PHÒNG BỆNH BÉO PHÌ
I/ Mục đích – Yêu cầu :
Nêu cách phòng bệnh béo phì.
- An uống hợp lí, điều độ, ăn chậm, nhai kĩ.
- Năng vận động cơ thể, đi bộ và luyện tập TDTT.
- Có ý thức phòng tránh bệnh béo phì và vận động mọi người cùng phòng và chữa bệnh béo phì.
II/ Đồ dùng dạy- học:
-Các hình minh hoạ trang 28, 29 / SGK (phóng to nếu có điều kiện).
-Bảng lớp chép sẵn các câu hỏi.
-Phiếu ghi các tình huống.
13 trang |
Chia sẻ: dangnt0491 | Lượt xem: 1025 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Khoa học 4 tuần 7, 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Hãy nói cho các bạn cùng nghe.
* Hoạt động 2: Những dấu hiệu và việc cần làm khi bị bệnh.
ØCách tiến hành:
-GV tiến hành hoạt động cả lớp theo định hướng.
-Yêu cầu HS đọc, suy nghĩ và trả lời các câu hỏi trên bảng.
1. Em đã từng bị mắc bệnh gì ?
2. Khi bị bệnh đó em cảm thấy trong người như thế nào ?
3. Khi thấy cơ thể có những dấu hiệu bị bệnh em ohải làm gì ? Tại sao phải làm như vậy ?
-GV nhận xét, tuyên dương những HS có hiểu biết về các bệnh thông thường.
* Kết luận: Khi khoẻ mạnh thì ta cảm thấy thoải mái, dễ chịu. Khi có các dấu hiệu bị bệnh các em phải báo ngay cho bố mẹ hoặc người lớn biết. Nếu bệnh được phát hiện sớm thì sẽ dễ chữa và mau khỏi.
* Hoạt động 3: Trò chơi: “Mẹ ơi, con bị ốm !”
ØCách tiến hành:
-GV chia HS thành 5 nhóm nhỏ và phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy ghi tình huống.
Sau đó nêu yêu cầu.
-Các nhóm đóng vai các nhân vật trong tình huống.
-Người con phải nói với người lớn những biểu hiện của bệnh.
+Nhóm 1: Tình huống 1: Ở trường Nam bị đau bụng và đi ngoài nhiều lần.
+Nhóm 2: Tình huống 2: Đi học về, Bắc thấy hắt hơi, sổ mũi và cổ họng hơi đau. Bắc định nói với mẹ nhưng mẹ đang nấu cơm. Theo em Bắc sẽ nói gì với mẹ ?
+Nhóm 3: Tình huống 3: Sáng dậy Nga đánh răng thấy chảy máu răng và hơi đau, buốt.
+Nhóm 4: Tình huống 4: Đi học về, Linh thấy khó thở, ho nhiều và có đờm. Bố mẹ đi công tác ngày kia mới về. Ở nhà chỉ có bà nhưng mắt bà đã kém. Linh sẽ làm gì ?
+Nhóm 5: Tình huống 5: Em đang chơi với em bé ở nhà. Bỗng em bé khóc ré lên, mồ hôi ra nhiều, người và tay chân rất nóng. Bố mẹ đi làm chưa về. Lúc đó em sẽ làm gì ?
-GV nhận xét , tuyên dương những nhóm có hiểu biết về các bệnh thông thường và diễn đạt tốt.
4.Củng cố- dặn dò:
-Nhận xét tiết học, tuyên dương những HS, nhóm HS đã tích cực tham gia xây dựng bài. Nhắc nhở những HS còn chưa chú ý.
-Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết trang 33.
-Dặn HS luôn có ý thức nói với người lớn khi cơ thể có dấu hiệu bị bệnh.
-Dặn HS về nhà trả lời câu hỏi: Khi người thân bị ốm em đã làm gì ?
- Hát vui.
-HS trả lời.
-HS lắng nghe.
-Tiến hành thảo luận nhóm.
-Đại diển nhóm sẽ trình bày 3 câu chuyện, vừa kể vừa chỉ vào hình minh hoạ.
+Nhóm 1, 2: Câu chuyện thứ nhất gồm các tranh 1, 4, 8. Hùng đi học về, thấy có mấy khúc mía mẹ vừa mua để trên bàn. Cậu ta dùng răng để xước mía vì cậu thấy răng mình rất khỏe, không bị sâu. Ngày hôm sau, cậu thấy răng đau, lợi sưng phồng lên, không ăn hoặc nói được. Hùng bảo với mẹ và mẹ đưa cậu đến nha sĩ để chữa.
