Giáo án Khoa học khối 5 - Bài 1 đến bài 10

I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.

- Sau bài học HS có thể nhận ra mỗi trẻ em đều do bố, mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống với bố mẹ của mình.

- Nêu được ý nghĩa của sự sinh sản.

- Giáo dục HS biết yêu thương, kính trọng những người thân trong gia đình.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- ảnh 1 số em bé và ảnh của bố mẹ em bé để chơi trò chơi "Bé là con ai."

-Hình trang 4,5 SGK.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC.

 

doc11 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 686 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Khoa học khối 5 - Bài 1 đến bài 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra bài cũ. Tại sao nói tuổi dậy thì có tầm quan trọng đối với cuộc đời mỗi con người? 2. Bài mới. HĐ1. Giới thiệu bài. Nêu mục đích yêu cầu của giờ học. HĐ2. làm việc với SGK. * Mục tiêu: HS nêu được một số đặc điểm chung của tuổi vị thành niên, tuổi trưởng thành và tuổi già. * Cách tiến hành. Bước 1: Giao nhiệm vụ và hướng dẫn. -Y/c đọc các thông tin Trang 16, 17 SGK và thảo luận theo nhóm về đặc điểm nổi bật của từng giai đoạn lứa tuổi. Thư kí ghi ý kiến vào bảng sau. Giai đoạn đặc điểm nổi bật. Tuổi vị thành niên Tuổi trưởng thành. Tuổi già. Bước 2: HS làm việc nhóm theo hướng dẫn của GV. Bước 3: Làm việc cả lớp. HĐ3: Trò chơi "Ai " họ đang ở vào giai đoạn nào của cuộc đời?. * Mục tiêu: Củng cố cho HS hiểu biết về tuổi vị thành niên , tuổi trưởng thành, tuổi già. * Cách tiến hành: Bước 1: Y/c HS quan sát theo nhóm từng bức ảnh GV đã phát cho và xác định xem người trong ảnh ở vào giai đoạn nào của cuộc đời và nêu đặc điểm của giai đoạn đó. Bước 2: Y/c làm việc theo nhóm.( 4nhóm) Bước 3: Làm việc cả lớp. - GV và HS cùng nhận xét đánh giá tuyên dương nhóm làm tốt. -GV chốt lại kiến thức đã học theo SGK. 3. Củng cố, dặn dò. -Y/c cả lớp trả lời câu hỏi: -Bạn đang ở vào giai đoạn nào của cuộc đời? -Biết được chúng ta đang ở giai đoạn nào của cuộc đời thì có lợi gì? -GV nhận xét chung giờ học. -Dặn HS chuẩn bị bài sau. 2-3 HS trả lời. - HS cùng quan sát thảo luận theo nhóm và tìm lời giải đáp. -HS đại diện nhóm lên treo bài trên bảng và trình bày.các nhóm khác BS. -HS làm việc theo nhóm sau đó đại diện trình bày. -HS trả lời cá nhân, lớp nhận xét bổ sung. khoa học. Bài 8.Vệ sinh ở tuổi dậy thì I/ Mục đích yêu cầu. Sau bài học HS có khả năng: - Nêu những việc nên làm để giữ vệ sinh cơ thể ở tuổi dậy thì. - Xác định những việc nên và không nên làm để bảo vệ sức khỏe ở tuổi dậy thì. -có ý thức, tự giác trong việc giữ gìn vệ sinh. II/ Đồ dùng dạy học. -Hình trang 18,19 SGK. -Các phiếu ghi một số thông tin về những việc nên làm để bảo vệ sức khỏe ở tuổi dậy thì - Mỗi HS chuẩn bị 1 thẻ từ 1 mặt ghi chữ Đ( đúng), mặt kia ghi chữ S( sai). III/ Các hoạt động dạy- học. HĐcủa GV HĐ của HS 1. Kiểm tra bài cũ. - Nêu đặc điểm của giai đoạn lứa tuổi vị thành niên, tuổi trưởng thành, tuổi già. 2. Bài mới. HĐ1. Giới thiệu bài. Nêu mục đích yêu cầu của giờ học. HĐ2. động não. * Mục tiêu: HS nêu được những việc nên làm của tuổi dậy thì. * Cách tiến hành. Bước 1: GV giảng về đặc điểm của tuổi dậy thì và nêu vấn đề: ở tuổi dậy thì chúng ta nên làm gì để giữ cho cơ thể luôn sạch sẽ thơm tho, và tránh bị mụn "trứng cá " Bước 2 : GV sử dụng phương pháp động não và Y/c HS trong lớp đưa ra ý kiến cho câu hỏi nêu trên. - GV ghi lại và yêu cầu HS nêu tác dụng của từng việc làm đã kể trên. Bước 3: Làm việc cả lớp.GV và HS cùng chốt lại như mục bóng đèn và nhắc nhở HS thực hiện cho tốt. HĐ3:Quan sát tranh và thảo