I/ Mục tiêu
- H/s có khả năng nhận ra mỗi trẻ em đều do bố mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống với bố mẹ mình.
- Nêu ý nghĩa của sự sinh sản
II/ Đồ dùng:
- Phiếu dùng cho trò chơi “Bé là con ai”
- Các hình trang 4 - 5 SGK
III/ Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra đồ dùng sách vở môn KH
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hoạt động dạy học
25 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 552 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Khoa học 5 - Tuần 1 đến tuần 3 năm 2008, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thụ tinh diễn ra như thế nào?
+HS làm bài tập 2 vào vở
+ 2 – 3 HS lên bảng làm và mô tả quá trình thụ tinh: b – c – a
+ HS khác nhận xét – bổ sung
=> GVKL: Khi trứng rụng có rất nhiều tinh trùng muốn gặp trứng nhưng trứng chỉ tiếp nhận một tinh trùng => kết thành hợp tử. Đó là sự thụ tinh.
Bước 2: Quan sát hình 2,3,4 SGK, chỉ rõ thai nào 5 tuần, 8 tuần, 3 tháng.
+ H/s làm bài tập, bài 3 trang 9
+ H/s trình bày ý kiến?
+ H/s so sánh – nhận xét H5 – 5 tuần
H2; 9 tháng; H3: 8 tuần; H4: 3 tháng
- Mô tả đặc điểm của thai nhi trong từng thời kỳ?
+ HS mô tả - Nhận xét.
* GV nhận xét – khen các em mô tả đúng.
* KL: Hợp tử phát triển thành phôi rồi thành bào thai, đến tuần 3 tháng thứ 3 thai đã có đủ các cơ quan của cơ thể và coi là một cơ thể người. Đến tuần thứ 20 tháng thứ 5 bé thường xuyên cử động. Sau 9 tháng bé ra đời. => H/s đọc mục bạn cần biết.
3. Củng cố, dặn dò
- Mô tả quá trình thụ tinh? Và quá trình phát triển của thai nhi?
* GV nhận xét giờ học
* Dặn dò: - Học bài- Chuẩn bị tiết sau./.
Thứ s áu ngày 19 tháng 9 năm 2008
ĐỊA LÝ
TIẾT 2: ĐỊA HÌNH – KHOÁNG SẢN
I/ Mục tiêu
- Biết dựa vào bản đồ, lược đồ nêu được một số đặc điểm chính của địa hình, khoáng sản.
- Kể tên và vị trí của một số dãy núi, đồng bằng lớn của nước ta trên bản đồ.
- Kể một số loại khoáng sản ở nước ta và chỉ trên bản đồ vị trí các núi than, sắt, apatit bôxit, dầu mỏ
II/ Đồ dùng:
- Bản đồ địa lý VN
- Bản đồ khoáng sản VN
III/ Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ
Chỉ vị trí VN trên quả địa cầu và nêu vị trí, hình dạng diện tích nước ta?
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Các hoạt động
* Hoạt động 1: Địa hình VN Hoạt động nhóm
- Gọi HS đọc H1 và chú giải trên bản đồ
HS thảo luận – đưa ra câu trả lời
- Dựa vào lược đồ hoàn thành câu hỏi
- Đại diện các nhóm trình bày – kết quả
+ Chỉ các vùng núi và đồng bằng trên bản đồ
- HS chỉ cho nhau nhìn
+ So sánh diện tích vùng đồi núi với đồng bằng của nước ta?
- Đồi núi gấp 3 lần đồng bằng
+ Kể tên và chỉ các dãy núi của nước ta?
- Hướng Đông Nam; cánh cung, Sông gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Hoài, Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn Bắc.
+ Chỉ và nêu tên các đồng bằng ở nước ta?
+ ĐB Bắc Bộ, ĐB Sông Cửu Long
-HS lên trình bày kết quả thảo luận trong các đặc điểm chính về địa hình và khí hậu trên bản đồ
- GV theo dõi, sửa chữa, hoàn thiện
=> Em có nhận xét gì về đặc điểm địa hình của nước ta?
- HS nhận xét
+ Đồi núi và cao nguyên chiếm diện tích phần lớn của nước ta.
* GVKL: Phần đất liền nước ta, ¾ là dt đồi núi nhưng chủ yếu là núi thấp, các dãy núi chạy theo 2 hướng chính là Tây Bắc – Đông Nam và vòng cung. Đồng bằng chiếm ¼ diện tích do phù sa bồi đắp nên.
* Hoạt động 2: Khoáng sản + H/đ nhóm, ghi kq ra giấy
+ Quan sát lược đồ 2, dựa vào lược đồ SGK
- Kể tên các lạo khoáng sản ở nước ta?
- Than, dầu, sắt, apatit , vàng , kẽm
- Chỉ trên bản đồ nơi có các quặng khoáng sản than, bôxit, sắt, apatit, than.?
+ GV nhận xét KL: Nước ta có nhiều loại khoáng sản
- Nhận xét bổ sung
- Lên chỉ trên bản đồ nơi có các mỏ khoáng sản chỉ ra nơi phân bố của chúng.
