Giáo án Khoa học khối 5, kì I - Tiết 29: Thủy tinh

A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :

 Sau bài học, học sinh biết:

 Nhận biết được các đồ vật làm bằng thủy tinh.

 Phát hiện được tính chất và công dụng của thủy tinh thông thường.

 Nêu được tính chất và công dụng của thủy tinh chất lượng cao.

 Biết cách bảo quản những đồ dùng bằng thủy tinh.

B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 Hình minh hoạ trang 60, 61 SGK.

 Một vài li, cốc, bình hoa bằng thủy tinh.

 Phiếu học tập.

 Giấy khổ to, bút dạ.

 

doc4 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 618 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Khoa học khối 5, kì I - Tiết 29: Thủy tinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOA HỌC THỦY TINH š&› A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : Sau bài học, học sinh biết: Nhận biết được các đồ vật làm bằng thủy tinh. Phát hiện được tính chất và công dụng của thủy tinh thông thường. Nêu được tính chất và công dụng của thủy tinh chất lượng cao. Biết cách bảo quản những đồ dùng bằng thủy tinh. B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Hình minh hoạ trang 60, 61 SGK. Một vài li, cốc, bình hoa bằng thủy tinh. Phiếu học tập. Giấy khổ to, bút dạ. C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : Hoạt động dạy Hoạt động học I. Kiểm tra bài cũ : - Gọi học sinh lên bảng trả lời các câu hỏi về nội dung bài trước . - Nhận xét, cho điểm học sinh . - 2 học sinh lên bảng trả lời các câu hỏi + Em hãy nêu tính chất và cách bảo quản xi măng ? + Xi măng có những ích lợi gì trong đời sống ? II. Bài mới. 1. Giới thiệu bài. - Giáo viên đưa ra 1 chiếc lọ thủy tinh và giới thiệu bài : Đây là chiếc lọ thủy tinh . Có những loại thủy tinh nào ? Chúng có những tính chất gì ? Bài học hôm nay sẽ cho chúng ta câu trả lời . - Học sinh lắng nghe để xác định nhiệm vụ của tiết học . 2.Những đồ dùng làm bằng thủy tinh. Mục tiêu: HS kể tên được một số đồ dùng làm bằng thủy tinh . * GV cho HS xem tranh, ảnh và giới thiệu một số đồ vật được làm từ thủy tinh. * GV phát phiếu học tập hướng dẫn HS thảo luận theo nhóm đôi nội dung sau. - Hãy kể tên các đồ dùng bằng thủy tinh mà em biết? - Giáo viên ghi nhanh tên các đồ dùng lên bảng . Gợi ý học sinh có thể nhìn vào hình minh họa trong SGK . - Dựa vào những kinh nghiệm thực tế đã sử dụng đồ thủy tinh, em thấy thủy tinh có tính chất gì? - Tay cầm một chiếc cốc thủy tinh và hỏi : Nếu cô thả chiếc cốc thủy tinh này xuống sàn nhà thì điều gì sẽ xảy ra ? - GV kết luận :Thủy tinh trong suốt, cứng nhưng dễ giòn, dễ vỡ. Chúng thường được dùng để sản xuất chai, lọ, li, cốc, bóng đèn, kính đeo mắt, kính xây dựng - Nối tiếp nhau kể : các đồ dùng người thủy tinh : bóng điện, ống đựng thuốc tiêm, chai, lọ. Li, cốc, chén, bát, đĩa, nồi nấu, kính cửa sổ, lọ đựng, màn hình ti vi , . - Học sinh trả lời theo kinh nghiệm bản thân . + Thủy tinh trong suốt hoặc có màu, rất dễ vỡ, không bị gỉ . + Nếu thả chiếc cốc thủy tinh này xuống sàn nhà thì chiếc cốc sẽ bị vỡ thành nhiều mảnh . Vì chiếc cốc bằng thủy tinh khi va chạm với nền nhà rắn sẽ bị vỡ . - Lắng nghe . 