Giáo án Khoa học 4 tuần 9 đến 11

PHÒNG TRÁNH TAI NẠN ĐUỐI NƯỚC

I/ Mục đích – Yêu cầu :

 -Nêu được một số việc nên và không nên làm dể phòng tránh tai nạn đuối nước :

+ Không chơi đùa gần hồ, ao, sông , suối ; giếng, chum, vại, bể nước phải có nắp đậy.

+ Chấp hành các quy định về an toàn khi tham gia giao thông đường thủy.

+ Tập bơi khi có người lơn và phương tiện cưu hộ.

 - Thực hiện được các quy tắc an toàn phòng tránh đuối nước.

II/ Đồ dùng dạy- học:

 -Các hình minh hoạ trang 36, 37 / SGK (phóng to).

 -Câu hỏi thảo luận ghi sẵn trên bảng lớp.

 -Phiếu ghi sẵn các tình huống.

 

doc16 trang | Chia sẻ: dangnt0491 | Lượt xem: 944 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Khoa học 4 tuần 9 đến 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hể rắn. Hiện tượng nước từ thể lỏng biến thành thể rắn được gọi là đông đặc. Nước ở thể rắn có hình dạng nhất định. -Hỏi: Em còn nhìn thấy ví dụ nào chứng tỏ nước tồn tại ở thể rắn ? -GV tiến hành tổ chức cho HS làm thí nghiệm nước từ thể rắn chuyển sang thể lỏng hoặc tiếp tục cho HS quan sát hiện tượng theo hình minh hoạ. Câu hỏi thảo luận: 1) Nước đã chuyển thành thể gì ? 2) Tại sao có hiện tượng đó ? 3) Em có nhận xét gì về hiện tượng này ? -Nhận xét ý kiến bổ sung của các nhóm. * Kết luận: Nước đá bắt đầu nóng chảy thành nước ở thể lỏng khi nhiệt độ trên 00C. Hiện tượng này được gọi là nóng chảy. * Hoạt động 3: Sơ đồ sự chuyển thể của nước. Ø Cách tiến hành: -GV tiến hành hoạt động của lớp. -Hỏi: + Nước tồn tại ở những thể nào ? + Nước ở các thể đó có tính chất chung và riệng như thế nào ? -GV nhận xét, bổ sung cho từng câu trả lời của HS. -Yêu cầu HS vẽ sơ đồ sự chuyển thể của nước, sau đó gọi HS lên chỉ vào sơ đồ trên bảng và trình bày sự chuyển thể của nước ở những điều kiện nhất định. KHÍ Bay hơi Ngưng tụ LỎNG LỎNG Nóng chảy Đông đặc RẮN -GV nhận xét, tuyên dương, cho điểm những HS có sự ghi nhớ tốt, trình bày mạch lạc. 4.Củng cố- dặn dò: -Gọi HS giải thích hiện tượng nước đọng ở vung nồi cơm hoặc nồi canh. -GV nhận xét, tuyên dương những HS, nhóm HS tích cực tham gia xây dựng bài, nhắc nhở những HS còn chưa chú ý. -Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết. -Dặn HS chuẩn bị giấy và bút màu cho tiết sau. - Hát vui. -HS trả lời. -HS trả lời. -HS lắng nghe. -Trả lời: + Hình vẽ số 1 vẽ các thác nước đang chảy mạnh từ trên cao xuống. Hình vẽ số 2 vẽ trời đang mưa, ta nhìn thấy những giọt nước mưa và bạn nhỏ có thể hứng được mưa. + Hình vẽ số 1 và số 2 cho thấy nước ở thể lỏng. + Nước mua, nước giếng, nước máy, nước biển, nước sông, nước ao, -Khi dùng khăn ướt lau bảng em thấy mặt bảng ướt, có nước nhưng chỉ một lúc sau mặt bảng lại khô ngay. -HS làm thí nghiệm. +Chia nhóm và nhận dụng cụ. +Quan sát và nêu hiện tượng. Ø Khi đổ nước nóng vào cốc ta thấy có khói mỏng bay lên. Đó là hơi nước bốc lên. Ø Quan sát mặt đĩa, ta thấy có rất nhiều hạt nước đọng trên mặt đĩa. Đó là do hơi nước ngưng tụ lại thành nước. Ø Qua hai hiện tượng trên em thấy nước có thể chuyển từ thể lỏng sang thể hơi và từ thể hơi sang thể lỏng. -HS lắng nghe. -Trả lời: Ø Nước ở trên mặt bảng biến thành hơi nước bay vào không