Giáo án Khoa học khối 5, kì I - Tiết 31: Chất dẻo

A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :

* Giúp HS:

 Nêu được một số đồ dùng bằng chất dẻo và đặc điểm của chúng.

 Biết được nguồn gố và tính chất của chất dẻo.

 Biết cách bảo quản các đồ dùng bằng chất dẻo.

B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 HS chuẩn bị một số đồ dùng bằng nhựa.

 GV hình minh hoạ trang 64, 65 SGK.

 Giấy khổ to, bút dạ.

C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 

doc3 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 697 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Khoa học khối 5, kì I - Tiết 31: Chất dẻo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOA HỌC CHẤT DẺO š&› A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : * Giúp HS: Nêu được một số đồ dùng bằng chất dẻo và đặc điểm của chúng. Biết được nguồn gố và tính chất của chất dẻo. Biết cách bảo quản các đồ dùng bằng chất dẻo. B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : HS chuẩn bị một số đồ dùng bằng nhựa. GV hình minh hoạ trang 64, 65 SGK. Giấy khổ to, bút dạ. C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : Hoạt động dạy Hoạt động học I. Kiểm tra bài cũ : - Gọi học sinh lên bảng trả lời các câu hỏi về nội dung bài trước . - Nhận xét, cho điểm học sinh . - 3 học sinh lên bảng trả lời các câu hỏi : + Nêu tính chất của cao su? + Cao su thường được sử dụng để làm gì? + Khi sử dụng đồ dùng bằng cao su chúng ta cần lưu ý điều gì? II. Bài mới. 1. Giới thiệu bài. - Gọi học sinh giới thiệu những đồ nhựa mình mang đến lớp. - Giáo viên giới thiệu : Người đồ vật mà các em mang đến lớp chúng được làm từ chất dẻo. Chất dẻo còn có tên là plastic. Chất dẻo sản xuất thành các đồ dùng người nhựa do nặn, đúc, ép vào khuôn . Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về tính chất và công dụng của chất dẻo - 3 đến 5 học sinh đứng tại chỗ giới thiệu đồ dùng bằng nhựa mà mình mang đến lớp . - Học sinh lắng nghe để xác định nhiệm vụ của tiết học . 2. Đặc điểm của những đồ dùng bằng nhựa. - Yêu cầu HS làm việc theo cặp quan sát hình minh hoạ SGK trang 64 thảo luận nhóm đôi tìm hiểu đặc điểm của các đồ dùng trong hình. - Gọi học sinh trình bày ý kiến trước lớp - Học sinh hoạt động theo nhóm đôi trao đổi, thảo luận, nói với nhau về đặc điểm của các đồ dùng người nhựa . - 5 đến 7 học sinh đứng tại chỗ trình bày + Hình 1 : Các ống nhựa cứng và máng luồn dây điện . Các đồ dùng này cứng, chịu được nén, không thấm nước, nhiều màu sắc, kích cỡ khác nhau . + Hình 2 : Các loại ống nhựa có màu sắc khác nhau : đen, đỏ, xanh, các loại ống này mềm, đàn hồi, có thể cuộn lại được , không thấm nước . + Hình 3 : Áo mưa mềm, mỏng không thấm nước, nhiều kích cỡ, kiểu dáng, màu sắc . +Hình 4 : Chậu, xô nhựa. Các loại chậu, xô nhựa nhiều màu sắc, giòn, cách nhiệt, không thấm nước . + Hình 4 : Đây là lược nhựa. Lược có nhiều màu sắc : đen, đỏ, xanh, vàng, trắng Lược nhựa có người hình dáng và kích cỡ khác nhau . - Các nhóm trình bày kết quả thảo luận. - Đồ dùng bằng nhựa có những đặc điểm gì chung ? Kết luận: Những đồ dùng bằng nhựa mà chúng ta thường dùng được làm ra từ chất dẻo. Chất dẻo có nguồn gốc từ đâu. Chất dẻo có tính chất gì? Chúng ta tìm hiểu phần tiếp theo. - Học sinh nêu : Đồ nhựa có người màu sắc , hình dáng, có loại mềm, có loại cứng nhưng đều không thấm nước, có ti, cách nhiệt, cách điện tốt . - Lắng nghe . 