+Nhóm 3, 4: Câu chuyện gồm các tranh 6, 7, 9. Hùng đang tập nặn ô tô bằng đất ở sân thì bác Nga đi chợ về. Bác cho Hùng quả ổi. Không ngần ngại cậu ta xin và ăn luôn. Tối đến Hùng thấy bụng đau dữ dội và bị tiêu chảy. Cậu liền bảo với mẹ. Mẹ Hùng đưa thuốc cho Hùng uống.
+Nhóm 5,6: Câu chuyện gồm các tranh 2, 3, 5. Chiều mùa hè oi bức, Hùng vừa đá bóng xong liền đi bơi cho khỏe. Tối đến cậu hắt hơi, sổ mũi. Mẹ cậu cặp nhiệt độ thấy cậu sốt rất cao. Hùng được mẹ đưa đến bác sĩ để tiêm thuốc, chữa bệnh.
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-HS lắng nghe và trả lời.
-Hoạt động cả lớp.
-HS suy nghĩ và trả lời. HS khác nhận xét và bổ sung.
-HS lắng nghe và ghi nhớ.
-Tiến hành thảo luận nhóm sau đó đại diện các nhóm trình bày.
+Các nhóm tập đóng vai trong tình huống, các thành viên góp ý kiến cho nhau.
+Nhóm 1:
HS 1: Mẹ ơi, con bị ốm !
HS 2: Con thấy trong người thế nào ?
HS 1: Con bị đau bụng, đi ngoài nhiều lần, người mệt lắm.
HS 2: Con bị tiêu chảy rồi, để mẹ lấy thuốc cho con uống.
+Nhóm 2: Bắc nói: Mẹ ơi, con thấy mình bị sổ mũi, hắt hơi và hơi đau ở cổ họng. Con bị cảm cúm hay sao mẹ ạ.
+Nhóm 3: Mẹ ơi, con bị sâu răng rồi. Con đánh răng thấy chảy máu và hơi đau, buốt trong kẻ răng mẹ ạ.
+Nhóm 4: Linh sẽ sang nhờ bác hàng xóm mua thuốc và nói với bác Linh cảm thấy khó thở, ho nhiều và khi ho có đờm.
+Nhóm 5: Gọi điện cho bố mẹ và nói em bị sốt cao, tay chân nóng, mồ hôi ra nhiều, em không chịu chơi và hay khóc. Hoặc Sang nhờ bác hàng xóm giúp đỡ và nói: Em cháu bị sốt, nó không chịu chơi, toàn thân nóng và ra nhiều mồ hôi.
Thứ sáu, ngày 08 tháng 10 năm 2010.
Bài 16
ĂN UỐNG KHI BỊ BỆNH
I/ Mục đích – Yêu cầu :
-Nhận biết người bệnh cần được ăn uống đủ chất, chỉ một số bệnh phải ăn kiêng theo chỉ dẫn của bác sĩ.
-Biết ăn uông hợp lí khi bị bệnh.
- Biết cách phòng chống mất nước khi bị tiêu chảy : pha được dung dịch ô-rê-dôn hoặc chuẩn bị nước cháo muối khi bản thân hoặc người thân bị tiêu chảy.
II/ Đồ dùng dạy- học:
-Các hình minh hoạ trang 34, 35 / SGK phóng to.
-Chuẩn bị theo nhóm: Một gói dung dịch ô-rê-dôn, một nắm gạo, một ít muối, cốc, bát và nước.
-Bảng lớp ghi sẵn các câu thảo luận.
-Phiếu ghi sẵn các tình huống.
III/ Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi:
1. Những dấu hiệu nào cho biết khi cơ thể khoẻ mạnh hoặc lúc bị bệnh ?
2. Khi bị bệnh cần phải làm gì ?
-GV nhận xét và cho điểm HS.
3.Dạy bài mới:
* Giới thiệu bài:
-Hỏi: Em đã làm gì khi người thân bị ốm ?
-GV giới thiệu: Các em điều rất ngoan, biết yêu thương, giúp đỡ người thân khi bị ốm. Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết chế độ ăn uống khi bị một số bệnh thông thường, đặc biệt là bệnh tiêu chảy mà chúng ta rất hay mắc phải.
* Hoạt động 1: Chế độ ăn uống khi bị bệnh.
ØCách tiến hành:
-GV tiến hành hoạt động nhóm theo định hướng.
-Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ trang 34, 35 /SGK thảo luận và trả lời các câu hỏi:
1. Khi bị các bệnh thông thường ta cần cho người bệnh ăn các loại thức ăn nào ?
2. Đối với người bị ốm nặng nên cho ăn món đặc hay loãng ? Tại sao ?
