Khoa học : không khí có những tính chất gì ?
I. Mục tiêu:
- Quan sát và làm thí nghiệm để phát hiện ra một số tính chất của không khí: không màu, mùi, không vị, không có hình dạng nhất định, không khí có thể bị nén lại và giãn ra.
- Nêu được ví dụ về việc ứng dụng 1 số tính chất của không khí trong đời sống : bơm xe, .
II.Chuẩn bị: Hình trang 64, 65/SGK.
6 trang |
Chia sẻ: dangnt0491 | Lượt xem: 1270 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Khoa học 4 tuần 15 đến 19, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16 Thứ tư ngày 16 tháng 12 năm 2009
Khoa học : không khí có những tính chất gì ?
I. Mục tiêu:
- Quan sát và làm thí nghiệm để phát hiện ra một số tính chất của không khí: không màu, mùi, không vị, không có hình dạng nhất định, không khí có thể bị nén lại và giãn ra.
- Nêu được ví dụ về việc ứng dụng 1 số tính chất của không khí trong đời sống : bơm xe, .....
II.Chuẩn bị: Hình trang 64, 65/SGK.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ Bài cũ: Nêu ví dụ chứng tỏ không khí có ở chung quanh ta và không khí có trong chỗ rỗng của mọi vật?
- Lớp không khí bao quanh trái đất được gọi là gì?
2/ Bài mới: Ghi đề
Hoạt động 1: Sử dụng những giác quan để nhận biết không màu, không mùi, không vị của không khí
+ Em có nhìn thấy không khí không? Tại sao? dùng mũi ngửi và dùng lưỡi nếm, hãy nhận thấy không khí có mùi gì? Có vị gì?
+ Đôi lúc em ngửi thấy một hương thơm hay một mùi khó chịu, đó có phải là mùi của không khí không? Cho ví dụ?
- GV kết luận: Không khí trong suốt, không màu, không mùi, không vị
Hoạt động 2: Phát hiện không khí có hình dạng nhất định
+ Cái gì chứa trong quả bóng và làm chúng có hình dạng như vậy?
+ Không khí có hình dạng nhất định không?
+ Em hãy nêu 1 ví dụ cho thấy không khí không có hình dáng nhất định?
- GV kết luận:
Hoạt động 3: Tìm hiểu tính chất bị nén và giãn ra của không khí
+ Hình 2b, hình 2c cho em biết gì?
Hình 2b: Dùng tay ấn thân bơm vào sâu trong vỏ bơm tiêm
Gọi hs đọc mục bạn cần biết
3. Củng cố -dặn dò: Bài sau: Không khí gồm những thành phần nào?
- 2 HS trả lời
- ....không khí trong suốt và không màu
-Không khí không mùi, không vị
... Không phải là mùi của không khí mà là mùi của những chất khác có trong không khí. Ví dụ:
+ Mùi nước hoa hay mùi của rác thải ...
-
Học sinh thổi bóng và thảo luận.
- Không khí chứa trong quả bóng
-.không có hình dạng nhất định mà nó phụ thuộc vào hình dạng của vật chứa nó
- HS quan sát hình 2b, 2c
- Ấn thân bơm vào sâu trong vỏ bơm tiêm không khí sẽ bị nén lại.
- Thả tay không khí sẽ giãn ra
Thứ năm ngày 17 tháng 12 năm 2009
Khoa học : Không khí gồm những thành phần nào ?
I. Mục tiêu:
- Quan sát làm thí nghiệm để biết thành phần chính của không khí : khí ôxy, Nitơ, khí các-bô-nic.
- Nêu được thành phần chính của không khí gồm khí ni-tơ, khí ô xi. Ngoài ra còn có khí các-bô - nic, hơi nước, bụi, vi khuẩn,....
II.Chuẩn bị: Hình trang 66, 67/SGK.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ Bài cũ: Không khí có những tính chất gì?
- Khi nào thì không khí bị nén lại và giãn ra ? Nêu ví dụ?
2/ Bài mới: Ghi đề
Hoạt động 1: Làm thí nghiệm
+ Không khí gồm 2 thành phần chính là ôxy duy trì sự cháy và khí Nitơ không duy trì sự cháy không?
+ Tại sao khi nến tắt, nước lại dâng vào trong cốc? + Vậy phần không khí còn lại có duy trì sự cháy không?
