HS quan sát tranh -HS quan sát tranh Máy bay B52 - siêu pháo đài bay Máy bay B52 - siêu pháo đài bay Em hãy nêu chi tiết chứng tỏ sự tàn bạo của đế quốc Mĩ đối với Hà Nội ? Khoảng 20 giờ ngày 18 - 12 1972, Mĩ huy động hàng chục tốp máy bay B52 và các loại máy bay khác ồ ạt ném bom Hà Nội, Mở đầu 12 ngày đêm ném bom hủy diệt. Trong 12 ngày đêm đó, máy bay Mĩ đã đánh phá Hà Nội và các vùng phụ cận. Chúng ném bom vào các vùng phụ cận. Chúng ném bom cả vào Bệnh viện, trường học, khu phố, bến xe, ... làm cho hàng nghìn người dân chết và bị thương. Giáo viên nhận xét. 3.3 HĐ2: Sự đối phó của quân dân ta. Giáo viên tổ chức cho học sinh đọc SGK đoạn “Trước sự tàn bạo, tiêu biểu nhất” và tìm hiểu trả lời câu hỏi. -Học sinh đọc SGK + thảo luận theo nhóm kể lại trận chiến đấu đêm 26/ 12/ 1972 trên bầu trời Hà Nội. -Em hãy trình bày diễn biến 12 ngày đêm chống máy bay Mỹ phá hoại của quân dân Hà Nội? -Cuộc chiến đấu bắt đầu vào khoảng 20 giờ ngày 18 tháng 12 năm 1972 kéo dài 12 ngày đêm đến 30/12/1972. -Mỹ dùng máy báy B52, loại máy bay chiến đấu hiện đại nhất ồ ạt ném bom phá hủy Hà Nội và các vùng phụ cận, thậm trí chúng ném bom vào cả bệnh viện, khu phố, trường học bến xe… -Ngày 26/12/1972, địch tập trung 105 lần chiếc máy bay B52, ném bom trúng hơn 100 địa điểm ở Hà Nội. Phố Khâm Thiên là nơi bị tàn phá nặng nhất, 300 người đã chết, 2000 ngôi nhà bị phá hủy. Với tinh thần chiến đấu kiên cường, ta bắn rơi 18 máy bay trong đó có 8 máy bayB52, 5 chiếc bị bắn rơi tại chỗ, bắt sống nhiều phi công Mỹ. Những ngày đêm tiếp theo, máy bay Mỹ vẫn khồng thoát khỏi sự trừng trị của quân dân ta. Đêm 29/12/1972 Hà Nội đánh thắng trận cuối cùng. Ngày 30/12/1972 biết không thể khuất phục được Nhân dân ta bằng bom đạn, Ních-xơn tuyên bố ngừng ném bom bắn phá miền Bắc. -GV cho HS quan sát tranh -HS quan sát tranh Pháo cao xạ của ta nả vào pháo đài bay hiện đại B52 Tên lửa của ta đã bắn hạ 81 máy bay, trong đó có 34 máy bay B52 . - Nêu kết qủa cuộc chiến đấu 12 ngày đêm chống máy bay Mỹ phá hoại của quân và dân Hà Nội? +Cuộc tập kích bằng máy bay B52 của Mỹ bị đập tan; 81 máy bay của Mỹ trong đó có 34 máy bay B52 bị bắn rơi, nhiều chiếc rơi trên bầu trời Hà Nội. Đây là thất bại nặng nề nhất trong lịch sử không quân Mỹ và là chiến thắng oanh liệt nhất trong cuộc chiến đấu bảo vệ miền Bắc. Chiến thắng này được dư luận thế giới gọi đây là trận “Điện Biên Phủ trên không”. Máy bay Mĩ bị bắn rơi ở ngoại thành Hà Nội Xác máy bay Mĩ rơi tại Hà Nội - Nêu ý nghĩa của chiến thắng 12 ngày đêm chống máy bay Mỹ phá hoại? Chiến thắng này mang lại kết quả lớn cho ta buộc Mỹ phải chấp nhận sự thất bại ở Việt Nam và ngồi vào bàn đàm phán tại Hội nghị Pa-ri bàn về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Giáo viên nhận xét. -Nhóm khác bổ sung, nhận xét. 3.4 HĐ3:Ý nghĩa lịch sử của chiến thắng. Tổ chức học sinh đọc SGK và thảo luận nội dung sau: -HS đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi. -Vì sao nói chiến thắng 12 ngày đêm chống máy bay Mỹ phá hoại của nhân dân miền Bắc là chiến thắng Điện Biên phủ trên không? -Vì chiến thắng này mang lại kết quả to lớn cho ta, còn Mỹ bị thiệt hại nặng nề như Pháp trong trận Điện Biên Phủ năm 1954. + Ý nghĩa của chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”? -Đại diện nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Vì sau chiến thắng này Mỹ buộc phải chấp nhận sự thất bại ở Việt Nam và ngồi vào bàn đàm phán tại Hội nghị Pa-ri bàn về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam giống như Pháp phải ký Hiệp định Giơ-ne -vơ sau chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 Kết luận: Trong 12 ngày đêm cuối năm 1972, đế quốc Mĩ dùng máy bay B52 ném bom hòng hủy diệt Hà Nội và các thành phố lớn ở miền Bắc, âm mưu khuất phục nhân dân ta. Song, quân dân ta đã lập nên chiến thắng oanh liệt “ĐBP trên không” -HS lắng nghe -Gọi HS đọc phần ghi nhớ -Trong 12 ngày đêm cuối năm 1972, đế quốc Mĩ dùng máy bay B52 ném bom hòng hủy diệt Hà Nội và các thành phố lớn ở miền Bắc, âm mưu khuất phục nhân dân ta. Song, quân dân ta đã lập nên chiến thắng oanh liệt “ĐBP trên không” 4.Củng cố. Dặn dò: -Hôm nay lớp chúng ta học bài gì? -Chiến thắng "Điện Biên Phủ " trên không -Tại sao Mĩ ném bom nhằm hủy diệt Hà Nội ? -Mĩ ném bom vào Hà Nội tức là ném bom vào trung tâm đầu não của ta, hòng buộc chính phủ ta phải kí Hiệp định Pa-ri có lợi cho Mĩ. -Tại sao ngày 30-12 -1972 ,Tổng thống Mĩ buộc phải tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc?. - Ngày 30-12 -1972, biết không thể khuất phục nhân dân ta bằng bom đạn, Ních-xơn tuyên bố ngừng ném bom bắn phá miền Bắc. -Nhận xét tiết học -HS lắng nghe . -Chuẩn bị bài: Lễ kí Hiệp định Pa-ri Thứ hai ngày 03tháng 03 năm 2014 Tuần 27: KHOA HỌC Lớp 5

File đính kèm:

  • docxphuong khanh thien.docx
Giáo án liên quan