Giáo án Khoa học 4 tuần 9

Phòng tránh tai nạn đuối nước

I . MỤC TIÊU:

- Nêu được một số việc nên và không nên làm để phòng tránh tai nạn đuối nước.

- Biết một số nguyên tắc khi tập bơi hoặc đi bơi.

- Có ý thức phòng tránh tai nạn đuối nước và vận động các bạn cùng thực hiện.

II. CHUẨN BỊ:

- Tranh vẽ trang 36, 37 SGK, tài liệu

 

doc4 trang | Chia sẻ: dangnt0491 | Lượt xem: 1077 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Khoa học 4 tuần 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 9 Thứ ba, ngày 11 tháng 10 năm 2011 Khoa học Thời lượng: 35’ Ngày soạn: 07/10/2011 Ngày dạy: 11/10/2011 Tiết: 1 Phòng tránh tai nạn đuối nước I . MỤC TIÊU: - Nêu được một số việc nên và không nên làm để phòng tránh tai nạn đuối nước. - Biết một số nguyên tắc khi tập bơi hoặc đi bơi. - Có ý thức phòng tránh tai nạn đuối nước và vận động các bạn cùng thực hiện. II. CHUẨN BỊ: - Tranh vẽ trang 36, 37 SGK, tài liệu III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1’ 4’ 1’ 8’ 8’ 8’ 4’ 1’ Khởi động: Kiểm tra bài cũ: - Nêu chế độ ăn uống đối với người mắc bệnh thông thường? - Nêu cách phòng chống mất nước khi bị tiêu chảy? - GV nhận xét, đánh giá. Bài mới: Giới thiệu bài mới: Chúng ta đang sống ở vùng đồng bằng SCL có kênh rạch chằng chịt. Vì vậy rất dễ xảy ra các tai nạn đuối nước. Vậy chúng ta vào bài hôm nay để biết cách phòng tránh tai nạn đuối nước. Hoạt động 1:Thảo luận về các biện pháp phòng tránh tai nạn đuối nước.( Thảo luận nhóm ) * KNS: Phân tích và phán đoán tình huống có thể dẫn đến tai nạn đuối nước. GV yêu cầu HS quan sát hình 1, 2 và 3/36 thảo luận nhóm: Nên và không nên làm gì để phòng tránh đuối nước trong cuộc sống hằng ngày? GV yêu cầu các nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét kết quả nhóm bạn. GV nhận xét, chốt lại: - Không chơi đùa gần hồ, ao, sông, suối. Giếng nước phải được xây thành ao, có nắp đậy. Chum, vại, bể nước phải có nắp đậy. - Chấp hành tốt các quy định về an toàn khi tham gia các phương tiện giao thông đường thuỷ. Tuyệt đối không lội qua suối khi trời mưa lũ, đường bão Hoạt động 2: Thảo luận về một số nguyên tắc khi tập bơi hoặc đi bơi. Phương pháp: thảo luận nhóm, giàng giải. * KNS: Cam kết thực hiện các nguyên tắc an toàn khi bơi hoặc tập bơi GV yêu cầu HS quan sát hình 4, 5/37 và thảo luận nhóm: Nên tập bơi hoặc đi bơi ở đâu? GV yêu cầu các nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét kết quả nhóm bạn. GV nhận xét, chốt lại: Chỉ tập bơi hoặc bơi ở những nơi có người lớn và phương tiện cứu hộ , tuân thủ các quy định của bể bơi, khu vực bơi. GV giảng thêm: Không xuống nước bơi lội khi đang ra mồ hôi; trước khi xuống nước phải vận động, tập các bài tập theo hướng dẫn để tránh cảm lạnh, “chuột rút”. Đi bơi ở các bể bơi phải tuân theo nội quy của bể bơi; tắm sạch trước và sau khi bơi để giữ vệ sinh chung và vệ sinh cá nhân. Không bơi khi vừa ăn no hoặc khi quá đói. Hoạt động 3: Thảo luận (hoặc đóng vai) GV chia lớp thành 4 nhóm giao cho mỗi nhóm một tình huống. TH1: Hùng và Nam vừa chơi đá bóng về . Nam rủ Hùng ra hồ ở gần nhà để tắm. Nếu là Hùng bạn sẽ ứng xử thế nào? TH2: Lan nhìn thấy em mình đánh rơi đồ chơi vào bể nước và đang cúi xuống để lấy . Nếu bạn là Lan bạn sẽ làm gì ? TH3: Trên đường đi học về trời đổ mưa to và nước suối chảy xiết. My và các bạn của My nên làm gì ? TH4: Khi đi học về, Hoàng và các bạn phải qua