A.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
Sau bài học, học sinh có khả năng :
Quan sát và phát hiện 1 vài tính chất của đồng .
Nêu 1 số tính chất của đồng và hợp kim của đồng .
Kể tên 1 số dụng cụ , máy móc được làm bằng đồng và hợp kim của đồng .
Nêu cách bảo quản đồ dùng bằng đồng và hợp kim của đồng .
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- 1 vài đoạn dây đồng ngắn .
- Phiếu học tập ghi sẵn bảng so sánh về tính chất giữa đồng và hợp kim của đồng như sách giáo khoa .
3 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 648 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Khoa học khối 5, kì I - Tiết 24: Đồng và hợp kim của đồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOA HỌC
ĐỒNG VÀ HỢP KIM CỦA ĐỒNG
&
A.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
Sau bài học, học sinh có khả năng :
Quan sát và phát hiện 1 vài tính chất của đồng .
Nêu 1 số tính chất của đồng và hợp kim của đồng .
Kể tên 1 số dụng cụ , máy móc được làm bằng đồng và hợp kim của đồng .
Nêu cách bảo quản đồ dùng bằng đồng và hợp kim của đồng .
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
1 vài đoạn dây đồng ngắn .
Phiếu học tập ghi sẵn bảng so sánh về tính chất giữa đồng và hợp kim của đồng như sách giáo khoa .
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I. Kiểm tra bài cũ :
- Gọi học sinh lên bảng trả lời các câu hỏi về nội dung bài trước .
- Giáo viên nhận xét, đánh giá .
- 3 học sinh lên bảng lần lượt trả lời các câu hỏi :
- Nêu nguồn gốc , tính chất của sắt ?
- Hợp kim của sắt là gì ? Chúng có những tính chất nào ?
- Nêu ứng dụng của gang , thép trong đời sống ?
II. Bài mới :
1. Giới thiệu
- Giáo viên đưa ra sợi dây đồng và hỏi : + Đây là vật dụng gì ?
+ Tại sao em biết đây là sợi dây đồng ?
- Giới thiệu : Đây là sợi dây đồng . Đồng có nguồn gốc từ đâu ? Nó có tính chất gì Nó có ứng dụng gì trong cuộc sống ? Các em sẽ tìm được câu trả lời trong bài học hôm nay .
- Quan sát và trả lời :
+ Đây là sợi dây đồng .
+ Nó có màu đỏ .
- Học sinh nghe để xác định nhiệm vụ của tiết học .
2. Tính chất của đồng :
- Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm .
- Giáo viên cho mỗi nhóm 1 sợi dây đồng và yêu cầu học sinh quan sát và cho biết :
+ Màu sắc của sợi dây đồng .
+ Độ sáng của sợi dây đồng .
+ Tính cứng và dẻo của sợi dây đồng .
- Gọi nhóm thảo luận xong trước phát biểu ; Yêu cầu các nhóm khác nhận xét , bổ sung .
- Giáo viên kết luận : Sợi dây đồng có màu đỏ nâu, có ánh kim, dẻo, dễ dát mỏng, có thể uốn thành nhiều hình dạng khác nhau .
- Đồng có nguồn gốc từ đâu ? Hợp kim đồng có tính chất gì ? chúng ta sẽ được biết trong phần 3 của tiết học này .
- 4 học sinh ngồi 2 bàn trên dưới tọa thành nhóm, cùng quan sát và nêu ý kiến của mình sau đó thống nhất ghi vào phiếu của nhóm .
- 1 nhóm phát biểu ý kiến, các nhóm khác bổ sung ý kiến và đi đến thống nhất : Sợi dây đồng có màu đỏ nâu, có ánh kim, dẻo, dễ dát mỏng, có thể uốn thành nhiều hình dạng khác nhau .
3. Nguồn gốc, so sánh tính chất của đồng và hợp kim của đồng :
- Chia lớp thành 4 nhóm, phát phiếu học tập cho học sinh. Yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa và hình thành bảng so sánh .
- Gọi nhóm xong trước dán lên bảng và trình bày . Các nhóm khác nhận xét, bổ sung .
- Giáo viên nhận xét, kết luận :
- Hoạt động trong nhóm, cùng đọc SGK và hoàn thành bảng so sánh .
- 1 nhóm báo cáo kết quả thảo luận trước lớp , các nhóm khác bổ sung và đi đến thống nhất .
PHIẾU HỌC TẬP
Bài : Hợp kim của đồng
Đồng
Hợp kim của đồng
Đồng thiếc
Đồng kẽm
Tính chất
- Có màu nâu đỏ, có ánh kim.
