A. MỤC TIÊU :
Sau bài học này , học sinh biết :
- Trình bày sự sinh sản , nuôi con của hổ và hươu .
B. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :
- Hình và thông tin trang 122 , 123 sách giáo khoa .
C . MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
I. Kiểm tra bài cũ : 5’.
- So sánh , tìm ra sự khác nhau và giống nhau trong chu trình sinh sản của thú và chim .
- Kể tên một số loài thú thường đẻ mỗi lứa một con , một số loài thú đẻ mỗi lứa nhiều con .
- Nhận xét , đánh giá .
II . Bài mới : 27’.
1. Giới thiệu.
2. Hoạt động 1 : QUAN SÁT VÀ THẢO LUẬN
2.1. Mục tiêu : Thực hiện
2.2. Cách tiến hành :
2 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 605 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Khoa học khối 5, kì I - Tiết 60: Sự nuôi và dạy con của một số loài thú, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 60
Khoa học
Sự nuôi và dạy con của một số loài thú
'+-
A. MỤC TIÊU :
Sau bài học này , học sinh biết :
Trình bày sự sinh sản , nuôi con của hổ và hươu .
B. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :
Hình và thông tin trang 122 , 123 sách giáo khoa .
C . MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
I. Kiểm tra bài cũ : 5’.
So sánh , tìm ra sự khác nhau và giống nhau trong chu trình sinh sản của thú và chim .
Kể tên một số loài thú thường đẻ mỗi lứa một con , một số loài thú đẻ mỗi lứa nhiều con .
Nhận xét , đánh giá .
II . Bài mới : 27’.
1. Giới thiệu.
2. Hoạt động 1 : QUAN SÁT VÀ THẢO LUẬN
2.1. Mục tiêu : Thực hiện
2.2. Cách tiến hành :
Bước 1 :Tổ chức và hướng dẫn .
Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm :
2 nhóm tìm hiểu về sự sinh sản và nuôi con của hổ .
2 nhóm tìm hiểu sự sinh sản và nuôi con của hươu .
Bước 2 : Làm việc theo nhóm.
Đối với nhóm tìm hiểu về sự sinh sản và nuôi con của hổ : Từng thành viên trong nhóm đọc thông tin về sự sinh sản và nuôi con của hổ . Tiếp theo , nhóm trưởng điều kiển nhóm mình cùng thảo luận các câu hỏi trang 12 sách giáo khoa :
Hổ thường sinh sản vào mùa nào ?
Vì sao hổ mẹ không rời hổ con suốt tuần đầu sau khi sinh ?
Khi nào hổ mẹ dạy hổ con săn mồi ? Mô tả cảnh hổ mẹ daỵ hổ con săn mồi theo trí tưởng tượng của bạn ( các nhóm có thể tập đóng vai hổ mẹ đang dạy hổ con săn mồi ).
Khi nào hổ con có thể sống độc lập ?
Đối với các nhóm tìm hiểu về sự sinh sản và nuôi con của hươu : Từng thành viên trong nhóm đọc các thông tin về sự sinh sản và nuôi con của hươu. Tiếp theo , nhóm trưởng điều kiển nhóm của mình thảo luận các câu hỏi trang 123 sách giáo khoa :
Hươu ăn gì để sống ?
Hươu đẻ mỗi lứa mấy con ? Hươu con mới sinh ra đã biết làm gì ?
Tại sao hươu con mới khoảng 20 ngày tuổi, hươu mẹ đã dạy con tập chạy ? (các nhóm có thể tập đóng vai hươu mẹ dạy hươu con tập chạy )
Bước 3 : Làm việc cả lớp
Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình . Các nhóm khác bổ sung .
Giải thích một số câu khó :
Mô tả cảnh hổ mẹ dạy hổ con săn mồi :
Hình 1a : Cảnh hỏ mẹ đang nhẹ nhàng tiến đến gần con mồi .
Hình 1b : Cảnh hổ con nằm phủ phục xuống đất trong đám cỏ lau ( theo dấu hiệu của hổ mẹ ) . cách con mồi một khoảng nhất định để quan sát hổ mẹ săn mồi như thế nào .
Giáo viên có thể giảng thêm cho học sinh : Thời gian đầu , hổ con chỉ đi theo và từ nơi ẩn nấp theo dõi cách săn mồi của hổ mẹ . sau đó mới cùng mẹ săn mồi ,cuối cùng nó tự săn mồi dưới sự theo dõi của hổ mẹ .
Giải thích lí do khi hươu con mới 20 ngày tuổi ,hươu mẹ đã dạy hươu con tập chạy :
Chạy là cách tự vệ tốt nhất của loài hươu để trốn kẻ thù ( hổ ,báo ) ,để không bị kẻ thù đuổi bắt và ăn thịt .
3. Hoạt động 2 : TRÒ CHƠI “ THÚ SĂN MỒI VÀ CON MỒI ”
3.1 Mục tiêu :
Khắc sâu cho HS kiến thức về tập tính dạy con của một số loài thú .
Gây hứng thú học tập cho học sinh .
3.2. Cách tiến hành :
Bước 1 :
- Tổ chức chơi :
Một nhóm tìm hiểu về hổ ( nhóm 1 ) sẽ chơi với một nhóm tìm hiểu về hươu ( nhóm 2 ) : Nhóm 1 cử 1 bạn đóng vai hổ mẹ và một bạn đóng vai hổ con . Nhóm 2 cử 1 bạn đóng vai hươu mẹ và một bạn đóng vai hươu con. Trong khi 2 nhóm này chơi ,2 nhóm còn lại là quan sát viên .
Đối với 2 nhóm còn lại cũng tổ chức tương tự như vậy .
- Các chơi : Trong hoạt động 1 , các nhóm đều học về cách “ Săn mồi ” ở hổ hoặc chạy chốn kẻ thù ở hươu
- Địa điểm chơi : Có thể cho HS kê lại bàn ghế để chơi trong lớp hoặc các em ra sân chơi . Điều quan trọng là những động tác các em bắt chước chứ không yêu cầu các em phải có không gian rộng để “ thú săn mồi ” đuổi bắt “ con mồi ” như thật .
Bước 2 :
Giáo viên cho học sinh tiến hành chơi .
Các nhóm nhận xét ,đánh giá lẫn nhau .
III . Củng cố dặn dò :
Giáo viên nhận xét tiết học .
Chuẩn bị bài sau.
File đính kèm:
- B¢i 60 Khoa học- Sự nui v¢ dạy con của một số lo¢i th.doc