Giáo án Khoa học khối 5, kì I - Tiết 27: Gốm xây dựng: Gạch, ngói

A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :

* Sau bài học, HS biết:

 Kể tên được một số đồ gốm.

 Phân biệt gạch, ngói với các loại đồ sành sứ.

 Kể tên một số loại gạch, ngói và công dụng của chúng.

 Làm thí nghiệm để phát hiện ra một số tính chất của gạch, ngói.

B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 Hình minh hoạ trang 56, 57 SGK.

 Sưu tầm thông tin và tranh ảnh về đồ gốm nói chung và gốm xây dựng nói riêng.

 Một vài viên gạch, ngói khô, chậu nước.

 Phiếu học tập.

 

doc4 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 1004 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Khoa học khối 5, kì I - Tiết 27: Gốm xây dựng: Gạch, ngói, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOA HỌC GỐM XÂY DỰNG: GẠCH , NGÓI š&› A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : * Sau bài học, HS biết: Kể tên được một số đồ gốm. Phân biệt gạch, ngói với các loại đồ sành sứ. Kể tên một số loại gạch, ngói và công dụng của chúng. Làm thí nghiệm để phát hiện ra một số tính chất của gạch, ngói. B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Hình minh hoạ trang 56, 57 SGK. Sưu tầm thông tin và tranh ảnh về đồ gốm nói chung và gốm xây dựng nói riêng. Một vài viên gạch, ngói khô, chậu nước. Phiếu học tập. C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : Hoạt động dạy Hoạt động học I. Kiểm tra bài cũ : - Gọi học sinh lên bảng trả lời các câu hỏi về nội dung bài trước . - Nhận xét, cho điểm từng học sinh - 3 học sinh lên bảng trả lời các câu hỏi : + Làm thế nào để biết được một hòn đá có phải là đá vôi hay không? + Đá vôi có tính chất gì? + Đá vôi có ích lợi gì? II. Bài mới. 1.Giới thiệu bài - Giáo viên đưa ra 2 lọ hoa ( 1 bằng sứ, 1 bằng thủy tinh )và Hỏi Học sinh : Chúng được làm từ vật liệu gì ? - Giới thiệu : Giơ chiếc lọ bằng sứ : Đây là chiếc lọ hoa thực chất làm bằng vật liệu gì . Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về gốm xây dựng , gạch ngói. - Quan sát và trả lời . + Chúng được làm từ đất nung, gốm, sành, thủy tinh, - Học sinh lắng nghe để xác định nhiệm vụ của tiết học . 2. Một số đồ gốm. Mục tiêu : HS kể tên được một số đồ gốm. - GV cho HS xem tranh, ảnh và giới thiệu một số đồ vật được làm từ đất sét nung không tráng men hoặc có tráng men. - GV phát phiếu học tập hướng dẫn HS thảo luận theo nhóm đôi nội dung sau. + Hãy kể tên các đồ gốm mà em biết. + Tất cả các đồ gốm đều được làm từ gì ? * GV kết luận : Tất cả các loại đồ gốm đều được làm từ đất sét . Đồ sành sứ mà chúng ta biết là những đồ gốm được tráng men, chạm khắc những văn hoa tinh xảo lên đó nên trông chúng rất khác lạ . Đặc biệt còn có những đồ gốm được làm bằng đất sét trắng một cách tinh xảo . + GV hỏi: Khi xây nhà chúng ta cần phải có những nguyên vật liệu gì? - Sau thời gian thảo luận các nhóm báo cáo kết quả thảo luận - Lớp nhận xét bổ sung . - Kết luận : Gạch, ngói là gốm xây dựng . Chúng ta hãy tìm hiểu có những loại gạch ngói nào? Cách làm gạch ngói như thế nào ? trong phần sau . - Lắng nghe . - Nối tiếp nhau kể tên : + Lọ hoa, bát, đĩa, ấm, chén, khay đựng hoa quả, tượng, lọ lục bình, một số đồ lưu niệm, hình các con thú, + Tất cả các đồ gốm đều được làm từ đất sét . - Học sinh trả lời theo hiểu biết của bản thân : Khi xây nhà cần có : xi măng, gạch, ngói,sắt thép, 3. Một số loại gạch ngói và cách làm gạch, ngói Mục tiêu: Phân biệt gạch, ngói với các loại đồ sành sứ. - Tổ chức cho học sinh hoạt động theo nhóm : - GV hướng dẫn HS quan sát trang 56, 57 SGK thảo luận nhóm hoàn thành phiếu bài tập sau : + Kể tên một số loại gạch, ngói và công dụng của chúng. - Sau thời gian thảo luận các nhóm trình bày kết quả thảo luận - Lớp nhận xét bổ sung thống nhất ý kiến để tạo thành phiếu hoàn chỉnh sau : - 4 học sinh ngồi 2 bàn trên dưới tạo thành nhóm cùng trao đổi, thảo luận. - Mỗi nhóm cử đại diện trình bày kết quả thảo luận , mỗi nhóm chỉ trình bày 1 hình . Các nhóm khác theo dõi, bổ sung, thống nhất ý kiến : Phiếu bài tập Bài: Gốm xây dựng: gạch , ngói. Nhóm: Hình Tên vật liệu Công dụng 1 Gạch xây - Dùng xây tường. 