Giáo án Khoa học 4 - Trường tiểu học Vĩnh nguyên 1 - Tuần 20

I. MỤC TIÊU

 Sau bài học, HS biết:

· Phân biệt không khí sạch (trong lành) và không khí bẩn (không khí bị ô nhiễm).

· Nêu những nguyên nhân gây nhiễm bẩn không khí.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

· Hình vẽ trang 78, 79 SGK.

· Sưu tầm các hình vẽ, tranh ảnh về cảnh thể hiện bầu không khí trong sạch, bầu không khí bị ô nhiễm.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

1. Khởi động (1)

2. Kiểm tra bài cũ (4)

· GV gọi 2 HS làm bài tập 3, 4 / 49 VBT Khoa học.

· GV nhận xét, ghi điểm.

3. Bài mới (30)

 

doc6 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 981 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Khoa học 4 - Trường tiểu học Vĩnh nguyên 1 - Tuần 20, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOA HỌC Bài 39 : KHÔNG KHÍ BỊ Ô NHIỄM I. MỤC TIÊU Sau bài học, HS biết: Phân biệt không khí sạch (trong lành) và không khí bẩn (không khí bị ô nhiễm). Nêu những nguyên nhân gây nhiễm bẩn không khí. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Hình vẽ trang 78, 79 SGK. Sưu tầm các hình vẽ, tranh ảnh về cảnh thể hiện bầu không khí trong sạch, bầu không khí bị ô nhiễm. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Khởi động (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (4’) GV gọi 2 HS làm bài tập 3, 4 / 49 VBT Khoa học. GV nhận xét, ghi điểm. 3. Bài mới (30’) Hoạt động dạy Hoạt động học Hoạt động 1 : TÌM HIỂU VỀ KHÔNG KHÍ Ô NHIỄM VÀ KHÔGN KHÍ SẠCH Mục tiêu : Phân biệt không khí sạch (trong lành) và không khí bẩn (không khí bị ô nhiễm). Cách tiến hành : Bước 1 : - GV yêu cầu HS lần lượt quan sát các hình trang 78, 79 SGK và chỉ ra hình nào thể hiện bầu không khí trong sạch? Hình nào thể hiện bầu không khí bị ô nhiễm? - Làm việc theo cặp. Bước 2 : - GV gọi một số HS trình bày kết quả làm việc theo cặp. - Một số HS trình bày kết quả làm việc theo cặp. - GV yêu cầu HS nhắc lại một số tính chất của không khí, từ đó rút ra nhận xét, phân biệt không khí sạch và không khí bẩn. - HS nhắc lại một số tính chất của không khí. Kết luận: Như kết luận hoạt động 1 trong SGV trang 143 Hoạt động 2 : THẢO LUẬN VỀ NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ Mục tiêu: Nêu những nguyên nhân gây nhiễm bẩn bầu không khí. Cách tiến hành : GV yêu cầu HS liên hệ thực tế và phát biểu: - Nguyên nhân làm không khí bị ô nhiễm nói chung và nguyên nhân làm không khí ở địa phương bị ô nhiễm nói riêng? - Do khí thải của các nhà máy ; khói, khí độc, bụi do các phương tiện ô tô thải ra ; khí độc vi khuẩn,do các rác thải sinh ra. Kết luận: Nguyên nhân làm không khí bị ô nhiễm: - Do bụi: Bụi tự nhiên, bụi núi lửa sinh ra, bụi do hoạt động của con người (bụi nhà máy, xe cộ, bụi phóng xạ, bụi than, xi măng, ) - Do khí độc: Sự lên men thối của các xác sinh vật, rác thải, sự cháy của than đá, dầu mỏ, khói tàu xe, nhà máy, khói thuốc lá, chất độc hóa học. Hoạt động cuối: Củng cố dặn dò -Yêu cầu HS mở SGK đọc phần Bạn cần biết. - 1 HS đọc. - GV nhận xét tiết học. - Về nhà đọc lại phần Bạn cần biết, làm bài tập ở VBT và chuẩn bị bài mới. