Tuần 10 Tiết 19 PHÒNG TRÁNH TAI NẠN
GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS có khả năng :
- Nêu một số nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông và một số biện pháp an toàn giao thông.
- Có ý thức chấp hánh đúng luật giao thông và cẩn thận khi tham gia giao thông.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Hình trang 40, 41 SGK.
- Sưu tầm các hình ảnh và thông tin về một số tai nạn giao thông.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
25 trang |
Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 570 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Khoa học 5 - Tháng 11, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y, vữa xi măng trộn xong phải dùng ngay, để khô sẽ bị hỏng.
+ Các vật liệu để làm bê tông : xi măng, cát, sỏi hoặc đá trộn đều với nước. Bê tông chịu nén, được dùng để lát đường.
+ Bê tông cốt thép : Trộn đều xi măng, cát, sỏi hoặc đá với nước rồi đổ vào khuôn có cốt thép. Bê tông cốt thép chịu được lực kéo, nén và uốn, được dùng để xây nhà cao tầng, cầu, đập nước,
- GV hỏi tiếp : Xi măng được làm từ những vật liệu nào? (Xi măng được làm từ đất sét, đá vôi và một số chất khác)
Kết luận : Xi măng được dùng để sản xuất ra vữa xi măng, bê tông và bê tông cốt thép. Các sản phẩm từ xi măng đều được sử dụng trong xây dựng từ những công trình đơn giản đến những công trình phức tạp đòi hỏi sức nén, sức đàn hồi, sức kéo và sức đẩy cao như cầu, đường, nhà cao tầng, các công trình thủy điện,
3. Củng cố dặn dò
- Về nhà học thuộc bài và chuẩn bị bài Thủy tinh.
- Nhận xét.
- 2 HS trả lời.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Trao đổi nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Trao dổi nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
? Rút kinh nghiệm
................................................................................................................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
Tuần 15 Tiết 29 Ngày dạy :3.12.2008
THỦY TINH
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS biết :
Phát hiện một số tính chất và công dụng của thủy tinh thông thường.
Kể tên các vật liệu được dùng để sản xuất ra thủy tinh.
Nêu tính chất và công dụng của thủy tinh chất lượng cao.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Một số ly, chai... bằng thủy tinh và thông tin trang 60, 61 SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
4ph
28ph
3ph
A. KIỂM TRA BÀI CŨ
- Gọi HS trả lời câu hỏi :
+ Em hãy nêu tính chất và cách bảo quản xi măng?
+ Xi măng có ích lợi gì trong đời sống?
- GV nhận xét ghi điểm.
B. BÀI MỚI
1) Giới thiệu ghi tựa.
2) Các hoạt động dạy học.
Hoạt động1: QUAN SÁT VÀ THẢO LUẬN
*Mục tiêu : HS phát hiện được một số tính chất và công dụng của thủy tinh thông thường.
Bước 1: Làm việc theo cặp
Yêu cầu HS : Quan sát các hình và câu hỏi trong SGK để hỏi và trả lời theo cặp.
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Tổ chức cho các nhóm trình bày kết quả.
- Gợi ý:
+ Một số đồ dùng được làm bằng thủy tinh : li, cốc, bóng đèn, kính đeo mắt, cửa kính, lọ hoa, màn hình ti vi,
+ Thủy tinh thường trong suốt, bị vỡ khi va chạm mạnh vào vật rắn hoặc rơi xuống sàn nhà.
Kết luận : Thủy tinh trong suốt, cứng nhưng giòn, dễ vỡ. Chúng thường được dùng để sản xuất chai, lọ, li, cốc, bóng đèn, kính đeo mắt, kính xây dựng,
Hoạt động 2: THỰC HÀNH XỬ LÍ THÔNG TIN
*Mục tiêu : Giúp HS kể được tên các vật liệu được dùng để sản xuất ra thủy tinh và nêu được tính chất, công dụng của thủy tinh chất lượng cao.
Bước 1: Làm việc theo nhóm
Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thảo luận các câu hỏi trang 61 SGK.
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Tổ chức cho các nhóm trình bày kết quả.
- Gợi ý:
+ Câu 1:Tính chất của thủy tinh:
Thủy tinh trong suốt, không gỉ, cứng nhưng dễ vỡ, không cháy, không hút ẩm và không bị a xít ăn mòn.
+ Câu 2: Tính chất & công dụng của thủy tinh chất lượng cao.