2a 2b 2c Gạch lát Gạch ốp lát Gạch ốp - Lát sân hoặc bậc thềm, hành lang, vỉa hè. - Lát sân, nền nhà, hoặc ốp tường. - Dùng để ốp tường . 4a Ngói âm - dương - Dùng để lợp mái nhà ở hình 6 . 4c Ngói hài - Dùng để lợp mái nhà ở hình 5 . - Giáo viên giảng cho học sinh nghe cách lợp ngói hài và ngói âm - dương : Các viên ngói được xếp chồng lên nhau theo thứ tự từ dưới lên trên . - Giáo viên yêu cầu học sinh liên hệ thực tế : + Trong khu em ở có nhà nào được lợp bằng ngói không ? Được lợp bằng loại ngói nào ? + Trong lớp có em nào biết quy trình làm gạch ngói như thế nào ? - Lắng nghe . - Học sinh nối tiếp nhau trả lời theo cách hiểu của mình . + Ở gần nhà em có một ngôi chùa mái lợp bằng ngói hài . + Ở phố em có một ngôi đình mái được lợp bằng ngói âm – dương . + Nhà ông nội em là kiểu nhà cổ , mái được lợp bằng ngói hài . + Gần nhà em có một ngoi nhà mái được lợp bằng ngói tây . - Gạch, ngói được làm từ đất sét : Đất được trộn với nước cho dẻo, nhào thật kĩ, cho vào máy ép khuôn, để khô rồi cho vào lò nung ở nhiệt độ cao . - GV kết luận: Có nhiều loại gạch ngói . Gạch dùng để xây tường , lát vỉa hè, lát sân, lát sàn nhà. Ngói dùng để lợp nhà. Việc làm gạch ngói rất vất vả . Người ta lấy đất sét trộn với nước nhào thật kĩ rồi cho vào khuôn đóng gạch ( ngói ) thành viên, sau đó khơi khô rồi cho vào lò nung ở nhiệt độ cao . Ngày nay , khoa học phát triển , việc đóng gạch ( ngói ) được cơ khí hóa. Trong các nhà máy sản xuất gạch ngói nhiều việc được làm bằng máy . Thậm chí tự động hoàn toàn . 4 Tính chất của gạch, ngói. Mục tiêu: HS làm thí nghiệm để phát hiện ra một số tính chất của gạch, ngói. * Thí nghiệm 1 : - GV cầm một mảnh ngói trên tay và hỏi: Nếu cô buông tay khỏi mảnh ngói thì chuyện gì sẽ xảy ra? Tại sao lại như vậy? - GV cùng HS làm thí nghiệm 1: + Thí nghiệm này chứng tỏ điều gì? - Qua các thí nghiệm trên, em có nhận xét gì về tính chất của gạch - ngói? * Thí nghiệm 2 : - Chia học sinh thành nhóm 4 học sinh . - Phát cho mỗi nhóm 1 mảnh gạch, ngói khô, một bát nước . - Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm : Thả miếng gạch – ngói vào bát nước . Quan sát hiện tượng xảy ra và giải thích hiện tượng đó . - Gọi 1 nhóm lên trình bày thí nghiệm, yêu cầu các nhóm khác quan sát và bổ sung ý kiến . - Giáo viên hỏi khi học sinh trình bày xong : + Thí nghiệm này chứng tỏ điều gì ? + Em có nhớ thí nghiệm này chúng ta học ở bài học nào không ? - Qua 2 thí nghiệm các em có nhận xét gì về tính chất của gạch – ngói ? - GV kết luận: Gạch, ngói thường xốp, có nhiều lỗ nhỏ li ti chứa không khí và dễ vỡ nên khi vận chuyển phải lưu ý. - Học sinh nêu câu trả lời : + Miếng ngói sẽ vỡ thành nhiều mảnh. Vì ngói được làm từ đất sét đã được nung chín nên chúng rất giòn . - Ngói rất dễ vỡ khi bị rơi, va đập, - Gạch ngói giòn, dễ vỡ . - Làm thí nghiệm, quan sát, ghi lại hiện tượng . - 1 nhóm trình bày thí nghiệm, các nhóm khác bổ sung ý kiến và đi đến thống nhất : + Khi thả mảnh gạch- ngói vào bát nước ta thấy có nhiều bọt khí li ti nổi lên từ mảng gạch – ngói đó nổi lên mặt nước . Có hiện tượng trên là do đất sét không ép chặt ,có nhiều lỗ hổng nhỏ, nước tràn vào các lỗ nhỏ đẩy không khí ra tạo thành các bọt khí . - Học sinh trả lời : + Thí nghiệm chứng tỏ trong gạch ngói có nhiều lỗ nhỏ li ti . + Thí nghiệm này đã làm ở bài không khí có ở quanh ta trong chương trình Khoa học lớp 4 . + Gạch, ngói xốp, giòn, dễ vỡ . III. Củng cố dặn dò. Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời nhanh các câu hỏi : Đồ gốm gồm những đồ dùng nào? Gạch, ngói có tính chất gì ? Nhận xét câu trả lời của HS. Nhận xét tiết học, dặn học sinh về nhà học thuộc mục Bạn cần biết , ghi vào vở và chuẩn bị bài sau : Xi măng .

File đính kèm:

  • doc27.Khoa học Gᅯ́M XᅡY DỰNG GẠCH , NGÓI.doc