Giáo án Khoa học - Bài 29: Thủy tinh

* Qua quan sát, HS có thể:

- Nhận biết một số tính chất của thủy tinh.

- Nêu được công dụng của thủy tinh.

- Nêu được một số cách bảo quản các đồ dùng bằng thủy tinh.

- Cẩn thận, nhẹ nhàng khi sử dụng dụng cụ thủy tinh.

* BVMT: Biết thuỷ tinh được làm từ cát trắng và một số chất khác. Vì vậy khai thác tài nguyên cát hợp lí, giữ gìn môi trường.

* GD HS đức tính cẩn thận.

 

doc5 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 5830 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Khoa học - Bài 29: Thủy tinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN KHOA HỌC ( Phương pháp Bàn tay nặn bột ) BÀI 29: THỦY TINH I. MỤC TIÊU: * Qua quan sát, HS có thể: - Nhận biết một số tính chất của thủy tinh. - Nêu được công dụng của thủy tinh. - Nêu được một số cách bảo quản các đồ dùng bằng thủy tinh. - Cẩn thận, nhẹ nhàng khi sử dụng dụng cụ thủy tinh. * BVMT:  Biết thuỷ tinh  được làm từ cát trắng và một số chất khác. Vì vậy khai thác tài nguyên cát hợp lí, giữ gìn môi trường. * GD HS đức tính cẩn thận. II. CHUẨN BỊ:                                                                                           - GV: + GAĐT + Hình trong SGK trang 60,61 + Giấy A3 , bút dạ             + Vật thật làm bằng thủy tinh: Ly, lọ hoa, bóng đèn, miếng kính, cặp nhiệt độ, kính đeo mắt. - HS: SGK, sưu tầm đồ dùng làm bằng thủy tinh. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Nội dung Hoạt động dạy học Hoạt động học HĐ1: Tình huống xuất phát. Mời các em hướng lên màn hình quan sát các hình ảnh. - Các em hãy ghi những hiểu biết, suy nghĩ ban đầu của mình vào vở cá nhân trong thời gian 3 phút. - HS nêu hiểu biết ban đầu vào vở cá nhân. - Thảo luận, gắn tờ thảo luận lên bảng. - HS trình bày ý kiến theo nhóm. HĐ2: Đề xuất câu hỏi. - Ý kiến của 6 nhóm có gì chung? - Vậy em có những thắc mắc gì về thủy tinh? - GV tập hợp các câu hỏi phù hợp với nội dung kiến thức của bài. + Tại sao lại có thể nhìn xuyên qua thủy tinh ? + Có phải sự được làm từ giấy bóng kính? + Tại sao khi va vào vật cứng hoặc bị rơi thì thủy tinh lại bị vỡ? + Có phải thủy tinh không gỉ không ? +Có phải có độ cứng không? + Có phải cái ly bằng thủy tinh dễ vỡ không ? + Có phải bóng đèn không cháy không? + Có phải lọ hoa này không hút ẩm? + Thuỷ tinh được làm từ những gì? + Có những loại thủy tinh nào? + Thế nào là thuỷ tinh chất lượng cao? + Loại thuỷ  tinh chất lượng cao được dùng để làm gì? +Làm cách nào để bảo quản đồ dùng bằng thuỷ tinh? - Các thắc mắc của các em được tổng hợp thành 2 nội dung sau: - Những tính chất  thủy tinh? Có những loại thủy tinh nào? - Thuỷ tinh được làm từ những gì? Cách bảo quản những đồ dùng bằng thuỷ tinh? - Giới thiệu bài. - HS so sánh sự giống và khác nhau của các nhóm từ đó học sinh đề xuất các câu hỏi liên quan đến nội dung kiến thức. - HS nhắc lại đề bài HĐ3: Đề xuất các phương án giải quyết. - Để tìm hiểu câu hỏi lớn trong bài các em đề xuất phương án giải quyết. - GV định hướng cho HS lựa chọn phương pháp quan sát ( HS chủ động tiến hành, quan sát thực tế và không mất thời gian ) - GV yêu cầu HS đề xuất cách làm thí nghiệm. - Để tiến hành quan sát thầy đã chuẩn bị cho các em một số đồ dùng sau gồm: Ly, lọ hoa, bóng đèn, miếng kính, cặp nhiệt độ, kính đeo mắt. - HS thảo luận đề xuất các phương án: + Thí nghiệm + Xem hình chụp ở SGK. + Quan sát. + Quan sát từ thực tế trong cuộc sống hàng ngày) HĐ4: Tiến hành thí nghiệm. GV yêu cầu các nhóm tiến hành hoạt động