Giáo án Khoa học khối 5, kì I - Bài 2: Nam hay nữ

A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :

- Phân biệt được nam và nữ dựa vào các đặc điểm sinh học và đặc điểm xã hội .

- Hiểu được sự cần thiết phải thay đổi 1 số quan điểm của xã hội về nam và nữ .

- Luôn có ý thức tôn trọng mọi người cùng giới hoặc khác giới. Đoàn kết yêu thương giúp đỡ mọi người , bạn bè , không phân biệt nam hay nữ

B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

- Các hình minh họa trang 6,7 sách giáo khoa , hình 3,4 phóng to ( nếu có điều kiện ) .

- Giấy khổ A4 , bút dạ .

- Phiếu học tập kẻ sẵn nội dung cho trò chơi “ Ai nhanh-ai đúng ? ”.

- Học sinh chuẩn bị hình vẽ ( đã giao từ tiết trước ) .

- Mô hình người nam và nữ.

C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 1. Hoạt động khởi động

 

doc7 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 1024 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Khoa học khối 5, kì I - Bài 2: Nam hay nữ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gặp tinh trùng thì người nữ có khả năng có thai và sinh ra con. - Giáo viên cho học sinh quan sát hình chụp trứng và tinh trùng trong sách giáo khoa . - Giáo viên yêu cầu : Ngoài những điểm cô đã nêu em hãy cho thêm ví dụ về điểm khác biệt giữa nam và nữ về mặt sinh học . - Học sinh cùng quan sát . - 1 học sinh phát biểu trước lớp . Ví dụ : + Nam : cơ thể thường rắn chắc , khỏe mạnh , cao to hơn nữ . + Nữ : cơ thể thường mềm mại , nhỏ nhắn hơn nam . 3. Hoạt động 2 : Phân biệt các đặc điểm về mặt sinh học và xã hội giữa nam và nữ Hoạt động dạy Hoạt động học - Giáo viên yêu cầu học sinh mở sách giáo khoa và tìm hiểu nội dung trò chơi ‘ Ai nhanh .. Ai đúng  ?’. - Giáo viên hướng dẫn học sinh cách thực hiện trò chơi . Mỗi nhóm sẽ nhận được 1 bộ phiếu và bảng dán tổng hợp . Các em cùng nhau thảo luận để lí giải về từng đặc điểm ghi trong phiếu xem vì sao đó là đặc điểm riêng của nam ( nữ ) hay đặc điểm chung của nam và nữ , sau đó dán vào cột thích hợp trong bảng . Nhóm thắng cuộc là nhóm hoàn thành bảng đúng và nhanh nhất , có lí giải hợp lí về các đặc điểm trong mỗi phiếu . - Học sinh cùng đọc sách giáo khoa . - Học sinh nghe giáo viên hướng dẫn cách chơi sau đó chia nhóm và thực hiện trò chơi Kết quả bảng dán đúng Nam Cả Nam và nữ Nữ - Có râu . - Cơ quan sinh dục tạo ra tinh trùng . - Dịu dàng . - Mạnh mẽ . - Kiên nhẫn . - Tự tin . - Chăm sóc con. - Trụ cột gia đình . - Đá bóng . - Giám đốc. - Làm bếp giỏi . - Thư kí . - Cơ quan sinh dục tạo ra trứng . - Mang thai . - Cho con bú . - Giáo viên cho các nhóm dán kết quả làm việc lên bảng theo thứ tự thời gian hoàn thành 1,2,3 Yêu cầu cả lớp đọc và tìm hiểu điểm khác nhau gặp các nhóm . - Giáo viên cho học sinh các nhóm có ý kiến khác nhau nêu lí do tại sao mình làm vậy ? - Giáo viên thống nhất với học sinh về kết quả dán đúng , sau đó tổ chức cho học sinh thi nói về từng đặc điểm trên . Ví dụ giáo viên hỏi : vì sao em cho rừng chỉ có nam có râu còn nữ thì không ? - Người ta nói dịu dàng là nét duyên của bạn gái , vậy tại sao em lại cho đây là đặc điểm chung của nam và nữ ? - Giáo viên khuyến khích học sinh tự hỏi và đáp , khen ngợi những học sinh có câu hỏi , câu trả lời hay . - Giáo viên tổng kết trò chơi , tuyên dương nhóm thắng cuộc và nêu kết luận : Giữa nam và nữ có những đặc điểm khác nhau về mặt sinh học nhưng lại có rất nhiều đặc điểm chung về xã hội . - Học sinh cả lớp làm việc theo yêu cầu . - Đại diện các nhóm trình bày . - Một số học sinh nêu ý kiến của mình trước lớp . Ví dụ : + Do sự tác động của hoóc- môn sinh dục nam nên đến một độ tuổi nhất định thì ở các bạn nam có râu . - Các bạn nam cũng thể hiện tính dịu dàng khi động viên , giúp đỡ các