3. Đối với người ốm không muốn ăn hoặc ăn quá ít nên cho ăn thế nào ?
4. Đối người bệnh cần ăn kiêng thì nên cho ăn như thế nào ?
5. Làm thế nào để chống mất nước cho bệnh nhân bị tiêu chảy, đặc biệt là trẻ em ?
-GV giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn để đảm bảo cho mỗi HS điều tham gia thảo luận.
-GV nhận xét, tổng hợp ý kiến của các nhóm HS.
-Gọi 2 HS đọc mục Bạn cần biết.
-GV chuyển ý: Các em đã biết chế độ ăn uống cho người bệnh. Vậy lớp mình cùng thực hành để chúng mình biết cách chăm sóc người thân khi bị ốm.
* Hoạt động 2: Thực hành: Chăm sóc người bị tiêu chảy.
ØCách tiến hành:
-GV tiến hành hoạt động nhóm theo định hướng.
-Yêu cầu HS nhận các đồ dùng GV đã chuẩn bị.
-Yêu cầu HS xem kĩ hình minh hoạ trang
35 / SGK và tiến hành thực hành nấu nước cháo muối và pha dung dịch ô-rê-dôn.
-GV giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
-Gọi một vài nhóm lên trình bày sản phẩm thực hành và cách làm. Các nhóm khác theo dõi, bổ sung.
-GV nhận xét, tuyên dương các nhóm làm đúng các bước và trình bày lưu loát.
* Kết luận: Người bị tiêu chảy mất rất nhiều nước. Do vậy ngoài việc người bệnh vẫn ăn bình thường, đủ chất dinh dưỡng chúng ta cần cho họ uống thêm nước cháo muối và dung dịch ô-rê-dôn để chống mất nước.
* Hoạt động 3: Trò chơi: Em tập làm bác sĩ.
ØCách tiến hành:
-GV tiến hành cho HS thi đóng vai.
-Phát phiếu ghi tình huống cho mỗi nhóm.
-Yêu cầu các nhóm cùng thảo luận tìm cách giải quyết, tập vai diễn và diễn trong nhóm. HS nào cũng được thử vai.
-GV gọi các nhóm lên thi diễn.
-GV nhận xét tuyên dương cho nhóm diễn tốt nhất.
4.Củng cố- dặn dò:
-GV nhận xét tiết học, tuyên dương những HS, nhóm HS tích cực tham gia xây dựng bài, nhắc nhở những HS còn chưa chú ý.
-Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết.
-Dặn HS luôn có ý thức tự chăm sóc mình và người thân khi bị bệnh.
- Hát vui.
-2 HS trả lời.
-HS trả lời.
-HS lắng nghe.
-Tiến hành thảo luận nhóm.
-Đại diện từng nhóm bốc thăm và trả lời câu hỏi. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
1. Thức ăn có chứa nhiều chất dinh dưỡng như: Thịt, cá, trứng, sữa, uống nhiều chất lỏng có chứa các loại rau xanh, hoa uqả, đậu nành.
2. Thức ăn loãng như cháo thịt băm nhỏ, cháo cá, cháo trứng, nước cam vắt, nước chanh, sinh tố. Vì những loại thức ăn này dễ nuốt trôi, không làm cho người bệnh sợ ăn.
3. Ta nên dỗ dành, động viên họ và cho ăn nhiều bữa trong một ngày.
4. Tuyệt đối phải cho ăn theo hướng dẫn của bác sĩ.
5. Để chống mất nước cho bệnh nhân tiêu chảy, đặc biệt là trẻ em vẫn phải cho ăn bình thường, đủ chất, ngoài ra cho uống dung dịch ô-rê-dôn, uống nước cháo muối.
-HS nhận xét, bổ sung.
-2 HS đọc.
-HS lắng nghe.
-Tiến hành thực hành nhóm.
-Nhận đồ dùng học tập và thực hành.
-6 nhóm lên trình bày.
-HS lắng nghe, ghi nhớ.
-Tiến hành trò chơi.
-Nhận tình huống và suy nghĩ cách diễn.
-HS trong nhóm tham gia giải quyết tình huống. Sau đó cử đại diện để trình bày trước lớp.
GIÁO VIÊN SOẠN
KHỐI TRƯỞNG DUYỆT
NGUYỄN VĂN TUẤN
NGUYỄN VĂN CHIẾN
File đính kèm:
- khoa hoc 7-8.doc