+ Thí nghiệm trên cho em thấy không khí gồm mấy thành phần chính?
Qua thí nghiệm đã phát hiện gì?
Hoạt động 2: Làm thí nghiệm
-Quan sát nước vôi trong cốc rồi mới dùng ống nhỏ thổi vào lọ nước vôi trong nhiều lần
-Không khí có chứa hơi nước, nêu ví dụ chứng tỏ không khí có hơi nước?
- Kể những thành phần khác có trong không khí?
+ Khi đóng cửa phòng học chỉ để 1 lỗ nhỏ cho tia nắng lọt vào phòng, nhìn vào tia nắng đó, các em thấy những gì?
- Không khí gồm có những thành phần nào?
3. Củng cố-dặn dò:
- Chuẩn bị Bài 33, 34: Ôn tập và kiểm
- 2 HS trả lời
- HS làm thí nghiệm, thảo luận
Chứng tỏ sự cháy đã làm mất đi một phần không khí ở trong cốc và nước tràn vào cốc chiếm chỗ phần không khí bị mất đi. Phần không khí mất đi chính là chất khí duy trì sự cháy, chất đó có tên là ôxy
-Tại vì khi cháy đã làm mất đi một phần không khí ở trong cốc ,vì vậy nước tràn vào cốc chiếm chỗ phần không khí đã mất đi . Phần không khí còn lại không duy trì sự cháy,nên nến đã bị tắt
2 thành phần: thành phần duy trì sự cháy, và thành phần không duy trì sự cháy
Thành phần duy trì sự cháy có trong không khí là khí ôxy
Thành phần không duy trì sự cháy có trong không khí là khí Nitơ
- Học sinh quan sát hình vẽ 3a, 3b/ 67
-Nước vôi trong cốc trước khi thổi rất trong , sau khi thổi vào lọ nước vôi thì nước vôi không còn trong mà đã bị vẫn đục , hiện tượng đó là do hơi thở của chúng ta có khí các-bô-níc
Những hôm trời nóng, độ ẩm không khí cao, sàn nhà sẽ
Hãy quan sát hình vẽ 4, 5SGK
-Bụi, khí độc, vi khuẩn, ...
Những hạt bụi lơ lửng trong không khí
Không khí gồm có 2 thành phần chính là ôxy và Nitơ, ngoài ra, còn có chứa khí Cac-bô-nic, hơi nước, bụi và vi khuẩn,
Tuần 17 Thứ tư ngày 23 tháng 12 năm 2009
Khoa học : ÔN TẬP
I. Mục tiêu :
- Ôn tập các kiến thức :
- Tháp dinh dưỡng cân đối .
Một số tính chất của nước và không khí thành phần chính của không khí.
+ Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên
+ Vai trò của nước và không khí trong sinh hoạt, lao động sản xuất và vui chơi giải trí.
II. Đồ dùng dạy học : Phiếu bài tập
III. Hoạt động dạy - học :
1. Bài cũ :
- Bài không khí gồm những thành phần nào?
2. Bài mới : Ghi đề
Hoạt động 1 : HS làm bài tập theo phiếu
- GV thu bài, chấm 5 -7 bài ôn tập
- Nhận xét bài làm của HS
GV ghi vào phiếu các câu hỏi 2, 3 sgk
- GV cho hs xem tranh 2/69 nói về vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên
Hoạt động 2. Triển lãm
HDHS lựa chọn theo chủ đề tranh: sinh hoạt , lao động sản xuất, vui chơi giải trí
Hoạt động 3 : Vẽ tranh cổ động.
* Bảo vệ môi trường nước
* Bảo vệ môi trường không khí
- GV tổ chức cho HS vẽ - HS tiến hành vẽ
3. Củng cố - dặn dò :
- Dặn HS về nhà ôn tập để làm bài kiểm tra HKI.
- 2HS trả lời
-HS làm bài tập ở phiếu học tập hoàn thiện tháp dinh dưỡng cân đối
- HS hoạt động nhóm- Đại diện nhóm trình bày
- Lớp nhận xét
-HS nói được vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên
-HS đem tranh sưu tầm của mình để hoạt động nhóm
-Đại diện nhóm trình bày
-HS tiến hành vẽ
Tuần 18 Thứ hai ngày 4 tháng 1 năm 2010
Khoa học: Không khí cần cho sự cháy
I.Mục tiêu:
- Làm thí nghiệm để chứng tỏ :
+ Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều khí ô xy để duy trì được sự cháy lâu hơn.