3.Tính chất của chất dẻo. - Tổ chức cho học sinh hoạt động tập thể dưới sự điều kiển của lớp trưởng . - Yêu cầu HS đọc bảng thông tin SGK trang 65 thảo luận nhóm, trả lời các câu hỏi . - Giáo viên chỉ là người định hướng , cung cấp câu hỏi cho người điều kiển và làm trọng tài khi cần . - Các câu hỏi : Chất dẻo được làm ra từ nguyên liệu nào? Chất dẻo có tính chất gì? Có mấy loại chất dẻo là những loại nào? Khi sử dụng đồ dùng bằng chất dẻo cần lưu ý điều gì? Ngày nay chất dẻo có thể thay thế những vật liệu nào để chế tạo ra các sản phẩm thường dùng hàng ngày? Tại sao? - Nhận xét, khen ngợi những học sinh thuộc bài ngay tại lớp . - Học sinh hoạt động theo nhóm hoặc cá nhân để tìm hiểu thông tin , sau đó tham gia hoạt động dưới sự điều kiển của bạn chủ tọa . + Đọc bài thông tin - Lớp trưởng đặt câu hỏi ,các thành viên trong lớp xung phong phát biểu . - Gợi ý về đáp án trả lời “ 1. Chất dẻo được làm từ dầu mỏ và than đá. 2. Chất dẻo cách điện, cách nhiệt, nhẹ, bền, khó vỡ, có tính dẻo ở nhiệt độ cao. 3. Có hai loại : Loại có thể tái chế và loại không thể tái chế. 4. Khi sử dụng xong các đồ dùng bằng chất dẻo phải rửa sạch hoặc lau chùi sạch sẽ . 5. Ngày nay chúng ta thấy có rất nhiều sản phẩm bằng chất dẻo trong đời sống hằng ngày . Chúng dần thay thế các sản phẩm bằng gỗ, thủy tinh, vải, kim loại . Vì chúng không đắt tiền, tiện dụng và có nhiều màu sắc đẹp . - Giáo viên kết luận : Chất dẻo không có sẵn trong tự nhiên . Nó được làm từ dầu mỏ và than đá. Chất dẻo không dẫn điện, cách nhiệt, nhẹ và bền, khó vỡ . Các đồ dùng bằng chất dẻo như : bát , đĩa, xô, chậu, ca, cốc, rất bền và rẻ, nhiều mẫu mã, màu sắc phù hợp . Chúng không đòi hỏi sự bảo quản đặc biệt . Ngày nay chúng ta thấy có rất nhiều sản phẩm bằng chất dẻo trong đời sống hằng ngày . Chúng dần thay thế các sản phẩm bằng gỗ, thủy tinh, vải, kim loại . 4.Môt số đồ dùng làm bằng chất dẻo - Trò chơi: Thi kể tên các đồ dùng làm bằng chất dẻo - Cách tiến hành: + Chia lớp làm 4 nhóm theo tổ . + Phát mỗi nhóm một bảng phụ, một bút lông. + Các nhóm ghi tất cả các đồ dùng bằng chất dẻo vào bảng phụ. + Các nhóm đọc tên các đồ dùng làm bằng chất dẻo mà nhóm mình tìm được , yêu cầu các nhóm khác đếm số đồ dùng - Nhận xét tuyên dương nhóm tìm được nhiều đồ dùng làm bằng chất dẻo. - Hoạt động theo hướng dẫn của Giáo viên . Ví dụ các đồ dùng : chén, cốc, bát, đũa, đĩa, ca, li, lọ hoa, rổ, chậu, hộp, cúc áo, áo mưa, bàn, ghế, dây dù, thước kẻ, chuỗi hạt , - Đọc tên các đồ dùng, kiểm tra số đồ dùng của nhóm bạn . III. Củng cố dặn dò. Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời nhanh các câu hỏi : Chất dẻo có tính chất gì? Tại sao ngày nay các sản phẩm làm ra từ chất dẻo có thể thay thế các sản phẩm làm ra từ vật liệu khác? Nhận xét tiết học, dặn HS về nhà học thuộc bảng thông tin về chất dẻo và mỗi học sinh chuẩn bị 1 miếng vải nhỏ .

File đính kèm:

  • doc31.Khoa học Ti↑́t 31 CHᅡ́T DẺO.doc
Giáo án liên quan