luận. * Mục tiêu: HS xác định được những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ sức khỏe về thể chất và tinh thần * Cách tiến hành: Bước 1: Y/c HS quan sát theo nhóm lần lượt các hình 4,5,6,7 trang 19 và trả lời các câu sau: + Chỉ và nói nội dung của từng hình. + Nêu những việc nên và không nên để bảo vệ sức khỏe về thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì. Bước 2: Y/c làm việc cả lớp. -GV và HS cùng nhận xét đánh giá tuyên dương nhóm làm tốt. Bước 3: GV chốt lại kiến thức mà HS cần ghi nhớ. 3. Củng cố, dặn dò. -Y/c HS liên hệ trong thực tế hoặc qua sách báo em biết những cách nào để khử mùi hôi, hoặc cách bảo vệ da mặt khi bị trứng cá.cách làm cho tóc đẹp , cách làm cho cơ thể khỏe đẹp... -Dặn HS chuẩn bị bài sau. 2-3 HS nêu lại. -HS theo dõi để nắm bắt thông tin và câu hỏi. - HS tự suy nghĩ và đưa ra ý kiến của mình. -HS làm việc theo nhóm 4 dưới sự hướng dẫn của GV -Đại diện từng nhóm báo cáo kết quả. - HS liên hệ thực tế và nêu nhiệm vụ của mình cần làm ở tuổi dậy thì và hướng dẫn cho các bạn tham khảo. khoa học. Bài 9-10 . thực hành: nói "không" đối với các chất gây nghiện I/ Mục đích yêu cầu. Sau bài học HS có khả năng: - Xử lí các thông tin về tác hại của rượu , bia, thuốc lá, ma túy và trình bày những thông tin đó. - Thực hiện kĩ năng từ chối, không sử dụng các chất gây nghiện. -HS có ý thức cảnh giác đối với các chất gây nghiện. II/ Đồ dùng dạy học. - Thông tin và hình trang 20, 21, 22, 23 SGK. - Các hình ảnh và thông tin về tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma túy sưu tầm được. - Một số phiếu ghi các câu hỏi về tác hại của rượu bia. III/ Các hoạt động dạy- học. HĐcủa GV HĐ của HS 1. Kiểm tra bài cũ. - Nêu những việc nên làm và không nên làm ở tuổi dậy thì để đảm bảo sức khỏe. - 2. Bài mới. HĐ1. Giới thiệu bài. Nêu mục đích yêu cầu của giờ học. HĐ2. Thực hành xử lí thông tin. * Mục tiêu: HS lập được bảng tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma túy. * Cách tiến hành. Bước 1: GV Y/c HS làm việc theo cặp : Đọc các thông tin trong SGK và hoàn thành bảng sau. Tác hại của thuốc lá. Tác hại của rượu bia. Tác hại của ma túy. Đối với người sử dụng. Đối với người xung quanh. Bước 2 : HS đại diện trình bày. -GV kết luậnvà nhấn mạnh nội dung cần ghi nhớ. HĐ3: Trò chơi " bốc thăm trả lời câu hỏi ". * Mục tiêu: Củng cố cho HS những hiểu biết về tác hại của thuốc lá, rượu bia, ma túy. * Cách tiến hành: Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn. -GV chuẩn bị 1 số câu hỏi theo SGV. -Cử 3 nhóm lên tham gia chơi. Cử 3 bạn làm giám khảo. Bước 2: đại diện nhóm lên bốc thăm và trả lời. - GV và HS cùng nhận xét đánh giá tuyên dương nhóm làm tốt. -Chốt lại kiến thức mà HS cần ghi nhớ ở mỗi nội dung. HĐ4. Trò chơi " chiếc ghế nguy hiểm." * Mục tiêu: HS nhận ra: Nhiều khi biết chắc hành vi nào đó sẽ gây nguy hiểm cho bản thân hoặc người khác mà có người vẫn làm.Từ đó, HS có ý thức tránh xa nguy hiểm. * Cách tiến hành. Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn. Bước 2: HS thực hiện theo Y/c của GV. Bước 3: Y/c thảo luận cả lớp. - Em cảm thấy thế nào khi đi qua chiếc ghế. - Tại sao khi đi qua chiếc ghế, một số bạn đã đi chậm lại và rất thận trọng để không chạm vào ghế? - Tại sao có người biết là chiếc ghế rất nguy hiểm mà vẫn đẩy bạn , làm cho bạn chạm vào ghế? -Tại sao khi bị xô đẩy , có bạn cố gắng tránh để không ngã vào ghế? -Tại sao có người lại thử chạm tay vào ghế? -GV kết luận như SGV. HĐ5. Đóng vai. * Mục tiêu: HS biết thực hiện kĩ năng từ chối, không sử dụng các chất gây nghiện. * Cách tiến hành. Bước 1. Thảo luận. -GV đưa ra từng vấn