+ Muốn sựcháy diễn ra liên tục thì không khí phải được lưu thông.
- Nêu ứng dụng thực tế liên quan đến vai trò của không khí đối với sự cháy.
II.Chuẩn bị: Hình SGK.Giấy Ao đủ cho các nhóm, bút màu
III. Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ Bài cũ:+ Để bảo vệ nguồn nước luôn luôn sạch các em phải làm gì?
+ Ở gia đình và địa phương em đã có ý thức bảo vệ nguồn nước nơi ấy chưa? Tại sao?
2/Bài mới: Ghi đề
Hoạt động 1: Nêu những việc nên và không nên làm để tiết kiệm nước
+ Em hãy nêu những việc nên và không nên làm để tiết kiệm nước?
+ Tại sao chúng ta phải tiết kiệm nước?
+ Ở nhà, nơi trường học em đã biết tiết kiệm nước chưa ? Em đã tiết kiệm nước như thế nào? Vì sao em phải tiết kiệm nước?
Hoạt động 2: Bản thân học sinh cam kết tiết kiệm nước và tuyên truyền cổ động người khác cùng tiết kiệm nước
- Giáo viên giao nhiệm vụ cho nhóm
+ Xây dựng bản cam kết tiết kiệm nước
+ Thảo luận để tìm ý cho nội dung tranh tuyên truyền cổ động mọi người cùng tiết kiệm nước
3/Củng cố-dặn dò
- Bài sau: “Làm thế nào để biết có không khí?” SGK/ 62, 63
- 2 em trả lời
- Học sinh quan sát hình vẽ SGK/ 60, 61
Những việc nên làm để tiết kiệm nước:
+ Hình 1,3,5:
Những việc không nên làm:
+ Hình 2,4,6,7,8: -HS tự trả lời
Vì nước sạch không phải tự nhiên mà có.....
HS trả lời
- Học sinh tham gia vẽ tranh
-Các nhóm mang sản phẩm lên trình bày
-Các nhóm khác bổ sung
Thứ năm ngày 7 tháng 1 năm 2010
Khoa học : không khí cần cho sự sống
I. Mục tiêu:
-Nêu được con người, động vật, thực vật phải có không khí để thở thì mới sống được.
II.Chuẩn bị:
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/Bài cũ:
+ Tại sao chúng ta cần phải tiết kiệm nước?
+ Em đã làm gì để tiết kiệm nước ở nhà trường, ở gia đình và nơi công cộng?
2/Bài mới: Ghi đề
Hoạt động 1: Phát hiện sự tồn tại của không khí và không khí có ở xung quanh mọi vật
Hoạt động 2: Học sinh phát hiện không khí có ở khắp nơi kể cả trong những chỗ rỗng của các vật
+ Các em hãy quan sát và cho biết: trong chai rỗng này không chứa vật gì?
+ Trong những chỗ nhỏ li ti của miếng bọt biển không chứa gì?
+ Tại sao các bọt khí lại nổi lên trong cả 2 thí nghiệm đó?
-Ba TN trên cho em biết điều gì?
Hoạt động 3: Kể ra những ví dụ khác chứng tỏ chung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng bên trong vật đều có không khí
+ Lớp không khí bao quanh trái đất được gọi là gì?
+ Tìm ví dụ chứng tỏ không khí có ở chung quanh ta và không khí có trong những chỗ rỗng của mọi vật?
3. Củng cố- dặn dò
- Bài sau : “Không khí có những tính chất gì?” SGK/ 64, 65
- 2 em trả lời
Học sinh có thể làm các thí nghiệm
HS trình bày
- Học sinh làm thí nghiệm
- Học sinh phát biểu
- Đại diện nhóm lên báo cáo
-Tại vì không khí có ở trong chai rỗng, trong khe hở của bọc biển –hòn gạch
- Chung quanh mọi vật và mọi chỗ trỗng bên trong vật đều có không khí
-gọi là khí quyển
-..khi ta rót nước vào chai,thổi hơi vào bong bóng,
File đính kèm:
- KH4 Tuan 1519.doc