Phà. Trên phà có đông người nhưng các bạn lại đùa giỡn. Nếu là Hoàng em sẽ làm gì? GV yêu cẩu HS nhận xét cách xử lý tình huống của từng nhóm. GV nhận xét chung. Củng cố: Các em cần làm gì để phòng tránh tai nạn đuối nước? GV nhận xét tiết học. Dặn dò: GV yêu cầu HS về nhà học phần ghi nhớ, chuẩn bị bài Ôn tập: con người và sức khỏe. HS: hát HS: trả lời HS lắng nghe. HS: quan sát hình 1, 2 và 3, thảo luận nhóm. Đại diện các nhóm trình bày HS lắng nghe. HS quan sát hình 4, 5/37 và thảo luận. Đại diện các nhóm trình bày HS lắng nghe. HS thảo luận nhóm, giải quyết tình huống. HS nhận xét cách xử lý của nhóm bạn. HS trả lời. TUẦN 9 Thứ năm, ngày 13 tháng 10 năm 2011 Khoa học Thời lượng: 35’ Ngày soạn: 07/10/2011 Ngày dạy: 13/10/2011 Tiết: 2 Ôn tập: Con người và sức khoẻ I . MỤC TIÊU: - Sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường. - Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của chúng. - Cách phòng tránh một số bệnh do ăn và vai trò của chúng . - Cách phòng tránh một số bệnh do ăn thiếu hoặc ăn thừa chất dinh dưỡng và các bệnh lây qua đường tiêu hoá. II. CHUẨN BỊ: - Hình 28,29 SGK.; - Phiếu học tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1’ 4’ 1’ 12’ 13’ 4’ 1’ Khởi động: Kiểm tra bài cũ: - Nên và không nên làm gì để phòng tránh đuối nước trong cuộc sống hằng ngày. - Nên tập bơi hoặc đi bơi ở đâu? GV nhận xét, đánh giá. Bài mới: Giới thiệu bài mới: thời gian vừa qua, các em đã được học về con người và sức khỏe. Hôm nay, chúng ta cùng ôn tập lại những gì mình đã được học. Ôn tập: con người và sức khỏe. Hoạt động 1: Trò chơi:“Ai nhanh, ai đúng” GV chia thành 4 nhóm, cử 3 –5 hs làm giám khảo. H/S nghe câu hỏi. Đội nào có câu trả lời thì xung phong trả lời trước - Nêu quá trình trao đổi chất giữa cơ thể người và môi trường. - Viết tên các nhóm chất dinh dưỡng có trong thức ăn. - Vai trò của chất bột đường , chất đạm và chất béo, vi-ta-min, chất khoáng và chất xơ? - Nêu cách phòng tránh một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng, bệnh béo phì, bệnh lây qua đường tiêu hoá? GV cho các nhóm chơi trò chơi. GV nhận xét, tuyên dương nhóm chiến thắng. Hoạt động 2: Tự đánh giá: GV yêu cầu hs dựa vào kiến thức và chế độ ăn uống của mình trong tuần để tự đánh giá. GV yêu cầu HS viết vào phiếu theo dõi thức ăn hàng ngày. GV yêu cầu HS tự đánh giá dựa vào tiêu chí sau: - Đã ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món chưa? - Đã ăn phối hợp các chất đạm, chất béo động vật và thực vật chưa ? - Đã ăn các thức ăn có chứa cá loại vi-ta-min và chất khoáng chưa? GV gọi một số HS trình bày kết quả làm việc cá nhân. GV đưa ra lời khuyên về các thức ăn thay thế. VD: ăn các sản phẩm của đậu nành như sữa đậu nành, đậu phụ, ăn trứng, cá để thay thế cho các loại thịt gia súc, gia cầm. Củng cố: GV yêu cầu HS nhắc lại một số kiến thức đã học. GV nhận xét tiết học. Dặn dò: HS về nhà xem lại những kiến thức đã học, chuẩn bị ôn tập: con người và sức khỏe (tt). HS: hát. HS trả lời. HS lắng nghe. HS chia nhóm, chuẩn bị chơi trò chơi. Các nhóm chơi trò chơi. HS nhớ lại chế độ ăn uống của mình trong tuần. HS viết ào phiếu theo dõi chế độ ăn uống. HS tự đánh giá chế độ ăn uống của mình. HS trình bày kết quả tự đánh giá. HS lắng nghe. 4 – 5 HS nhắc lại những kiến thức cũ theo yêu cầu của giáo viên. TỔ KHỐI DUYỆT BGH DUYỆT

File đính kèm:

  • dockhoa hoc 4(2).doc
Giáo án liên quan