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY : KHOA HỌC Bài 40 : BẢO VỆ BẦU KHÔNG KHÍ TRONG SẠCH I. MỤC TIÊU Sau bài học, HS biết: Nêu những việc nên và không nên làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch. Cam kết bảo vệ bầu không khí trong sạch. Vẽ tranh cổ động tuyên truyền bảo vệ bầu không khí trong sạch. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Hình vẽ trang 80, 81 SGK. Sưu tầâm các tư liệu, hình vẽ, tranh ảnh vềà các hoạt động bảo vệ môi trường không khí. Giấy A0 đủ cho cả nhóm, bút màu đủ cho mỗi HS. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Khởi động (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (4’) GV gọi 2 HS làm bài tập 2 / 50 VBT Khoa học. GV nhận xét, ghi điểm. 3. Bài mới (30’) Hoạt động dạy Hoạt động học Hoạt động 1 : TÌM HIỂU NHỮNG BIỆN PHÁP BẢO VỆ BẦU KHÔNG KHÍ TRONG SẠCH Mục tiêu : Nêu những việc nên và không nên làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch. Cách tiến hành : Bước 1: - GV yêu cầu HS quan sát các hình trang 80, 81 SGK và trả lời câu hỏi. - HS quan sát các hình trang 80, 81 SGK và trả lời câu hỏi. - GV yêu cầu 2 HS quay lại với nhau, chỉ vào từng hình và nêu những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ bầu không khí. - 2 HS quay lại với nhau, chỉ vào từng hình và nêu những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ bầu không khí. Bước 2 : - GV gọi một số HS trình bày. - Một số HS trình bày kết quả làm việc theo cặp Kết luận: Chống ô nhiễm không khí bằng cách : - Thu gom và xử lí rác, phân hợp lí. - Giảm lượng khí thải độc hại của xe có động cơ chạy bằng xăng, dầu của nhà máy, giảm khói đun bếp. - Bảo vệ rừng và trồng nhiều cây xanh để giúp cho bầu không khí trong lành. Hoạt động 2 : VẼ TRANH CỔ ĐỘNG BẢO VỆ BẦU KHÔNG KHÍ TRONG LÀNH Mục tiêu: Bản thân HS cam kết bảo vệ bầu không khí trong sạch và tuyên truyền, cổ động người khác cùng bảo vệ bầu không khí trong sạch. Cách tiến hành : Bước 1: - GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm: + Xây dựng bản cam kết bảo vệ bầu không khí trong sạch. + Thảo luận để tìm ý cho nội dung tranh tuyên truyền cổ động mọi người cùng bảo vệ bầu không khí trong sạch. + Phân công từng thành viên của nhóm vẽ hoặc viết từng phần của bức tranh. - Nghe GV nêu nhiệm vụ. Bước 2 : - Yêu cầu các nhóm thực hành, GV đi tới các nhóm kiểm tra và giúp đỡ những nhóm gặp khó khăn. - Các nhóm thực hành .Nhóm trưởng điều khiển các bạn làm việc như GV đã hướng dẫn. Bước 3 : - GV gọi các nhóm trình bày. - Đại diện các nhóm treo sản phẩm của nhóm mình và phát biểu cam kết của nhóm về việc thực hiện bảo vệ bầu không khí trong sạch và nêu ý tưởng của bức tranh cổ động do nhóm vẽ - GV đánh giá nhận xét. Hoạt động cuối: Củng cố dặn dò -Yêu cầu HS mở SGK đọc phần Bạn cần biết. - 1 HS đọc. - GV nhận xét tiết học. - Về nhà đọc lại phần Bạn cần biết, làm bài tập ở VBT và chuẩn bị bài mới. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :

File đính kèm:

  • docKH TUAN 20.doc
Giáo án liên quan