Rất trong; chịu được nóng, lạnh; bền; khó vỡ, được dùng để làm chai, lọ trong phòng thí nghiệm, đồ dùng y tế, kính xây dựng, kính của máy ảnh, ống nhòm,
+ Câu 3: Cách bảo quản
Trong khi sử dụng hoặc lau, rửa chúng thì cần phải nhẹ nhàng, tránh va chạm mạnh.
Kết luận : Thủy tinh được chế tạo từ cát trắng và một số chất khác. Loại thủy tinh chất lượng cao rất trong; chịu được nóng, lạnh, bền; khó vỡ được dùng làm các đồ dùng và dụng cụ trong y tế, phòng thí nghiệm, những dụng cụ quang học chất lượng cao.
3. Củng cố dặn dò
- Về nhà học thuộc bài và chuẩn bị bài Cao su.
- Nhận xét.
- 2 HS trả lời.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Trao đổi nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Trao đổi nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
? Rút kinh nghiệm
................................................................................................................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
Tuần 15 Tiết 30 Ngày dạy :4.12.2008
CAO SU
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS biết :
Làm thực hành để tìm ra tính chất đặc trưng của cao su.
Kể tên các vật liệu chế tạo ra cao su.
Nêu tính chất, công dụng và cách bảo quản các đồ dùng bằng cao su.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Hình trang 62, 63 SGK.
Sưu tầm một số đồ dùng bằng cao su như quả bóng, dây thun, mảnh vỏ xe, ruột xe,
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
4ph
28ph
3ph
A. KIỂM TRA BÀI CŨ
- Gọi HS trả lời câu hỏi :
+ Em hãy nêu tính chất của thủy tinh?
+ Hãy kể tên các đồ dùng bằng thủy tinh mà em biết?
- GV nhận xét ghi điểm.
B. BÀI MỚI
1) Giới thiệu ghi tựa.
2) Các hoạt động dạy học.
Hoạt động1: THỰC HÀNH
*Mục tiêu : HS làm thực hành để tìm ra tính chất đặc trưng của cao su.
Bước 1: Làm việc theo nhóm
Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thảo luận các câu hỏi trang 63 SGK.
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Tổ chức cho các nhóm trình bày kết quả.
- Gợi ý:
+ Ném bóng cao su xuống sàn nhà, ta thấy quả bóng lại bay lên.
+ Kéo căng sợi dây cao su, sợi dây dãn ra. Khi buông tay sợi dây cao su lại trở về vị trí cũ.
Kết luận : Cao su có tính đàn hồi.
Hoạt động 2 : THẢO LUẬN
*Mục tiêu : Kể được tên các vật liệu để chế tạo ra cao su và nêu được tính chất, công dụng và cách bào quản các đồ dùng bằng cao su.
Bước 1: Làm việc cá nhân
Tổ chức cho HS đọc nội dung mục bạn cần biết trang 63 để trả lời các câu hỏi cuối bài.
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Gọi một số HS lần lượt trả lời từng câu hỏi:
Gợi ý:
+ Có hai loại cao su : cao su tự nhiên (được chế biến từ nhựa cây cao su), cao su nhân tạo (thường được chế biến từ than đá và dầu mỏ).
+ Cao su có tính đàn hồi tốt; ít bị biến đổi khi gặp nóng, lạnh; cách điện, cách nhiệt; không tan trong nước, tan trong một số chất lỏng khác.
+ Cao su được dùng làm vỏ, ruột xe; làm các chi tiết của một số đồ điện, máy móc và đồ dùng trong gia đình.
+ Không nên để các đồ dùng bằng cao su ở nơi có nhiệt độ quá cao (cao su sẽ bị chảy) hoặc ở nơi có nhiệt độ quá thấp (cao su sẽ bị giòn, cứng, ). Không để các hóa chất dính vào cao su.
Kết luận: Cao su có tính đàn hồi tốt; ít bị biến đổi khi gặp nóng, lạnh; cách điện, cách nhiệt; không tan trong nước, tan trong một số chất lỏng khác.
- Gọi HS đọc mục bạn cần biết trang 63 SGK và chép vào vở.
3. Củng cố dặn dò
- Về nhà học thuộc bài và chuẩn bị bài Chất dẻo
- Nhận xét.
- 2 HS trả lời.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Trao đổi nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Cá nhân
- Cá nhân tiếp nối trình bày.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Cá nhân tiếp nối đọc bài.
? Rút kinh nghiệm
................................................................................................................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
File đính kèm:
- KH THANG 11.doc