đề và Y/c HS lựa chọn cách từ chối. Bước 2: Tổ chức và hướng dẫn. -GV chia lớp thành các nhóm 6, và phát cho mỗi nhóm 1 tình huống theo SGV. Bước 3: Các nhóm đọc tình huống và nhận vai.Các vai hội ý về cách thể hiện. Bước 4: Trình diễn và thảo luận. -GV gợi ý hướng dẫn và y/c HS rút ra kết luận. 3. Củng cố, dặn dò. -Y/c HS liên hệ trong thực tế hoặc qua sách báo em biết những ai đã chịu hậu quả từ việc nghiện ma túy , uống rượu bia, hút thuốc lá. -Nhận xét chung tiết học. -Dặn HS chuẩn bị bài sau. 2-3 HS nêu lại, lớp nhận xét bổ sung. - HS làm việc theo hướng dẫn của GV. - Đại diện vài em trình bày, mỗi em 1 ý. -HS cử đại diện 3 nhóm mỗi nhóm 4 em. -HS làm việc theo sự hướng dẫn của GV - HS trả lời các câu hỏi đó liên hệ đến thực tế và lí giải. -HS thực hiện theo nhóm. - Từng nhóm lên trình diễn theo thảo luận của nhóm mình. -Đại diện nhóm nêu kết luận sau khi trình diễn. -HS tự liên hệ để nhắc nhở các bạn và mọi người cùng tránh các thứ gây nghiện đó. khoa học. Bài 9-10 . thực hành: nói "không" đối với các chất gây nghiện I/ Mục đích yêu cầu. Sau bài học HS có khả năng: - Xử lí các thông tin về tác hại của rượu , bia, thuốc lá, ma túy và trình bày những thông tin đó. - Thực hiện kĩ năng từ chối, không sử dụng các chất gây nghiện. -HS có ý thức cảnh giác đối với các chất gây nghiện. II/ Đồ dùng dạy học. - Thông tin và hình trang 20, 21, 22, 23 SGK. - Các hình ảnh và thông tin về tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma túy sưu tầm được. - Một số phiếu ghi các câu hỏi về tác hại của rượu bia. III/ Các hoạt động dạy- học. HĐ của GV HĐ của HS 1. Kiểm tra bài cũ. -Kể tên một số chất gây nghiện mà em biết. - Hiện nay để ngăn chặn việc hút thuốc lá người ta đã đưa ra biện pháp nào? HĐ1. Giới thiệu bài. Nêu mục đích yêu cầu của giờ học.. HĐ2. Trò chơi " chiếc ghế nguy hiểm." * Mục tiêu: HS nhận ra: Nhiều khi biết chắc hành vi nào đó sẽ gây nguy hiểm cho bản thân hoặc người khác mà có người vẫn làm.Từ đó, HS có ý thức tránh xa nguy hiểm. * Cách tiến hành. Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn. Bước 2: HS thực hiện theo Y/c của GV. Bước 3: Y/c thảo luận cả lớp. - Em cảm thấy thế nào khi đi qua chiếc ghế. - Tại sao khi đi qua chiếc ghế, một số bạn đã đi chậm lại và rất thận trọng để không chạm vào ghế? - Tại sao có người biết là chiếc ghế rất nguy hiểm mà vẫn đẩy bạn , làm cho bạn chạm vào ghế? -Tại sao khi bị xô đẩy , có bạn cố gắng tránh để không ngã vào ghế? -Tại sao có người lại thử chạm tay vào ghế? -GV kết luận như SGV. HĐ3: Đóng vai. * Mục tiêu: HS biết thực hiện kĩ năng từ chối, không sử dụng các chất gây nghiện. * Cách tiến hành. Bước 1. Thảo luận. -GV đưa ra từng vấn đề và Y/c HS lựa chọn cách từ chối. Bước 2: Tổ chức và hướng dẫn. -GV chia lớp thành các nhóm 6 và phát cho mỗi nhóm 1 tình huống theo SGV. Bước 3: Các nhóm đọc tình huống và nhận vai.Các vai hội ý về cách thể hiện. Bước 4: Trình diễn và thảo luận. -GV gợi ý hướng dẫn và y/c HS rút ra kết luận. 3. Củng cố, dặn dò. -Y/c HS liên hệ trong thực tế hoặc qua sách báo em biết những ai đã chịu hậu quả từ việc nghiện ma túy , uống rượu bia, hút thuốc lá. -Nhận xét chung tiết học. -Dặn HS chuẩn bị bài sau. 2-3 HS nêu lại, lớp nhận xét bổ sung. -HS làm việc theo sự hướng dẫn của GV - HS trả lời các câu hỏi đó liên hệ đến thực tế và lí giải, tranh luận để đi đến kết luận. -HS thực hiện theo nhóm. - Từng nhóm lên trình diễn theo thảo luận của nhóm mình. -Đại diện nhóm nêu kết luận sau khi trình diễn. -HS tự liên hệ để nhắc nhở các bạn và mọi người cùng tránh các thứ gây nghiện đó.

File đính kèm:

  • docTu bAI 1-10.doc
Giáo án liên quan