bạn nữ vì thế đây đâu phải là đặc điểm riêng mà bạn nữ mới có 4. Hoạt động 3 : Vai trò của Nữ Hoạt động dạy Hoạt động học - Giáo viên cho học sinh quan sát hình 4 trang 9 sách giáo khoa và hỏi : Ảnh chụp gì ? Bức ảnh gợi cho em suy nghĩ gì ? - Giáo viên nêu : Như vậy không chỉ nam mà nữ cũng có thể chơi đá bóng . Nữ còn làm được những việc gì khác ? Em hãy nêu vai trò của nữ ở trong lớp , trong trường và địa phương hay ở những nơi khác mà em biết . ( Giáo viên ghi nhanh ý kiến của học sinh lên bảng ) - Giáo viên hỏi : Em có nhận xét gì về vai trò của nữ ? - Học sinh cùng quan sát ảnh , sau đó một vài học sinh nêu ý kiến của mình . Ví dụ : Ảnh chụp các nữ cầu thủ đang đá bong . Điều đó cho thấy bóng đá là môn thể thao mà cả nam và nữ đều chơi được chứ không dành riêng cho phái nam như người người vẫn nghĩ . - Học sinh nối tiếp nhau nêu trước lớp , mỗi học sinh chỉ cần đưa ra 1 ví dụ . + Trong trường : Nữ làm hiệu trưởng , hiệu phó , dạy học , tổng phụ trách + Trong lớp : Nữ làm lớp trưởng , tổ trưởng , chi đội trưởng , lớp phó + Ở địa phương : Nữ làm giám đốc , chủ tịch ủy ban nhân dân , bác sĩ , kĩ sư - Trao đối theo cặp và trả lời câu hỏi : + Phụ nữ có vai trò rất quan trọng trong xã hội . Phụ nữ làm được tất cả những việc mà nam giới làm , đáp ứng được nhu cầu lao động của xã hội . Kết luận : Trong gia đình , ngoài xã hội phụ nữ có vai trò quan trọng không kém nam giới. Vai trò của nam nữ không cố định mà có thể thay đổi . Trong gia đình , phụ nữ làm công việc nội trợ, kiếm tiền, cùng nuôi dậy con cái . Ngày càng có nhiều phụ nữ tham gia vào các công tác xã hội , giữ các chức vuk quan trọngtrg bộ máy lãnh đọa quản lí các nghành, các cấp. Ở mọi lĩnh vực phụ nữ vẫn có thể đạt đến đỉnh cao của con đường vinh quang. - Giáo viên yêu cầu : Hãy kể tên những người phụ nữ tài giỏi thành công trong công việc xã hội mà em biết ? - Nhận xét , khen ngợi những học sinh có hiểu biết về vai trò của phụ nữ . - Học sinh nối tiếp nhau kể tên theo hiểu biết của từng em . Ví dụ : Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình , Ngoại trưởng Mỹ Rice , Tổng thống Philipin, Nhà bác học Ma-ri-qui-ri , Nhà báo Tạ Bích Loan ,.. 5.Hoạt động 4 : Bày tỏ thái độ về một số quan niệm xã hội về nam và nữ Hoạt động dạy Hoạt động học - Giáo viên chia học sinh thành các nhóm nhỏ và yêu cầu : Hãy thảo luận và cho biết em có đồng ý với mỗi ý kiến dưới đây không ? vì sao ? ( Giáo viên ghi vào mỗi phiếu học tập 2 trong 6 ý kiến và giao cho học sinh ) . 1. Công việc nội trợ , chăm sóc con cái là của phụ nữ . 2. Đàn ông là người kiếm tiền nuôi cả gia đình . 3.Đàn ông là trụ cột trong gia đình . Mọi hoạt động trong gia đình đều phải nghe theo đàn ông . 4. Con gái nên học nữ công gia chánh , con trai nên học kĩ thuật . 5. Trong gia đình nhất định phải có con trai . 6. Con gái không nên học nhiều mà chỉ cần nội trợ giỏi . - Giáo viên tổ chức cho học sinh trình bày kết quả thảo luận trước lớp . - Giáo viên nhận xét ,khen ngợi các nhóm có tinh thần học , tham gia xây dựng bài . - Học sinh hoạt động theo nhóm , mỗi nhóm có từ 4-6 học sinh cùng thảo luận và bày tỏ về 2 trong 6 ý kiến . Ví dụ : 1. Công việc nội trợ , chăm sóc con cái không phải là công việc của riêng phụ nữ . Phụ nữ hằng ngày cũng phải đi làm để xây dựng kinh tế gia đình nên nam giới hãy chia sẻ với nữ giới công việc nội trợ, chăm sóc con cái . Chăm sóc con cái còn là thể hiện tình yêu thương của cha mẹ . 2. Đàn ông không phải là người kiếm tiền nuôi cả gia đình , Việc kiếm tiền là trách nhiệm của mọi thành viên trong gia đình . 3. Đàn ông là trụ cột trong gia đình nhưng gia đình không phải do một mình đàn ông làm chủ . Mọi hoạt động trong gia đình phải có sự thống nhất bàn bạc giữa vợ chồng , giữa cha mẹ và con cái . 