- Rất bền, dẽ kéo thành sợi, có thể dập và uốn thành bất kì hình dạng nào.
- Dẫn điện tốt .
- Có màu nâu, có ánh kim, cứng hơn đồng
- Có màu vàng, có ánh kim, cứng hơn đồng .
+ Theo em đồng có ở đâu ?
- Trao đổi và trả lời : Đồng có ở trong tự nhiên và có trong quặng đồng .
- Giáo viên kết luận : Đồng là kim loại được con người tìm ra và sử dụng sớm nhất , Người ta đã tìm thấy đồng trong tự nhiên nhưng phần lớn đồng được chế tạo từ quặng đồng . Đồng có nhiều ưu điểm hơn những kim loại khác là rất bền, dễ dát mỏng, dễ kéo thành sợi và uốn thành bất kì hình dạng nào. Đồng có màu nâu đỏ, có ánh kim, dẫn điện tốt .Hợp kim của đồng với thiếc có màu nâu, với kẽm ( đồng thau ) có màu vàng. Hợp kim của đồng cúng có ánh kim nhưng cứng hơn đồng .
4. Một số đồ dùng được làm bằng đồng và hợp kim của đồng, cách bảo quản các đồ dùng đó:
- Học sinh thảo luận nhóm đôi . Yêu cầu học sinh quan sát hình minh hoạ và cho biết :
+ Tên đồ dùng đó là gì ?
+ Đồ dùng đó được làm bằng vật liệu gì ? Chúng thường thấy ở đâu ?
- Em còn biết những đồ dùng nào khác được làm từ đồng và hợp kim của đồng ? Em thấy gia đình thường bảo quản nó bằng cách nào ?
- Giáo viên khen ngợi học sinh tích cực tham gia xây dựng bài .
- 2 học sinh ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận .
- 5 học sinh nối tiếp nhau trình bày :
+ Hình 1 : Lõi dây điẹn được làm bằng đồng . Đồng dẫn điện và nhiệt tốt .
+ Hình 2 : Đôi hạc, lư hương, bình cổ .Chúng thường được làm bằng đồng . Chúng thường có ở đình, chà, miếu, bảo tàng .
+ Hình 3 : Kèn được làm từ hợp kim của đồng . Kèn thường có mặt ở các ban nhạc . bảo tàng , các dàn nhạc giao hưởng .
+ Hình 4 : Chuông đồng được làm bằng hợp kim đồng . Chúng trhgf có ở đình, chùa,
+ Hình 5 : Cửu đỉnh ở Huế được làm từ hợp kim của đồng .
+ Hình 6 : Mâm đồng được làm từ hợp kim của đồng . Mâm đồng thường có ở các gia đình địa chủ thời xưa, viẹn bảo tàng, những gia đình giàu có .
- Nối tiếp nhau phát biểu :
+ Ở nhà thời họ em có mấy chiếc lư bằng đồng . Em thấy bác trưởng họ thường dùng giẻ ẩm để lau chùi,
+ Nhà ông em có cái mâm đồng . Ông em thường dùng giẻ lau chùi sạch bóng.
+ Chú làng em có mấy pho tượng và chiếc chông bằng đồng . Thỉnh thoảng nhà chùa lại lau chùi, dùng thuốc đánh đồng để cho đồ vật sáng bóng lại .
- Giáo viên kết luận : Đồng là kim loại được sử dụng rộng rãi bởi tính chất mềm dẻo, dễ dát mỏng, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt . Đồng được sử dụng lớn các đồ điện, dây điện, một số bộ phận của ô tô, tàu thủy, Các hợp kim của đồng được sử dụng làm các đồ dùng trong gia đình như nồi, mâm,các nhạc cụ như kèn, cồng , chiêng,Các đồ dùng làm bằng đồng và hợp kim của đồng để ngoài không khí thường bị xỉn mầu hoặc bị ten có màu xanh lục nên thỉnh thoảng chúng ta dùng thuốc đánh đồng để đánh bóng, thường xuyên lau chùi cho đồ vật bằng đồng sáng bóng trở lại và để nơi khô thoáng
III . Củng cố dặn dò :
Đồng và hợp kim của đồng có tính chất gì ?
Đồng và hợp kim của đồng có ứng dụng gì trong đời sống ?
Giáo viên nhận xét câu trả lời của học sinh .
Nhận xét tiết học .
Học sinh về học bài và chuẩn bị bài sau .
File đính kèm:
- 24.Khoa học Đồng v¢ hợp kim của Đồng T5 T12.doc