khí mà mắt thường ta không nhìn thấy được. Ø Nước ở quần áo ướt đã bốc hơi vào không khí làm cho quần áo khô. Ø Các hiện tượng: Nồi cơm sôi, cốc nước nóng, sương mù, mặt ao, hồ, dưới nắng, -Hoạt động nhóm. -HS thực hiện. + Thể lỏng. + Do nhiệt độ ở ngoài lớn hơn trong tủ lạnh nên nước trong khay chuển thành nước đá (thể rắn). + Hiện tượng đó gọi là đông đặc. + Nước chuyển từ thể lỏng sang thể rắn khi nhiệt độ bên ngoài cao hơn. -Các nhóm bổ sung. -HS lắng nghe. -Băng ở Bắc cực, tuyết ở Nhật Bản, Nga, Anh, -HS thí nghiệm và quan sát hiện tượng. -HS trả lời. -HS bổ sung ý kiến. -HS lắng nghe. -HS trả lời. + Thể rắn, thể lỏng, thể khí. + Đều trong suốt, không có màu, không có mùi, không có vị. Nước ở thể lỏng và thể khí không có hình dạng nhất định. Nước ở thể rắn có hình dạng nhất định. -HS lắng nghe. -HS vẽ. Sự chuyển thể của nước từ dạng này sang dạng khác dưới sự ảnh hưởng của nhiệt độ. Gặp nhiệt độ thấp dưới 00C nước ngưng tụ thành nước đá. Gặp nhiệt độ cao nước đá nóng chảy thành thể lỏng. Khi nhiệt độ lên cao nước bay hơi chuyển thành thể khí. Ở đây khi hơi nước gặp không khí lạnh hơn ngay lập tức ngưng tụ lại thành nước. Thứ sáu, ngày 29 tháng 10 năm 2010. Bài 22 MÂY ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THỀ NÀO ? MƯA TỪ ĐÂU RA ? I/ Mục đích – Yêu cầu : - Biết mây, mưa là sự chuyển thể của nước trong tự nhiên - Có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường nước tự nhiên xung quanh mình. II. Đồ dùng dạy- học: -Các hình minh hoạ trang 46, 47 / SGK (phóng to). -HS chuẩn bị giấy A4, bút màu. III. Hoạt động dạy- học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Ổn định lớp: 2.Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 HS lên bảng trả lời câu hỏi: + Em hãy cho biết nước tồn tại ở những thể nào ? Ở mỗi dạng tồn tại nước có tính chất gì ? + Em hãy vẽ sơ đồ sự chuyển thể của nước ? + Em hãy trình bày sự chuyển thể của nước ? -GV nhận xét và cho điểm HS. 3.Dạy bài mới: * Giới thiệu bài: -Hỏi: Khi trời nổi giông em thấy có hiện tượng gì ? -GV giới thiệu: Vậy mây và mưa được hình thành từ đâu ? Các em cùng học bài hôm nay để biết được điều đó. * Hoạt động 1: Sự hình thành mây. Ø Cách tiến hành: -GV tiến hành hoạt động cặp đôi theo định hướng: -2 HS ngồi cạnh nhau quan sát hình vẽ, đọc mục 1, 2, 3. Sau đó cùng nhau vẽ lại và nhìn vào đó trình bày sự hình thành của mây. -Nhận xét các cặp trình bày và bổ sung. * Kết luận: Mây được hình thành từ hơi nước bay vào không khí khi gặp nhiệt độ lạnh. * Hoạt động 2: Mưa từ đâu ra? Ø Cách tiến hành: -GV tiến hành tương tự hoạt động 1. -Gọi HS lên bảng nhìn vào hình minh hoạ và trình bày toàn bộ câu chuyện về giọt nước. -GV nhận xét và cho điểm HS nói tốt. * Kết luận: Hiện tượng nước biến đổi thành hơi nước rồi thành mây, mưa. Hiện tượng đó luôn lặp đi lặp lại tạo ra vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên. -Hỏi: Khi nào thì có tuyết rơi ? -Gọi HS đọc mục Bạn cần biết. * Hoạt động 3: Trò chơi “Tôi là ai ?” Ø Cách tiến hành: -GV chia lớp thành 5 nhóm đặt tên là: Nước, Hơi nước, Mây trắng, Mây đen, Giọt mưa, Tuyết. -Yêu cầu các nhóm vẽ hình dạng của nhóm mình sau đó giới thiệu về