- Các khoáng được phân bổ ở nơi nào?
- Nơi có mỏ: Than - Quảng Ninh, dầu ở biển Khánh Hoà
* Hoạt động 3: Ích lợi của địa hình kh.sản
- H/s thảo luận hoàn thành sơ đồ sau:
- HS điền thông tin vào chỗ đúng.
- HS nêu kết quả bài làm- HS khác nhận xét bổ sung
1. a/ Các đồng bằng châu thổ ---- Thuận lợi cho phát triển ngành ..
b/ Nhiều loại k.sản --- phát.triển ngành .. cung cấp nguyên liệu cho .
2. Theo em chúng ta phải sử dụng đất và khai thác khoáng sản như thế nào cho hợp lý?
* GVKL: Các đồng bằng châu thổ là nơi cung cấp lúa gạo, thực phẩm chủ yếu. Loại khoáng sản cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, nhưng không phải là vô tận nên phải khai thác hợp lý.
3. Củng cố + Dặn dò
- HS lên chỉ bản đồ các dãy núi, đồng bằng, cao nguyên, nơi có khoáng.sản apatit, than, dầu mỏ.
* Dặn dò: - HS đọc thuộc ghi nhớ - học bài, chuẩn bị bài sau.
==========================================================
Tuần 3
***********
Thứ hai ngày 22 tháng 9 năm 2008
KHOA HỌC
TIẾT 5: CẦN LÀM GÌ ĐỂ CẢ MẸ VÀ EM BÉ ĐỀU KHOẺ
I/ Mục tiêu
- Sau bài học, HS biết:
+ Nêu những việc làm nên và không nên đối với phụ nữ có thai để đảm bảo mẹ và con khỏe.
+ Xác định nhiệm vụ của người chồng và các thành viên khác trong gia đình phải chăm sóc gia đình phụ nữ có thai.
+ Có ý thức giúp đỡ phụ nữ có thai.
II/ Đồ dùng dạy học:
Hình SGK
III/ Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ:
- Cơ thể chúng ta được hình thành như thế nào?
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài.
2. Hoạt động bài mới:
* Hoạt động 1: Phụ nữ có thai nên và không nên làm gì?
a/ Mục tiêu: HS nêu được những việc nên, không nên làm đối với phụ nữ có thai.
b/ Cách tiến hành: Thảo luận nhóm
- Quan sát các hình trang 12 dựa vào thực tế hiểu biết thực tế nêu những việc mà phụ nữ có thai nên làm và không nên làm? vì sao?
HS chia nhóm -2 bàn là 1 nhóm
- HS thảo luận.
- Đại diện nhóm nêu kết quả
- Nhận xét - bổ sung
- GV chốt ý, treo bảng phụ
- HS đọc lại.
- GVKL: Phụ nữ có thai cần ăn uống đầy đủ chất, đủ lượng để đảm bảo dinh dưỡng cho thai nhi phát triển tốt. Tránh ăn kiêng kem quá mức, không dùng các chất gây nghiện, nên đi khám định kỳ, tiêm vacxin phòng bệnh.
+HS đọc mục bạn cần biết.
* Hoạt động 2: Trách nhiệm của mọi thành viên trong gia đình đối với phụ nữ có thai
a/ Mục tiêu: Xác định được nhiệm vụ của người chồng và các thành viên trong gia đình là phải chăm sóc giúp đỡ phụ nữ có thai.
b/ Cho HS thảo luận cả lớp
- Quan sát hình 5,6,7 nêu nội dung của từng hình? các thành viên trong hình làm gì việc đó có ý nghĩa như thế nào? kể tên các việc khác mà các thành viên có thể làm được?
- H/s quan sát và nối tiếp trình bày
- H/s khác bổ xung
+ H5: Chồng gắp thức ăn cho vợ
+ H6: Chồng gánh nước
+ H7: Chồng quạt cho vợ
- Mọi người trong gia đình cần làm gì để thể hiện sự quan tâm với phụ nữ có thai?
- H/s thảo luận => kết luận
- H/s nhận xét - bổ sung
=> GVKL: Chuẩn bị cho em bé chào đời là trách nhiệm của mọi người trong gia đình đặc biệt là bố. Chăm sóc sức khỏe cho người mẹ khi có thai sẽ giúp cho thai nhi khoẻ, sinh trưởng và phátt triển tốt, mẹ khoẻ giảm được nguy hiểm khi sinh em.
* Hoạt động 3: Đóng vai
* Mục tiêu: HS có ý thức giúp đỡ phụ nữ có thai.
* Cách tiến hành: Thảo luận cả lớp các Câu hỏi SGK.
- Khi gặp phụ nữ có thai sách nặng, khi đi trên cùng chuyến đi không có ngồi, bạn có thể làm gì?
- Thảo.luận nhóm : các nhóm cử nhân vật đóng vai - giao vai, chuản bị nội dung cho từng vai.