3.Các loại thủy tinh và tính chất của chúng. Mục tiêu: Phát hiện được tính chất và công dụng của thủy tinh thông thường. - Nêu được tính chất và công dụng của thủy tinh chất lượng cao. - Tổ chức cho học sinh hoạt động trong nhóm như sau : + GV phát cho từng nhóm một số dụng cụ: 1 bóng đèn. 1 lọ hoa bằng thủy tinh chất lượng cao. Giấy khổ to, bút dạ + GV hướng dẫn HS quan sát vật thật, đọc thông tin trang 61 SGK. Sau đó xác định vật nào là thủy tinh thường, vật nào là thủy tinh chất lượng cao và nêu căn cứ xác định . - Giáo viên đi giúp đỡ từng nhóm . -Gợi ý : Học sinh chia giấy thành 2 cột , chỉ ghi vắn tắt các căn cưa hoặc tính chất bằng các gạch đầu dòng . - Gọi nhóm làm xong trước dán phiếu học tập lên bảng , yêu cầu học sinh đọc phiếu hoặc dùng vật thật để thuyết trình. - Nhận xét và khen ngợi những nhóm ghi chép khoa học, trình bày rõ ràng, lưu loát . - Học sinh hoạt động theo nhóm 4 . - Nhận đồ dùng học tập và trao đổi, thảo luận theo yêu cầu . - 1 nhóm học sinh trình bày trước lớp .học sinh các nhóm khác,nhận xét, bổ sung và thống nhất ý kiến như sau : Thủy tinh thường Thủy tinh chất lượng cao Bóng điện - Trong suốt, không gỉ, cứng, dễ vỡ . - Không cháy, không hút ẩm, không bị a xít ăn mòn Lọ hoa, dụng cụ thí nghệm - Rất trong. - Chịu được nóng , lạnh. - Bền, khó vỡ . - Sau thời gian thảo luận các nhóm trình bày kết quả thảo luận - Lớp nhận xét bổ sung. - GV yêu cầu: Hãy kể tên những đồ dùng được làm bằng thủy tinh thường và thủy tinh chất lượng cao.? + HS tiếp nối nhau kể tên, GV ghi bảng. - Nối tiếp nhau kể tên : + Những đồ dùng làm bằng thủy tinh thường : cốc, chén, mắt kính, chai, lọ. Ống đựng thuốc tiêm, cửa sổ, đồ lưu niệm. + Những đồ dùng làm bằng thủy tinh chất lượng cao : Chai, lọ trong phòng thí nghiệm . đồ dùng y tế, kính xây dựng, kính của máy ảnh, ống nhòm, nồi nấu trong lò vi sóng, bát đĩa hấp thức ăn trong lò vi sóng, ly, cốc lọ hoa, * GV kết luận : Thủy tinh được chế tạo từ cát trắng, đá vôi và một số chất khác. Thủy tinh thường trong suốt, không gỉ, cứng nhưng rất dễ vỡ , không cháy , không hút ẩm, không bị a xít ăn mòn. Loại thủy tinh chất lượng cao rất trong, chịu được nóng lạnh, bền, khó vỡ được dùng để làm các đồ dùng và dụng cụ dùng trong y tế, phòng thí nghiệm, những dụng cụ quang học chất lượng cao, một số đồ dùng nhà bếp . - Giáo viên hỏi tiếp : Em có biết người ta chế tạo thủy tinh bằng cách nào không ? - Giáo viên giảng : Người ta nung cát trắng với các chất khác cho chảy ra rồi để nguội. Khi thủy tinh còn ở dạng nóng chảy thì có thể chế tạo ra các đồ vật bằng những cách : thổi, ép khuôn, kéo . 4. Cách bảo quản đồ dùng bằng thủy tinh . Mục tiêu: HS biết cách bảo quản đồ dùng bằng thủy tinh - GV nêu vấn đề: Đồ dùng bằng thủy tinh dễ vỡ, vậy chúng ta có những cách nào để bảo quản đồ thủy tinh? - Nhận xét câu trả lời của học sinh . - Học sinh nêu theo hiểu biết : Người ta nung cát trắng với các chất khác cho chảy rồi thổi thành các hình dạng mình muốn . - Lắng nghe . - Học sinh trao đổi ý kiến và trả lời trước lớp : Các các bảo quản đồ dùng bằng thủy tinh : Để nơi chắc chắn . Không va đập đồ dùng thủy tinh vào các vật rắn. Dùng đồ thủy tinh xong phải rửa sạch , để nơi chắc chắn, tránh va đập, rơi vỡ . Phải cẩn thận khi sử dụng . III. Củng cố dặn dò. Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời nhanh các câu hỏi : Thủy tinh gồm những đồ dùng nào? Thủy tinh có tính chất gì? Nhận xét câu trả lời của HS. Nhận xét tiết học, dặn về nhà học bài và chuẩn bị bài sau : Cao su.mỗi nhóm mang đến lớp một quả bóng cao su hoặc 1 đoạn dây chun.

File đính kèm:

  • doc29.Khoa học Ti↑́t 29 THỦY TINH.doc
Giáo án liên quan