4. Nghề nghiệp là sự lựa chọn theo sở thích và năng lực của mỗi người . Con gái cũng có thể làm kĩ thuật giỏi , con trai cũng có khả nang trở thành đầu bếp tài giỏi . Vì thế công việc nội trợ và kĩ thuật thì cả con trai và con gái đều nên biết . 5. Trong gia đình nhất định phải có con trai là chưa đúng . Con trai , con gái đều như nhau , cùng được chăm sóc , học hành nuôi dạy , đều có khả năng làm việc như nhau và đều có nghĩa vụ chăm sóc , giúp đỡ cha mẹ . 6. Con gái không nên học nhiều mà chỉ cần nội trợ giỏi là không đúng . Ngày nay , phụ nữ làm rất nhiều công việc quang trọng trong xã hội . con gái cần phải được học hành , tiếp thu những tiến bộ của Khoa học kĩ thuật đáp ứng được sự tiến bộ của xã hội . - Mỗi nhóm cử 1 đại diện bày tỏ thái độ của nhóm mình về 1 ý kiến , các nhóm khác theo dõi và bổ sung ý kiến. 6. Hoạt động 5 : Liên hệ thực tế Hoạt động dạy Hoạt động học - Giáo viên hướng dẫn học sinh liên hệ thực tế : Các em hãy liên hệ trong cuộc sống xung quanh các em có những sự phân biệt đối xử giữa nam và nữ như thế nào ? Sự đối xử đó có gì khác nhau ? Sự khác nhau đó có hợp lí không ? - Gọi học sinh trình bày . Gợi ý học sinh lấy ví dụ trong lớp, trong gia đình , hay những gia đình mà em biết . - 2 học sinh ngồi cùng bàn trao đổi , kể về những sự phân biệt đối xử giữa nam và nữ mà các em biết , sau đó bình luận , nêu ý kiến của mình về các hành động đó. - 3-5 học sinh nối tiếp nhau trình bày . Ví dụ : - Có một lần, Hà mượn Nam quyển truyện . Nam đồng ý cho Hà mượn , Dũng thấy vậy liền nói : Cậu chơi với con gái à ? Con gái là mít ướt , chúa nhõng nhẽo . Tớ chẳng chơi với con gái . Sự phân biệt đối xử như vậy là không đúng . Bạn nam và bạn nữ đều như nhau , phải đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau . - Nhà bác Nga có 2 con , một trai , một gái . Khi đi học về thì con trai được xem ti vi hay chơi bóng đá , con gái phải phụ mẹ nấu cơm , giặt quần áo . Sự phân biệt đối xử đó là không được vì trẻ em đều co quyền vui chơi như nhau và cùng phải có ý thức giupf đỡ cha mẹ những công việc phù hợp với lứa tuổi và khả năng của mình . - Nhà chú Tuấn rất giàu có . Cô Oanh đã sinh 2 con gái , năm ngoái cô lại sinh thêm 1 em trai nữa . Em trai được chiều chuộng nên thường hay bắt nạt chị . Có hôm bé đánh các chị mà cô chú không hề trách mắng bé . Sự phan biệt đối xử đó là không phù hợp . Vì con trai , con gái cũng đều dobố mẹ sinh ra , đều được hưởng tình yêu thương như nhau . - Kết luận : Ngày xưa , có những quan niệm sai lầm về nam và nữ trong xã hội như : con gái không được đi học , tham gia thi cử , ra trận ,ăn cơm không được ngồi mâm trên , Những quan niệm đó dần được xóa bỏ . Nhưng ngày nay cũng vẫn còn một số quan niệm về xã hội chưa phù hợp như : Trong gia đình phải có con trai , con gái không nên học nhiều . Quan niệm này vẫn còn ở một nông thôn , vùng sâu ,vùng xa . Những quan niệm này tạo ra những hạn chế nhất định đối với cả nam và nữ . Các em có thể góp phần tạo nên sự thay đổi quan niệm này bằng cách bày tỏ quan điểm của mình và đối xử công bằng không phân biệt nam và nữ . - Học sinh lắng nghe . 7. Hoạt động kết thúc Hoạt động dạy Hoạt động học - Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời nhanh các câu hỏi : + Nam giới và nữ giới có những điểm khác biệt nào về sinh học ? + Tại sao không nên có sự phan biệt đối xử giữa nam và nữ ? - Học sinh nối tiếp nhau trả lời trước lớp. - Giáo viên nhận xét câu trả lời của học sinh . - Khen ngợi những học sinh thuộc bài ngay tại lớp. - Dặn học sinh về nhà học thuộc mục bạn càn biết ( trang 7 ,trang 9 sách giáo khoa ) và chuẩn bị bài sau .

File đính kèm:

  • doc2.KHOA HỌC nam hay nữ thứ 5 t1.doc