Giáo án Khoa học khối 5, kì I - Tiết 48: An toàn và tránh lãng phí khi sử dụng điện

A. MỤC TIÊU :

Sau bài học này , học sinh biết :

- Nêu được một số biện pháp phòng tránh bị điện giật ; tránh gây hỏng đồ điện ; đề phòng điện quá mạnh gây chập điện và cháy đường dây ,cháy nhà .

- Giải thích được tại sao phải tiết kiệm năng lượng điện và trình bày các biện pháp tiêt kiệm điện .

B. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :

- Chuẩn bị theo nhóm :

+ Một vài dụng cụ , máy móc sử dụng pin như đèn pin , đồng hồ , đồ chơi , pin ( một số pin tiểu ,pin trung )

+ Tranh ảnh, áp phích tuyên truyền sử dụng tiết kiệm điện và an toàn .

- Chuẩn bị chung : Cầu chì .

- Hình và thông tin trang 98 , 99 sách giáo khoa .

 

doc3 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 604 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Khoa học khối 5, kì I - Tiết 48: An toàn và tránh lãng phí khi sử dụng điện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 48 Khoa học An toàn và tránh lãng phí khi sử dụng điện š„› A. MỤC TIÊU : Sau bài học này , học sinh biết : Nêu được một số biện pháp phòng tránh bị điện giật ; tránh gây hỏng đồ điện ; đề phòng điện quá mạnh gây chập điện và cháy đường dây ,cháy nhà . Giải thích được tại sao phải tiết kiệm năng lượng điện và trình bày các biện pháp tiêt kiệm điện . B. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : Chuẩn bị theo nhóm : + Một vài dụng cụ , máy móc sử dụng pin như đèn pin , đồng hồ , đồ chơi ,pin ( một số pin tiểu ,pin trung ) + Tranh ảnh, áp phích tuyên truyền sử dụng tiết kiệm điện và an toàn . Chuẩn bị chung : Cầu chì . Hình và thông tin trang 98 , 99 sách giáo khoa . C . MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : I. Kiểm tra bài cũ : 5’. Nhận xét , đánh giá . II . Bài mới : 27’. 1. Giới thiệu. 2. Hoạt động 1 : Thảo luận về các biện pháp phòng tránh bị điện giật . 2.1. Mục tiêu : Học sinh nêu được một số biện pháp phòng tránh bị điện giật . 2.2. Cách tiến hành : – Bước 1 : Làm việc theo nhóm : Thảo luận các tình huống dễ dẫn đến bị điện giật và các biện pháp đề phòng điện giật ( sử dụng các tranh vẽ ,áp-phích sưu tầm được và sách giáo khoa ) . Liên hệ thực tế : Khi ở nhà và ở trường ,bạn câng phải làm gì để tránh nguy hiểm do điện cho bản thân và cho người khác ? – Bước 2 : Làm việc cả lớp . Từng nhóm trình bày kết quả . Giáo viên bổ sung : Cầm phích cắm điện bị ẩm ướt cắm vào ổ điện cũng có thể bị điện giật ; ngoài ra không nên chơi nghịch ổ lấy điện hoặc dây dẫn điện như cắm các vật vào ổ điện 9 dù vật đó cách điện ) , bẻ ,soắn dây điện ,( vì vừa làm hỏng ổ điện và dây điện , vừa có thể bị điện giật ) . 3. Hoạt động 2 : Thực hành . 3.1 Mục tiêu : Học sinh nêu được một số biện pháp phòng tránh gây hỏng đồ điện và đề phòng điện quá mạnh gây hỏa hoạn ,nêu được vai trò của công tơ điện . 3.2. Cách tiến hành : – Bước 1 : Làm việc theo nhóm : Học sinh thực hành theo nhóm : Đọc thông tin và trả lời các câu hỏi trang 99 sách giáo khoa . – Bước 2 : Làm việc cả lớp . Từng nhóm trình bày kết quả . Giáo viên cho học sinh quan sát một vài dụng cụ ,thiết bị điện ( có ghi số vôn ) . Giáo viên cho học sinh quan sát cầu chì và giới thiệu thêm : Khi dây chì bị chảy ,phải mở cầu giao điện , tìm xem có chỗ nào bị chập ,sửa chỗ chập rồi thay cầu chì khác . Tuyệt đối không được thay dây chì bằng dây sắt hoặc dây đồng . 4. Hoạt động 3 : Thảo luận về tiết kiệm điện . 4.1. Mục tiêu : Học sinh giải thích được lí do phải tiết kiệm năng lượng điện và trình bày các biện pháp tiêt kiệm điện . 4.2. Cách tiến hành : – Bước 1 : Làm việc theo cặp : Học sinh thảo luận theo các câu hỏi : - Tại sao ta phải tiết kiệm điện ? - Nêu các biện pháp để tránh lãng phí năng lượng điện . – Bước 2 : Làm việc cả lớp . Giáo viên cho một số học sinh trình bày về việc sử dụng điện an toàn và tráng lãng phí . – Bước 3 : Học sinh liên hệ với việc sử dụng điện ở nhà ( giáo viên dặn học sinh tìm hiểu trước ) . Học sinh thảo luận theo cặp ,sau đó Giáo viên có thể cho một số học sinh trình bày trước lớp và lưu ý chung một số trường hợp phổ biến , nhắc học sinh có ý thức tiết kiệm điện . Mỗi tháng gia đình bạn thường dùng hết bao nhiêu số điện và phải trả bao nhiêu tiền điện ? Tìm hiểu xem ở gia đình bạn có những thiết bị ,máy móc gì sử dụng điện . Theo bạn thì việc sử dụng mỗi loại trên là hợp lí hay còn có lúc lãng phí ,không cần thiết ? Có thể làm gì để tiết kiệm , tránh lãng phí khi sử dụng điện trong gia đình bạn ? Học sinh có thể sử dụng bảng sau để trình bày , ví dụ : Dụng cụ máy móc sử dụng điện Đánh giá của bạn Bằng chứng ( Nếu đánh giá của bạn là 2 hoặc 3 ) Bạn có thể làm gì để tiết kiệm điện , tránh lãng phí 1.Việc sử dụng hợp lí ,không gây lãng phí 2. Thỉnh thoảng con sử dụng khi không cần thiêt , gây lãng phí 3. Thường xuyên sử dụng khi không cần thiêt Máy bơm nước x Không dùng nước bừa bãi Đèn ở bàn học x Hay quên tắt đèn khi học xong Tắt đèn khi không sử dụng Quạt điện x Đôi khi còn quên tắt quạt khi không sử dụng Tắt quạtkhi không sử dụng III . Củng cố dặn dò : Giáo viên nhận xét tiết học . Chuẩn bị bài sau.

File đính kèm:

  • docB¢i 48 Khoa học- An to¢n v¢ tr£nh lãng ph■ khi sử dụng điện.doc