- Các nhóm trình bày vai diễn
- Các nhóm khai thác theo dõi – nhận xét
- Bình luận: Vậy chúng ta có thể làm gì để giúp đỡ phụ nữ có thai?
* GV nhận xét: Khen các em làm tốt
- Giúp đỡ, nhường chỗ, sách hộ...
-> Nêu các ý kiến
* KL: Mọi người đều có trách nhiệm quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ phụ nữ có thai.
3. Củng cố, dặn dò
- Phụ nữ có thai cần làm gì để thai nhi phát triển tốt?
- Chăm sóc cức khoẻ của mẹ và thai nhi là trách nhiệm của ai?
* GV nhận xét giờ học
* Dặn dò: - Học mục bạn cần biết.
- Chuẩn bị bài sau./.
===============================
Thứ ba ngày23 tháng 9 năm 2008
LỊCH SỬ
TIẾT 3: CUỘC PHẢN CÔNG ở Kinh thành Huế
I/ Mục tiêu
* Học xong bài học biết:
- Cuộc phản công quân pháp ở Kinh thành Huế do Tôn Thất Thuyết và một số quan lại yêu nước tổ chức. Đã mở đầu cho phong trào Cần Vương (1885 – 1896).
- Trân trọng và tự hào về truyền thống yêu nước, bất khuất của dân tộc.
II/ Đồ dùng:
Lược đồ kinh thành Huế 1885, hình SGK, phiếu học tập.
III/ Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ
- Nêu nội dung bản điều trần canh tân đất nước của vua Tự Đức?
- Vì sao Nguyễn Trường Tộ được mọi người sau kính trọng?
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hoạt động bài mới
* Hoạt động 1: Người đứng đầu phái chủ chiến
GV trình bày về một số nét chính tình hình đất nước ta khi nhà Nguyễn ký với Pháp hiệp định Pa – tơ - rết (1884) công nhận quyền đô họ của Pháp.
- Quan lại triều đình nhà Nguyễn có thái độ đối với Pháp như thế nào?
- Chia làm 2 phái: Chủ hoà - chủ chiến
- Phân biệt sự khác nhau giữa 2 phái?
-Phái Chủ hoà: Đồng ý thương thuyết với Pháp.
- Phái Chủ chiến: Chủ trương đánh Pháp
- Nhân dân ta phản ứng như thế nào trước sự việc triều đình ký hoà ước?
- Nhân dân không chịu khuất phục
+ Gọi HS nêu các ý kiến, nhận xét bổ xung
+ GV nhận xét kết luận.
* Hoạt động 2: Nguyên nhân, diễn biến và ý nghĩa
+ HS thảo luận nhóm: Dựa váo SGK cho biết
- HS Thảo luận ghi kết qủa ra giấy
- Nguyên nhân nào dẫn đến cuộc phản công ở kinh thành Huế?
- Tôn Thất Thuyết tích cực chuẩn bị để chống Pháp, giặc lập mưu bắt ông, trước sự uy hiếp đó ông cho nổ súng trước để giành chủ động.
- Thuật lại cuộc phản công ở kinh thành Huế? Thời gian, ai lãnh đạo, tinh thần, tại sao thất bại?
+ HS tập thuật lại theo các nhóm:
+ Đêm 5/7/1885 do Tôn Thất Thuyết chỉ huy
+ Quân ta chiếm đấu oanh liệt do vũ khí lạc hậu, lực lượng ít -> phong trào thất bại -> bùng lên các phong trào đánh Pháp khác
+ HS các nhóm trình bày kết quả thảo luận
+ Nhận xét bổ sung
=> Giáo viên kết luận hoạt động.
* Hoạt động 3:Phong trào Cần Vương
- Sau khi cuộc phản công thất bại, Tôn Thất Thuyết đã làm gì? việc làm đó đã có ý nghĩa như thế nào với phong trào chống Pháp của nhân dân ta?
-Ông đưa vua Hàm Nghi lên Quảng Trị chuẩn bị kháng chiến lâu dài, ông lấy danh nghĩa nhà vua ra chiếu Cần Vương kêu gọi nhân dân cả nước chống Pháp
+ HS hoạt động nhóm: Chia sẻ với nhau các bức ảnh sưu tầm về vua Hàm Nghi
+ HS trình bày, tường thuật
- Trình bày trước lớp
- Nêu một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu hưởng ứng chiếu Cần Vương
- Khởi nghĩa Ba Đình – Thanh Hoá: Phạm Bành, Đinh Công Tráng.
- KN Hương Khê: Phan Đình Phùng.
- KN Bãi Sậy – Hưng Yên: Nguyễn Thiện Thuật.
=> Giáo viên KL hoạt động.
3. Tổng kết, dặn dò
- Vì sao có cuộc phản công ở kinh thành Huế?
- Nêu diễn biến .. sau khi thất bại, Tôn Thất Thuýêt đã làm gì để kêu gọi nhân dân chống Pháp?
* Nhận xét giờ học
* dặn dò: - Chuẩn bị bài sau.
============*============
File đính kèm:
- TNXH 5 tu tuan 1- 5.doc