mình với các tiêu chí sau: Q Tên mình là gì ? Q Mình ở thể nào ? Q Mình ở đâu ? Q Điều kiện nào mình biến thành người khác ? -GV gọi các nhóm trình bày, sau đó nhận xét từng nhóm. 1. Nhóm Giọt nước: Tôi là nước ở sông (biển, hồ). Tôi là thể lỏng nhưng khi gặp nhiệt độ cao tôi thấy mình nhẹ bỗng và bay lên cao vào không khí. Ở trên cao tôi không còn là giọt nước mà là hơi nước. 2. Nhóm Hơi nước: Tôi là hơi nước, tôi ở trong không khí. Tôi là thể khí mà mắt thường không nhìn thấy. Nhờ chi Gió tôi bay lên cao . Càng lên cao càng lạnh tôi biến thành những hạt nước nhỏ li ti. 3. Nhóm Mây trắng: Tôi là Mây trắng. Tôi trôi bồng bềnh trong không khí. Tôi được tạo thành nhờ những hạt nước nhỏ li ti. Chị Gió đưa tôi lên cao, ở đó rất lạnh và tôi biến thành mây đen. 4. Nhóm Mây đen: Tôi là Mây đen. Tôi ở rất cao và nơi đó rất lạnh. Là những hạt nước nhỏ li ti càng lạnh chúng tôi càng xích lại gần nhau và chuyển sang màu đen. Chúng tôi mang nhiều nước và khi gió to, không khí lạnh chúng tôi tạo thành những hạt mưa. 5. Nhóm giọt mưa: Tôi là Giọt mưa. Tôi ra đi từ những đám mây đen. Tôi rơi xuống đất liền, ao, hồ, sông, biển, Tôi tưới mát cho mọi vật và ở đó có thể tôi lại ra đi vào không khí, bắt đầu cuộc hành trình. 6. Nhóm Tuyết: Tôi là Tuyết. Tôi sống ở những vùng lạnh dưới 00C. Tôi vốn là những đám mây đen mọng nước. Nhưng tôi rơi xuống tôi gặp không khí lạnh dưới 00C nên tôi là những tinh thể băng. Tôi là chất rắn. 4.Củng cố- dặn dò: -Hỏi: Tại sao chúng ta phải giữ gìn môi trường nước tự nhiên xung quanh mình ? -GV nhận xét tiết học, tuyên dương những HS, nhóm HS tích cực tham gia xây dựng bài, nhắc nhở HS còn chưa chú ý. -Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết; Kể lại câu chuyện về giọt nước cho người thân nghe; Luôn có ý thức giữ gìn môi trường nước tự nhiên quanh mình. -Yêu cầu HS trồng cây theo nhóm: 2 nhóm cùng trồng một cây hoa (rau, cảnh) vào chậu, 1 nhóm tưới nước cho cây hàng ngày trong vòng 1 tuần, 1 nhóm không tưới để chuẩn bị bài sau. - Hát vui. -HS trả lời. -Gió to, mây đen kéo mù mịt và trời đổ mưa. -HS thảo luận. -HS quan sát, đọc, vẽ. -Nước ở sông, hồ, biển bay hơi vào không khí. Càng lên cao, gặp không khí lạnh hơi nước ngưng tụ thành những hạt nước nhỏ li ti. Nhiều hạt nước nhỏ đó kết hợp với nhau tạo thành mây. -HS lắng nghe. -HS trả lời: Các đám mây được bay lên cao hơn nhờ gió. Càng lên cao càng lạnh. Các hạt nước nhỏ kết hợp thành những giọt nước lớn hơn, trĩu nặng và rơi xuống tạo thành mưa. Nước mưa lại rơi xuống sông, hồ, ao, đất liền. -HS trình bày. -HS lắng nghe. -Khi hạt nước trĩu nặng rơi xuống gặp nhiệt độ thấp dưới 00C hạt nước sẽ thành tuyết. - 3 HS đọc. -HS tiến hành hoạt động. -Vẽ và chuẩn bị lời thoại. Trình bày trước nhóm để tham khảo, nhận xét, tìm được lời giới thiêu hay nhất. -Nhóm cử đại diện trình bày hình vẽ và lời giới thiệu. -Cả lớp lắng nghe. -HS phát biểu tự do theo ý nghĩ: Ø Vì nước rất quan trọng. Ø Vì nước biến đổi thành hơi nước rồi lại thành nước và chúng ta sử dụng. GIÁO VIÊN SOẠN KHỐI TRƯỞNG DUYỆT NGUYỄN VĂN TUẤN NGUYỄN VĂN CHIẾN BAN GIÁM HIỆU DUYỆT

File đính kèm:

  • docKHOA HOC 9 - 11.doc
Giáo án liên quan