I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Sau bài học, HS có khả năng :
1. Kiến thức: Xác định quả trình phát triển của ếch. Nêu đặc điểm về sự sinh sản của ếch.
2. Kĩ năng: Vận dụng kiến thức vẽ sơ đồ về sự phát triển của ếch.
3. Thái độ: Nêu cao tính tự giác trong học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Hình trang 116, 117SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
3 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 590 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Khoa học khối 5 - Bài 57, 58, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khoa học
Bài 57 : sự sinh sản của ếch.
I. Mục đích yêu cầu:
Sau bài học, HS có khả năng :
1. Kiến thức: Xác định quả trình phát triển của ếch. Nêu đặc điểm về sự sinh sản của ếch.
2. Kĩ năng: Vận dụng kiến thức vẽ sơ đồ về sự phát triển của ếch.
3. Thái độ: Nêu cao tính tự giác trong học tập.
II. Đồ dùng dạy - học
- Hình trang 116, 117SGK.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ.
- Nêu chu trình sinh sản và phát triển của ruồi và rán?
2. Bài mới.
HĐ1. Giới thiệu bài.
HĐ2 . Tìm hiểu sự sinh sản cảu ếch.
* Mục tiêu: HS nêu được đặc điểm sinh sản của ếch.
* Cách tiến hành.:
Bước 1: Làm việc theo cặp đôi.
HS đọc thông tin SGK và thảo luận cặp đôi .
- ếch thường đẻ trứng vào mùa nào?
- ếch đẻ trừng ở đâu?
- Trứng ếch nở thành gì?
- Hãy chỉ vào từng hình mô tả sự phát triển của nòng nọc?
- Nòng nọc sống ở đâu? ếch sống ở đâu?
Bước 2 : Làm việc cả lớp.
Các nnhóm trìng bầy kết quả thảo luận.
- Bạn thường nghe tiếng ếch kêu khi nào?
- Tại sao chỉ những bạn sống gần ao hồ mới nghe được tiếng ếch kêu?
- Nòng nọc con có hình dạng như thế nào?
- Khi đã lớn, nòng nọc mọc chân nào chước, chân nào sau?
- ếch khác nòng nọc ở chỗ nào?
- Em quan sát các hình SGK và nêu nội dung của từng hình?
* GV kết luận: - Là động vật đẻ trứng. Trong quá trình phát triển, con ếch vừa trải qua đời sống dưới nước, vừa trải qua đời sống trên cạn.
HĐ3: Vẽ sơ đồ chu trình sinh sản của ếch.
* Mục tiêu: HS vẽ được sơ đồ và nói về chu trình sinh sản của ếch.
* Cách tiến hành:
Bước 1. Làm việc các nhân..
- Từng HS tự vẽ sơ đồ chu trình sinh sản của ếch vào vở.
- GV qua sát giúp HS còn chậm.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- HS lên bảng vẽ và trình bầy chu trình sinh sản của ếch.
- HS – GV nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét chung tiết học.
- Một số HS nêu.
2 HS đọc thông tin trong SGK.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm quan sát và thảo luận nội dung bài.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
- HS trả lời.
- HS nêu nội dung tương ứng từng hình trong SGK.
- HS vẽ sơ đồ.
- HS vẽ và trình bầy chu trình sinh sản củ ếch.
Khoa học
Bài 57 : Sự sinh sản và nuôi con của chim.
I. Mục đích yêu cầu:
Sau bài học, HS có khả năng :
1. Kiến thức: Hình thành biểu tượng về sự phát triển phôi thai của chim trong quả trứng.
2. Kĩ năng: Vận dụng kiến thức trình bầy về sự sinh sản và phát triển của chim.
3. Thái độ: Nêu cao tính tự giác trong học tập, yêu thích và biết cách chăm sóc chim và các động vật khác.
II. Đồ dùng dạy - học
- Hình trang 118, 119SGK.
III. Hoạt động dạy học .
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ.
- Nêu chu trình sinh sản và phát triển của ếch?
2. Bài mới.
HĐ1. Giới thiệu bài.
HĐ2 . Quan sát.
* Mục tiêu: Hình thành cho HS về sự phát triển phôi thai của chim trong quả trứng.
* Cách tiến hành.:
Bước 1: Làm việc theo cặp đôi.
2 HS ngồi cạnh nhau dựa vào câu hỏi SGK và thảo luận cặp đôi .
- So sánh, tìm ra sự khác nhau giữa các quả trứng trong hình 2.
- Bạn nhìn tháy bộ phận nào của con gà trong các hình 2b,2c và 2d?
- Hãy chỉ và hình 2a: Đâu là lòng đỏ, đâu là lòng trắng của quả trứng?
- So sánh quả trứng hình 2a và hình 2b, quả nào có thời gia ấp nâu hơn? Tại sao?
Bước 2 : Làm việc cả lớp.
- Các cặp trình bầy kết quả thảo luận.
- Các nhóm khác theo dõi và nhận xét.
* GV kết luận: - Trứng gà ( hoặc trứng chim) đã được thụ tinh và tạo thành hợp tử. Nếu được ấp, hợp tử sẽ phát triển thành phôi ( Phần lòng đỏ cung cấp chất dinh dưỡng cho phôi thai phát triển thành gà con ( hoặc chim non..) .
- Trứng gà cần ấp trong khoảng 21 ngày sẽ nở thành gà con?
HĐ3: Thảo luận.
* Mục tiêu: HS nói được về sự nuôi con của chim.
* Cách tiến hành:
Bước 1. Làm việc theo nhóm .
- Nhóm trưởng điêu khiển nhóm mình quan sát các hình trang 119 SGK và thảo luận câu hỏi:
Bạn có nhận xét gì về những con chin non, gà con mới nở. Chúng đã kiếm mồi được chưa? Tại sao?
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Đại diện nhóm lên báo cáo kết quả thảo luận.
- HS – GV nhận xét.
* Kết luận: Hầu hết chim non mới nở đều yếu ớt, chưa thể tự kiếm mồi được ngay. Chim bố và chim mẹ thay nhau đi kiếm mồi về nuôi chúng cho đền khi chúng tự đi kiếm mồi được.
3. Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét chung tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau “ Sự sinh sản của thú ”.
- Một số HS nêu.
- Các cặp chao đổi và thảo luận nội dung bài.
- Đại diện các cặp báo cáo kết quả thảo luận.
- HS trả lời.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm thảo luận
- đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
File đính kèm:
- KHOA BAI 57-58.doc