quan sát thứ nhất: quan sát hiện tượng xáy ra ghi kết quả ra tờ giấy A4. - GV tập hợp câu hỏi thắc mắc của các nhóm. + Tại sao lại có thể nhìn xuyên qua thủy tinh ? +  Vì sao cái ly bằng thủy tinh dễ vỡ ? +Có phải thủy tinh không gỉ không ? + Vì sao lọ hoa bằng thủy tinh đựng được nước? + Có phải bóng đèn không cháy ? + Có phải chiếc cốc thủy tinh không thể bóp méo? - Ý kiến chung các nhóm: Thủy tinh trong suốt, không gỉ, cứng nhưng dễ vỡ, không cháy, không hút ẩm và không bị a-xít ăn mòn. GV yêu cầu HS tiến hành hoạt động quan sát thứ 2: - GV tập hợp câu hỏi thắc mắc của các nhóm. - Thuỷ tinh được làm từ những gì? - Có những loại thủy tinh nào? - Nêu tính chất của thuỷ tinh chất lượng cao? - Loại thuỷ  tinh chất lượng cao được dùng để làm gì? - Nêu cách bảo quản những đồ dùng bằng thuỷ tinh? - Ý kiến chung các nhóm: Thủy tinh được chế tạo từ cát trắng, vôi, sô đa ở nhiệt độ cao. Loại thủy tinh chất lượng cao rất trong, chịu được nóng lạnh, bền khó vỡ được dùng làm các đồ dùng và dụng cụ dùng trong y tế, phòng thí nghiệm và những dụng cụ quang học chất lượng cao. - HS tiến hành quan sát - HS gắn thảo luận lên bảng. - HS tiến hành quan sát kết quả, so sánh và đặt câu hỏi thắc mắc. - Vì thủy tinh trong suốt. - Vì thủy tinh rất giòn - Vì thủy tinh không bị chất khác ăn mòn. - Lọ hoa làm bằng thủy tinh không hút ẩm - Thủy tinh không nóng chảy ở nhiệt độ thấp. - Thủy tinh rất cứng. - HS tiến hành quan sát - HS gắn thảo luận lên bảng. - HS quan sát kết quả, so sánh và đặt câu hỏi thắc mắc. - Thuỷ tinh được làm từ cát trắng và một số chất khác. - Thủy tinh thông thường và thủy tinh chất lượng cao - Rất trong, chịu được nóng, lạnh; bền; khó vỡ. - … Được dùng để làm chai, lọ trong phòng thí nghiệm, đồ dùng y tế, kính xây dựng, kính của máy ảnh, ông nhòm. - Trong khi sử dụng hoặc lau, rửa chúng thì cần phải nhẹ nhàng tránh va chạm mạnh. HĐ5: Kết luận - GV cho HS quan sát 1 số hình ảnh trên máy chiếu và trong SGK: + Kể tên một số đồ dùng được làm bằng thuỷ tinh? + Thông thường, những đồ dùng bằng thuỷ tinh khi va chạm mạnh vào vật rắn sẽ như thế nào? + Những tính chất  thủy tinh? + Thuỷ tinh được làm từ những gì? + Loại thuỷ  tinh chất lượng cao được dùng để làm gì? + Nêu cách bảo quản những đồ dùng bằng thuỷ tinh? - Các nhóm thể hiện nội dung của bài vào giấy A4. * BVMT: Thủy tinh được chế tạo từ cát trắng, vôi, sô đa vì vậy cần khai thác tài nguyên cát, vôi  hợp lí, giữ gìn môi trường. => Trong một thời gian ngắn các em đã tiến hành thí nghiệm và khẳng định được: Vai trò của thủy tinh trong cuộc sống hàng ngày, và biết cách sử dụng, bảo quản chúng cho thật an toàn. - Li, cốc, bóng đèn, kính đeo mắt, ống đựng thuốc tiêm, cửa kính,... - Đồ thuỷ tinh khi va vào vật rắn sẽ bị vỡ. + Trong suốt, không gỉ, cứng, dễ vỡ , không cháy, không hút ẩm, không bị a-xít ăn mòn. +Thuỷ tinh được làm từ cát trắng và một số chất khác. + Được dùng để làm chai, lọ trong phòng thí nghiệm, đồ dùng y tế, kính xây dựng, kính của máy ảnh, ông nhòm. + Trong khi sử dụng hoặc lau, rửa chúng thì cần phải nhẹ nhàng tránh va chạm mạnh. - Các nhóm so sánh kết quả ban đầu với kết quả các em vừa làm. - HS trình bày NHẬN XÉT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN …………………………………………………… …………………………………………………… …………………………………………………… …………………………………………………… …………………………………………………… Tiên Minh, ngày ….. tháng …... năm 2013 Người thực hiện …………………………… Nguyễn Ngọc Kiên

File đính kèm:

  • docG.A BTNB -KHOA HOC5- THUY TINH.doc
Giáo án liên quan